Cân bằng chuyển dịch theo chiều nào (có giải thích) khi: tăng nhiệt độ; tách ammonia ra khỏi hỗn hợp phản ứng; giảm thể tích của hệ phản ứng

637

Với giải Bài 4 trang 29 Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 4: Ammonia và một số hợp chất ammonium giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 4: Ammonia và một số hợp chất ammonium

Bài 4 trang 29 Hóa học 11: Cho cân bằng hoá học:

N2(g) + 3H2(g) ⇌ 2NH3(g)    rH2980=-92kJ

Cân bằng chuyển dịch theo chiều nào (có giải thích) khi:

a) tăng nhiệt độ.

b) tách ammonia ra khỏi hỗn hợp phản ứng.

c) giảm thể tích của hệ phản ứng.

Lời giải:

N2(g) + 3H2(g) ⇌ 2NH3(g)    rH2980=-92kJ

a) Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt, tức chiều nghịch.

b) Khi tách ammonia ra khỏi hỗn hợp phản ứng cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng ammonia, tức chiều thuận.

c) Khi giảm thể tích của hệ phản ứng tức tăng áp suất cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol khí, tức chiều thuận.

Bài tập vận dụng:

Câu 1: Nhận định nào sau đây về phân tử ammonia không đúng?

A. Phân cực mạnh.

B. Có một cặp electron không liên kết.

C. Có độ bền nhiệt rất cao.

D. Có khả năng nhận proton.

Đáp án đúng là: C

Nhận định về phân tử ammonia không đúng là có độ bền nhiệt rất cao. Do có năng lượng liên kết nhỏ nên phân tử ammonia có độ bền nhiệt rất thấp.

Câu 2: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào NH3 thể hiện tính base?

A. 8NH3 + 3Cl2  6NH4Cl + N2.

B. 4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O.

C. 2NH3 + 3CuO  3Cu + N2 + 3H2O.

D. NH3 + CO2 + H2NH4HCO3.

Đáp án đúng là: D

N3H3+CO2+H2ON3H4HCO3

Câu 3: Phản ứng nhiệt phân nào dưới đây không đúng?

A. NH4Cl toNH3 + HCl.

B. NH4HCO3 to NH3 + H2O + CO2.

C. NH4NO3 to NH3 + HNO3.

D. NH4NO2 to N2 + 2H2O.

Đáp án đúng là: C

NH4NO3 to N2O + 2H2O.

Đánh giá

0

0 đánh giá