Với giải Câu 4 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Thơ đường luật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 2: Thơ đường luật
Câu 4 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Em hiểu hai câu thơ cuối bài như thế nào? Hãy phân tích để thuyết phục mọi người về cách hiểu của em.
Trả lời:
"Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo"
- Hình ảnh con người xuất hiện trực tiếp với tư thế ngồi bó gối, trong trạng thái trầm tư mặc tưởng. Nhà thơ ngồi câu cá mà chẳng chú tâm đến việc câu, bởi vậy mới giật mình trước tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”. Không gian phải yên tĩnh lắm, tâm hồn nhà thơ phải trong trẻo lắm thì mới nghe rõ âm thanh nhỏ nhẹ như vậy.
- Từ “cá đâu” là cách hỏi vừa tạo nên sự mơ hồ trong không gian vừa gợi ra sự ngỡ ngàng của lòng người. Nhà thơ dường như mất cảm giác về không gian thực tại mà chìm đắm trong không gian suy tưởng nên không thể xác định rõ hướng gây ra tiếng động mặc dù đang ngồi trong một chiếc ao rất nhỏ.
- Nhà thơ câu cá mà chẳng phải để bắt cá. Câu chỉ là cái cớ để tìm sự thư thái trong tâm hồn. Trong lúc câu, thi nhân đã thâu tóm vào lòng những vẻ đẹp tinh diệu của đường nét, màu sắc, hình khối, sự vận động tinh tế, trong sáng của cảnh vật mùa thu. Cảnh thu tuy đẹp mà buồn, buồn vì quá quạnh quẽ, vắng lặng, buồn vì người ngắm cảnh cũng đang chất chứa nỗi niềm thế sự của kẻ sĩ trước cảnh vong quốc mà thân lại nhàn nhã.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 8 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:...
Câu 9 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:...
Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Lập dàn ý cho đề bài sau:...
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: