Với giải Bài 3 trang 98 Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 15: Dẫn xuất halogen giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 15: Dẫn xuất halogen
Bài 3 trang 98 Hóa học 11:CFC là hợp chất khó cháy, không độc và trơ về mặt hoá học. Trước đây CFC chủ yếu được sử dụng trong công nghiệp nhiệt lạnh. CFC không gây hại ở điều kiện thường, nhưng trên khí quyển của Trái Đất, chúng tồn tại trong khoảng 100 năm và khuếch tán lên tầng bình lưu. Dưới tác dụng của tia UV từ Mặt Trời, liên kết C – Cl của CFC bị phá vỡ, tạo ra gốc Cl tự do. Theo ước tính, mỗi năm gốc Cl tự do phá huỷ 1 triệu phân tử ozone. Việc không sử dụng CFC đã giúp lỗ hổng tầng ozone được thu hẹp. Ngày nay người ta đã sử dụng hợp chất nào để thay thế CFC trong công nghiệp làm lạnh để tránh việc phá huỷ tầng ozone?
Lời giải:
Ngày nay các dẫn xuất halogen chứa chlorine (CFC) được thay thế bằng các dẫn xuất hydrofluorocarbon (HFC) và hydrofluoroether (HFE) để tránh việc phá huỷ tầng ozone.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Tên gốc – chức của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3Cl là
A. methyl chloride.
B. phenyl chloride.
C. ethyl chloride.
D. propyl chloride.
Đáp án đúng là: A
CH3Cl: methyl chloride.
Câu 2. Tên gọi thông thường của dẫn xuất halogen có công thức CHCl3 là
A. methyl chloride.
B. trichloromethane.
C. chloroform.
D. propyl chloride.
Đáp án đúng là: C
CHCl3: chloroform.
Câu 3. Cho các dẫn xuất halogen mạch không nhánh sau: (1) CH3Cl; (2) C2H5Cl; (3) C3H7Cl; (4) C4H9Cl. Thứ tự tăng dần của nhiệt độ sôi là
A. (1) < (2) < (3) < (4).
B. (1) < (4) < (2) < (3).
C. (4) < (3) < (2) < (1).
D. (4) < (2) < (1) < (3).
Đáp án đúng là: A
Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất (1) CH3Cl; (2) C2H5Cl; (3) C3H7Cl; (4) C4H9Cl tăng theo chiều tăng của phân tử khối.
Vậy thứ tự tăng dần của nhiệt độ sôi là: (1) < (2) < (3) < (4).
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: