Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập bộ bài tập Cực trị có tham số Toán lớp 12, tài liệu bao gồm 5 trang, tuyển chọn 10 bài tập Cực trị có tham số đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài giảng Toán học 12 Bài 2: Cực trị của hàm số
CỰC TRỊ CÓ THAM SỐ
I. Phương pháp giải
Điều kiện cần để hàm số có cực trị.
Giả sử hàm số f đạt cực trị tại điểm \[{x_0}\].
Khi đó, nếu f có đạo hàm tại \[{x_0}\] thì \[f'\left( {{x_0}} \right) = 0\].
Điều kiện đủ để hàm số có cực trị: có hai dấu hiệu:
- Cho \[y = f\left( x \right)\] liên tục trên khoảng (a;b) chứa \[{x_0}\], có đạo hàm trên các khoảng \[\left( {a;{x_0}} \right)\] và \[\left( {{x_0};b} \right)\]:
Nếu \[f'\left( x \right)\] đổi dấu từ âm sang dương thì f đạt cực tiểu tại \[{x_0}\]
Nếu \[f'\left( x \right)\] đổi dấu từ dương sang âm thì f đạt cực đại tại \[{x_0}\].
- Cho \[y = f\left( x \right)\] có đạo hàm cấp hai trên khoảng (a;b) chứa \[{x_0}\]:
Nếu \[f'\left( {{x_0}} \right) = 0\] và \[f''\left( {{x_0}} \right) > 0\] thì f đạt cực tiểu tại \[{x_0}\]
Nếu \[f'\left( {{x_0}} \right) = 0\] và \[f''\left( {{x_0}} \right) < 0\] thì f đạt cực đại tại \[{x_0}\]
Chú ý:
1) Hàm số f có thể đạt cực đại hoặc cực tiểu tại nhiều điểm trên tập hợp D, nhưng không đạt tại các biên.
2) Tung độ cực trị \[y = f\left( x \right)\] tại \[x = {x_0}\] có 3 hướn tính:
Hàm số bất kỳ: dùng phép thế \[{y_0} = f\left( {{x_0}} \right)\]
Hàm đa thức: chia đạo hàm \[y = q\left( x \right).y' + r\left( x \right) \Rightarrow {y_0} = r\left( {{x_0}} \right)\]
Hàm hữu tỉ: đạo hàm riêng tử, riêng mẫu
\[y = f\left( x \right) = \frac{{u\left( x \right)}}{{v\left( x \right)}}\] thì \[{y_0} = \frac{{u\left( {{x_0}} \right)}}{{v\left( {{x_0}} \right)}} = \frac{{u'\left( {{x_0}} \right)}}{{v'\left( {{x_0}} \right)}}\]
Đặc biệt: Với hàm bậc 3 có CĐ, CT và nếu \[y = f\left( x \right) = q\left( x \right).y' + r\left( x \right)\] thì phương trình đường thẳng qua CĐ, CT là \[y = r\left( x \right)\].
II. Ví dụ minh họa
Bài toán 1. Tìm m để hàm số:
\[y = - \left( {{m^2} + 5m} \right){x^3} + 6m{x^2} + 6x - 5\] đạt cực đại tại \[x = 1\].
Giải
\[D = \mathbb{R}\]. Ta có \[y' = - 3\left( {{m^2} + 5m} \right){x^2} + 12mx + 6\]
Nếu hàm số đạt cực đại tại \[x = 1\] thì \[y'\left( 1 \right) = 0\]
\[ - 3{m^2} - 3m + 6 = 0 \Leftrightarrow m = 1\] hoặc \[m = - 2\].
Ta có \[y'' = - 6\left( {{m^2} + 5m} \right)x + 12m\]
Thử lại:
Với \[m = 1\] thì \[y'' = - 36x + 12\] nên \[y''\left( 1 \right) = - 24 < 0\], hàm số đạt cực đại tại \[x = 1\].
Với \[m = - 2\] thì \[y'' = 36x - 24\] nên \[y''\left( 1 \right) = 12 > 0\], hàm số đạt cực tiểu tại \[x = 1\] (loại).
Vậy với \[m = 1\] thì hàm số đạt cực đại tại \[x = 1\].
Bài toán 2. Tìm m để hàm số: \[y = \frac{{{x^2} + \left( {1 - m} \right)x - 2}}{{x + m}}\] đạt cực tiểu tại \[x = 0\].
Giải
\[D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { - m} \right\}\]. Ta có \[y' = \frac{{{x^2} + 2mx - {m^2} + m + 2}}{{{{\left( {x + m} \right)}^2}}}\]
Nếu hàm số đạt cực tiểu tại \[x = 0\] thì
\[y'\left( 0 \right) = 0 \Rightarrow - {m^2} + m + 2 = 0 \Rightarrow m = - 1\] hoặc \[m = 2\].
Thử lại:
Với \[m = - 1\] thì \[y = \frac{{{x^2} + 2x - 2}}{{x - 1}} = x + 3 + \frac{1}{{x - 1}} \Rightarrow y' = 1 - \frac{1}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}\]
Do đó \[y'' = \frac{2}{{{{\left( {x - 1} \right)}^3}}} \Rightarrow y''\left( 0 \right) = - 2 < 0 \Rightarrow x = 0\] là điểm cực đại của hàm số: loại.
Với \[m = 2\] thì \[y = \frac{{{x^2} - x - 2}}{{x + 2}} = x - 3 + \frac{4}{{x + 2}} \Rightarrow y' = 1 - \frac{4}{{{{\left( {x + 2} \right)}^2}}}\]
Do đó \[y'' = \frac{8}{{{{\left( {x + 2} \right)}^3}}} \Rightarrow y''\left( 0 \right) = 1 > 0\] nên \[x = 0\] là điểm cực tiểu của hàm số. Vậy giá trị cần tìm \[m = 2\].
Bài toán 3. Tìm hàm số \[f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\] sao cho hàm số f đạt cực tiểu tại điểm \[x = 0,f\left( 0 \right) = 0\] và đạt cực đại tại điểm \[x = 1,f\left( 1 \right) = 1\].
Giải
Ta có \[f'\left( x \right) = 3a{x^2} + 2bx + c\]. Vì \[f\left( 0 \right) = 0\] nên \[d = 0\]. Hàm số đạt cực tiểu tại điểm \[x = 0\] nên \[f'\left( 0 \right) = 0\] do đó \[c = 0\].
Vì \[f\left( 1 \right) = 1\] nên \[a + b = 1\]. Hàm số đạt cực đại tại điểm \[x = 1\] nên \[f'\left( 1 \right) = 0\] do đó \[3a + 2b = 0\].
Ta có hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}a + b = 1\\3a + 2b = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = - 2\\b = 3\end{array} \right.\]
Thử lại:
\[f\left( x \right) = - 2{x^3} + 3{x^2},f'\left( x \right) = - 6{x^2} + 6x,f''\left( x \right) = - 12x + 6\]
\[f''\left( 0 \right) = 6 > 0\]. Hàm số đạt cực tiểu tại điểm \[x = 0\]: thỏa mãn.
\[f''\left( 1 \right) = - 6 < 0\]. Hàm số đạt cực đại tại điểm \[x = 1\]: thỏa mãn.
Bài toán 4. Tìm các số thực p và q sao cho hàm số \[f\left( x \right) = x + p + \frac{q}{{x + 1}}\] đạt cực đại tại điểm \[\left( { - 2; - 2} \right)\].
Giải
Ta có \[f'\left( x \right) = 1 - \frac{q}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}},\] với mọi \[x \ne - 1\].
Nếu \[q \le 0\] thì \[f'\left( x \right) > 0\] với mọi \[x \ne - 1\]. Hàm số không có cực đại, cực tiểu: loại.
Nếu \[q > 0\] thì phương trình: \[f'\left( x \right) = \frac{{{x^2} + 2x + 1 - q}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} = 0\] có hai nghiệm phân biệt \[{x_1} = - 1 - \sqrt q \] và \[{x_2} = - 1 + \sqrt q \].
BBT:
Hàm số đạt cực đại tại điểm \[\left( {2; - 2} \right)\] khi và chỉ khi
\[\left\{ \begin{array}{l} - 1 - \sqrt q = - 2\\f\left( { - 2} \right) = - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\sqrt q = 1\\p = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}q = 1\\p = 1\end{array} \right.\].
