Với giải Hoạt động 2 trang 98 Toán lớp 8 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Tứ giác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 2: Tứ giác
Hoạt động 2 trang 98 Toán 8 Tập 1: Quan sát các hình 14a, 14b và nêu nhận xét về vị trí của mỗi tứ giác so với đường thẳng chứa một cạnh bất kì của tứ giác đó.
Lời giải:
Tứ giác ABCD luôn nằm về một phía của đường thẳng chứa một cạnh bất kì của tứ giác đó.
Tứ giác MNPQ không nằm về một phía của đường thẳng chứa cạnh NP hoặc cạnh PQ của tứ giác.
Lý thuyết Tứ giác
Nhận biết tứ giác
Trong tứ giác ABCD:
- Hai cạnh kề nhau (chẳng hạn: AB, BC) không cùng thuộc một đường thẳng;
- Không có ba đỉnh nào thẳng hàng;
- Có thể đọc tên góc theo tên đỉnh, chẳng hạn, góc ABC còn gọi là góc B và góc đó còn gọi là góc trong của tứ giác.
Nhận xét:
Tứ giác có 4 cạnh, 2 đường chéo, 4 đỉnh và 4 góc.
Ví dụ: Kể ra các cạnh, đường chéo, đỉnh và góc trong hình vẽ.
Hướng dẫn giải
Tứ giác ABCD có:
- Các cạnh: AB, BC, CD, DA;
- Các cặp cạnh đối: AB và CD, BC và DA;
- Các đường chéo: AC, BD;
- Các đỉnh: A, B, C, D;
- Các góc: ;
- Các cặp góc đối: và ; và .
Nhận biết tứ giác lồi
Định nghĩa: Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm về một phía của đường thẳng chứa một cạnh bất kì của tứ giác đó.
Ví dụ: Cho hai hình vẽ, tứ giác nào là tứ giác lồi? Đọc tên các cạnh, các đỉnh, các góc của tứ giác đó.
Hướng dẫn giải
Tứ giác GHIK luôn nằm về một phía của đường thẳng chứa một cạnh bất kì của tứ giác đó nên tứ giác GHIK là tứ giác lồi.
Tứ giác GHIK có:
• Các cạnh là: GH, HI, IK, KG;
• Các đỉnh là: G, H, I, K;
• Các góc là: .
Quy ước: Từ nay về sau, khi nói về tứ giác mà không có ghi chú gì thêm thì ta hiểu đó là tứ giác lồi.
Xem thêm các lời giải bài tập Toán lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Luyện tập trang 100 Toán 8 Tập 1: Tìm x trong Hình 18.....
Bài 2 trang 100 Toán 8 Tập 1: a) Tứ giác ABCD có > thì bằng bao nhiêu độ?...
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: