Cho sơ đồ biến đổi của 1 – chloropropane như sau: CH3CH=CH2 <- CH3CH2CH2Cl -> CH3CH2CH2OH

2 K

Với giải Bài 2 trang 98 Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 15: Dẫn xuất halogen giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 15: Dẫn xuất halogen

Bài 2 trang 98 Hóa học 11: Cho sơ đồ biến đổi của 1 – chloropropane như sau:

CH3CH=CH2 (1) CH3CH2CH2Cl (2) CH3CH2CH2OH

a) Gọi tên loại phản ứng (1), (2) và hoàn thành các phương trình hoá học.

b) Thực hiện 2 phản ứng theo sơ đồ trên khi thay hợp chất CH3CH2CH2Cl bằng 2 – bromobutane. Xác định sản phẩm hữu cơ chính (nếu có) trong các phản ứng.

Lời giải:

a) Phản ứng (1): phản ứng tách hydrogen halide

CH3CH2CH2Cl +KOH,ethanol,t° CH3CH=CH2 + HCl

Phản ứng (2): phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm OH

CH3CH2CH2Cl + NaOH → CH3CH2CH2OH + NaCl

b)

Cho sơ đồ biến đổi của 1 – chloropropane như sau

CH3 – CHBr – CH2 – CH3 + NaOH → CH3 – CH(OH) – CH2 – CH3 + NaBr.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Tên gốc – chức của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3Cl là

A. methyl chloride.

B. phenyl chloride.

C. ethyl chloride.

D. propyl chloride.

Đáp án đúng là: A

CH3Cl: methyl chloride.

Câu 2. Tên gọi thông thường của dẫn xuất halogen có công thức CHCl3 là

A. methyl chloride.

B. trichloromethane.

C. chloroform.

D. propyl chloride.

Đáp án đúng là: C

CHCl3chloroform.

Câu 3. Cho các dẫn xuất halogen mạch không nhánh sau: (1) CH3Cl; (2) C2H5Cl; (3) C3H7Cl; (4) C4H9Cl. Thứ tự tăng dần của nhiệt độ sôi là

A. (1) < (2) < (3) < (4).

B. (1) < (4) < (2) < (3).

C. (4) < (3) < (2) < (1).

D. (4) < (2) < (1) < (3).

Đáp án đúng là: A

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất (1) CH3Cl; (2) C2H5Cl; (3) C3H7Cl; (4) C4H9Cl tăng theo chiều tăng của phân tử khối.

Vậy thứ tự tăng dần của nhiệt độ sôi là: (1) < (2) < (3) < (4).

Đánh giá

0

0 đánh giá