Bài toán 5. Tìm a để đồ thị hàm số \[y = \frac{1}{3}{x^2} + \frac{1}{2}a{x^2} + x + 7\] có 2 cực trị và hoành độ 2 điểm cực trị của hàm số đó thỏa mãn \[\frac{{x_1^2}}{{x_2^2}} + \frac{{x_2^2}}{{x_1^2}} > 7\].
Giải
\[D = \mathbb{R}\]. Ta có \[y' = {x^2} + ax + 1\]
Vì \[y'\] là hàm số bậc hai nên hàm số có 2 cực trị khi và chỉ khi \[y'\left( x \right) = 0\] có hai nghiệm phân biệt \[ \Leftrightarrow \Delta > 0 \Leftrightarrow {a^2} - 4 > 0 \Leftrightarrow a < - 2\] hoặc \[a > 2\].
Gọi \[{x_1}\] và \[{x_2}\] là hai nghiệm của \[y'\left( x \right) = 0\] thì \[S = {x_1} + {x_2} = - a,P = {x_1}{x_2} = 1\].
Ta có: \[\frac{{x_1^2}}{{x_2^2}} + \frac{{x_2^2}}{{x_1^2}} > 7 \Leftrightarrow {\left( {\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}} + \frac{{{x_2}}}{{{x_1}}}} \right)^2} - 2 > 7 \Leftrightarrow {\left( {\frac{{x_1^2 + x_2^2}}{{{x_1}{x_2}}}} \right)^2} > 9\]
\[ \Leftrightarrow \left( {\frac{{{S^2} - 2{P^2}}}{P}} \right) > 9 \Leftrightarrow {\left( {{a^2} - 2} \right)^2} > 9 \Leftrightarrow {a^2} > 5\]
Chọn giá trị \[a < - \sqrt 5 \] hoặc \[a > \sqrt 5 \].
Bài toán 6. Tìm m để hàm số: \[y = \frac{{{x^2} + 2mx + 1 - 3{m^2}}}{{x - m}}\] có hai điểm cực trị nằm về hai phía của trục Oy.
Giải
Điều kiện \[x \ne m\]. Ta có \[y' = \frac{{{x^2} - 2mx + {m^2} - 1}}{{{{\left( {x - m} \right)}^2}}}\]
Đồ thị có 2 cực trị ở 2 phía của trục tung
\[ \Leftrightarrow y' = 0\] có 2 nghiệm \[{x_1},{x_2} \ne m\] và \[{x_1}{x_2} < 0\]
\[ \Leftrightarrow {m^2} - 1 < 0 \Leftrightarrow - 1 < m < 1\].
Bài toán 7. Tìm m để hàm số: \[y = \frac{{m{x^2} + \left( {2 - 4m} \right)x + 4m + 1}}{{x - 1}}\] có 2 cực trị và hai giá trị cực trị trái dấu.
Giải
Điều kiện: \[x \ne 1\].
Ta có \[y' = \frac{{m{x^2} - 2mx - 3}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}\], đặt \[g\left( x \right) = m{x^2} - 2mx - 3\].
Đồ thị có 2 cực trị \[ \Leftrightarrow m \ne 0,\Delta ' > 0,g\left( x \right) \ne 0 \Leftrightarrow m < - 3\] hoặc \[m > 0\].
Ta có \[{x_1} + {x_2} = 2,{x_1}{x_2} = - \frac{3}{m}\] nên
\[ \Leftrightarrow \left( {2m{x_1} + 2 - 4m} \right)\left( {2m{x_2} + 2 - 4m} \right) < 0\]
\[ \Leftrightarrow 4{m^2}{x_1}{x_2} + 2m\left( {2 - 4m} \right)\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + {\left( {2 - 4m} \right)^2} < 0\]
\[ \Leftrightarrow - 12m + 2m\left( {2 - 4m} \right) + {\left( {2 - 4m} \right)^2} < 0 \Leftrightarrow 4 - 20m < 0 \Leftrightarrow m > \frac{1}{5}\].
