Ngoài tác dụng làm trong nước, dung dịch phèn chua còn có khả năng làm sạch gỉ sét trên inox

4.7 K

Với giải Vận dụng trang 19 Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước

Vận dụng trang 19 Hóa học 11: Ngoài tác dụng làm trong nước, dung dịch phèn chua còn có khả năng làm sạch gỉ sét trên inox. Giải thích.

Ngoài tác dụng làm trong nước, dung dịch phèn chua còn có khả năng làm sạch gỉ sét

Lời giải:

Phèn chua hay phèn nhôm – kali có công thức: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Khi hoà tan phèn chua trong nước phân li ra ion Al3+:

K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O → 2K+ + 2Al3+ + 4SO42- + 24H2O.

Ion Al3+ dễ bị thuỷ phân trong nước tạo thành Al(OH)3 không tan ở dạng keo kéo theo các chất bẩn lơ lửng trong nước lắng xuống và cho môi trường acid:

Al3+ + 3H2O  Al(OH)3↓ + 3H+

 H+ sinh ra phản ứng với với gỉ sét trên inox, làm sạch inox.

Lý thuyết Ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+, CO32-

a. Tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+

- Ion Al3+, Fe3+, dễ bị phân hủy trong nước tạo thành base không tan và cho môi trường acid.

b. Tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion CO32-

CO32- +H2O ⇌ HCO3- + HO-

- Ion CO32- bị phân hủy cho môi trường base

Đánh giá

0

0 đánh giá