Hoạt động khám phá 1 trang 7 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải bài tập Toán lớp 11

516

Với giải Hoạt động khám phá 1 trang 7 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Góc lượng giác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 11 Bài 1: Góc lượng giác

Hoạt động khám phá 1 trang 7 Toán 11 Tập 1Một chiếc bánh lái tàu có thể quay theo cả hai chiều. Trong Hình 1 và Hình 2, lúc đầu thanh OM ở vị trí OA.

a) Khi quay bánh lái ngược chiều kim đồng hồ (Hình 1), cứ mỗi giây, bánh lái quay một góc 60°. Bảng dưới dây cho ta góc quay α của thanh OM sau t giây kể từ lúc bắt đầu quay. Thay dấu ? bằng số đo thích hợp.

Thời gian t (giây)

1

2

3

4

5

6

Góc quay α

60°

120°

?

?

?

?

Hoạt động khám phá 1 trang 7 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

b) Nếu bánh lái được quay theo chiều ngược lại, nghĩa là quay cùng chiều kim đồng hồ (Hình 2) với cùng tốc độ như trên, người ta ghi – 60° để chỉ góc mà thanh OM quay được sau mỗi giây. Bảng dưới đây cho ta góc quay α của thanh OM sau t giây kể từ lúc bắt đầu quay. Thay dấu ? bằng số đo thích hợp.

Thời gian t (giây)

1

2

3

4

5

6

Góc quay α

– 60°

– 120°

?

?

?

?

Hoạt động khám phá 1 trang 7 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

Lời giải:

a) Vì cứ mỗi giây, bánh lái quay một góc 60° nên tương ứng ta có:

Với t = 1 (giây) thì α = 60°;

Với t = 2 (giây) thì α = 2.60° = 120°;

Với t = 3 (giây) thì α = 3.60° = 180°;

Với t = 4 (giây) thì α = 4.60° = 240°;

Với t = 5 (giây) thì α = 5.60° = 300°;

Với t = 6 (giây) thì α = 6.60° = 360°;

Khi đó ta có bảng:

Thời gian t (giây)

1

2

3

4

5

6

Góc quay α

60°

120°

180°

240°

300°

360°

b) Vì cứ mỗi giây, bánh lái quay một góc – 60° nên tương ứng ta có:

Với t = 1 (giây) thì α = – 60°;

Với t = 2 (giây) thì α = 2.(– 60°) = – 120°;

Với t = 3 (giây) thì α = 3.(– 60°) = – 180°;

Với t = 4 (giây) thì α = 4.(– 60°) = – 240°;

Với t = 5 (giây) thì α = 5.(– 60°) = – 300°;

Với t = 6 (giây) thì α = 6.(– 60°) = – 360°;

Khi đó ta có bảng:

Thời gian t (giây)

1

2

3

4

5

6

Góc quay α

– 60°

– 120°

– 180°

– 240°

– 300°

– 360

Đánh giá

0

0 đánh giá