Thực hành 1 trang 24 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải bài tập Toán lớp 8

422

Với giải Thực hành 1 trang 24 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 4: Phân tích đa thức thành nhân tử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 4: Phân tích đa thức thành nhân tử

Thực hành 1 trang 24 Toán 8 Tập 1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) P = 6x – 2x3;

b) Q = 5x3 – 15x2y;

c) R = 3x3y3 – 6xy3z + xy.

Lời giải:

a) P = 6x – 2x3

       = 2x.3 – 2x.x2

       = 2x(3 – x2).

b) Q = 5x3 – 15x2y

       = 5x2.x – 5x2.3y

       = 5x2(x – 3y).

c) R = 3x3y3 – 6xy3z + xy

       = xy.3x2y2 – xy.6y2z + xy.1

       = xy(3x2y2 – 6y2z + 1).

Lý thuyết Phương pháp đặt nhân tử chung

Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đã cho thành một tích của những đa thức. Mỗi đa thức này gọi là một nhân tử của đa thức đã cho.

Ví dụ 1. Phân tích đa thức A = 2x2y + 6xy2 + 24xy thành nhân tử.

Hướng dẫn giải.

A = 2x2y + 6xy2 + 24xy

= 2xy . x + 2xy . 3y + 2xy . 12

= 2xy(x + 3y + 12).

Ở Ví dụ 1, ta gọi đơn thức 2xy là nhân tử chung của các hạng tử của A, ta viết được A thành tích của 2xy với một đa thức. Cách làm như vậy gọi là phân tích đa thức A thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung.

Phương pháp đặt nhân tử chung

• Khi tất cả các số hạng của đa thức có một thừa số chung, ta sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng đưa thừa số chung đó ra ngoài dấu ngoặc () để làm nhân tử chung.

• Các số hạng bên trong dấu () có được bằng cách lấy số hạng của đa thức chia cho

nhân tử chung.

Đánh giá

0

0 đánh giá