Bài toán 8. Tìm m để đồ thị \[y = \frac{{{x^2} + 2\left( {m + 1} \right)x + {m^2} + 4m}}{{x + 2}}\] có cực đại và cực tiểu, đồng thời các điểm cực trị cùng với gốc tọa độ tạo thành tam giác vuông tại O.
Giải
Điều kiện \[x \ne - 2\], \[y' = \frac{{{x^2} + 4x + 4 - {m^2}}}{{{{\left( {x + 2} \right)}^2}}}\]
\[y' = 0 \Leftrightarrow {\left( {x + 2} \right)^2} = {m^2} \Leftrightarrow x = - 2 \pm m\]
Hàm số có 2 cực trị khi \[m \ne 0\] là: \[A\left( { - 2 - m; - 2} \right),B\left( { - 2 + m;4m - 2} \right)\]
Tam giác OAB vuông tại O \[ \Leftrightarrow \overrightarrow {OA} .\overrightarrow {OB} = 0\]
\[ \Leftrightarrow \left( { - m - 2} \right)\left( {m - 2} \right) + \left( { - 2} \right)\left( {4m - 2} \right) = 0 \Leftrightarrow - {m^2} - 8m + 8 = 0\]
\[ \Leftrightarrow m = - 4 \pm 2\sqrt 6 \] (thỏa mãn)
Bài toán 9. Tìm m để đồ thị hàm số: \[y = {x^3} - 3{x^2} + mx + 1\] có cực đại, cực tiểu và hai điểm đó cách đều đường thẳng \[d:y = - 2x\].
Giải
\[D = \mathbb{R}\]. Ta có \[y' = 3{x^2} - 6x + m\].
Điều kiện có CĐ và CT là \[\Delta ' = 9 - 3m > 0 \Leftrightarrow m < 3\].
Ta có \[y = \left( {\frac{1}{3}x - \frac{1}{3}} \right)y' + 2\left( {\frac{1}{3}m - 1} \right)x + \frac{1}{3}m + 1\] nên đường thẳng qua 2 điểm CĐ, CT là \[d':y = 2\left( {\frac{1}{3}m - 1} \right)x + \frac{1}{3}m + 1\].
Điều kiện CĐ, CT cách đều \[d:y = - 2x\] là \[d'\] hoặc song song với d hoặc d đi qua trung điểm \[I\left( {1;m - 1} \right)\] của đoạn nối CĐ, CT.
\[2\left( {\frac{1}{3}m - 1} \right) = - 2,\frac{1}{3}m + 1 \ne 0\] hoặc \[m - 1 = - 2.1 \Leftrightarrow m = 0\] hoặc \[m = - 1\] (chọn).
Bài toán 10. Viết phương trình đường thẳng đi qua điểm cực đại, cực tiểu của đồ thị:
\[y = {x^3} + 3m{x^2} + 3\left( {{m^2} - 1} \right)x + {m^3} - 3m\].
Giải
Tập xác định \[D = \mathbb{R}\].
\[y' = 3{x^2} + 6mx + 3\left( {{m^2} - 1} \right),\Delta ' = 1 > 0,\forall x\] nên đồ thị luôn luôn có CĐ và CT với hoành độ \[{x_1},{x_2}\].
Lấy \[y\left( x \right)\] chia cho \[y'\left( x \right)\] ta có: \[y\left( x \right) = \left( {\frac{1}{3}x + \frac{m}{3}} \right)y'\left( x \right) - 2\left( {x + m} \right)\].
Do đó: \[{y_1} = y\left( {{x_1}} \right) = \left( {\frac{1}{3}{x_1} + \frac{m}{3}} \right)y'\left( {{x_1}} \right) - 2\left( {{x_1} + m} \right) = - 2\left( {{x_1} + m} \right)\]
và \[{y_2} = y\left( {{x_2}} \right) = \left( {\frac{1}{3}{x_2} + \frac{m}{3}} \right)y'\left( {{x_2}} \right) - 2\left( {{x_2} + m} \right) = - 2\left( {{x_2} + m} \right)\]
nên đường thẳng qua CĐ, CT là \[y = - 2\left( {x + m} \right)\].