-
Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)
-
Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 1, SGK) Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Cảm xúc mùa thu.
Trả lời:
Bài thơ được sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu. Đỗ Phủ sáng tác chùm “Thu hứng” gồm 8 bài thơ, trong đó cảm xúc mùa thu là bài thơ thứ nhất.
Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực của bài thơ có gì đặc biệt so với cảnh thu thông thường mà em được biệt? Để có thể miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ phải quan sát từ những vị trí nào?
Trả lời:
a. Câu 1 và 2 (Câu đề)
- Hình ảnh: ngọc lộ, phong thụ lâm - Là những hình ảnh quen thuộc của mùa thu Trung Quốc:
+ “Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong. Bản dịch thơ dịch thanh thoát nhưng chưa truyền tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa thần thái của nguyên tác.
+ “Phong thụ lâm”: hình ảnh thường được dùng để tả cảnh sắc mùa thu và nỗi sầu li biệt
- “Núi vu, kẽm vu”: Là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc, vào mùa thu khí trời âm u, mù mịt. Bản dịch thơ là “ngàn non”: Đánh mất hai địa danh cụ thể lại không diễn tả được hết không khí của mùa thu.
- “Khí tiêu sâm”: Hơi thu hiu hắt, ảm đạm
→ Không gian thiên nhiên vừa có chiều cao vừa có chiều rộng và chiều sâu, không gian lạnh lẽo xơ xác, tiêu điều, ảm đạm
→ Diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn, lạnh lẽo của tác giả.
b. Câu 3 và 4 (Câu thực)
- Điểm nhìn từ lòng sông đến miền quan ải, không gian được nới theo ba chiều rộng, cao và xa:
+ Tầng xa: là ở giữa dòng sông thăm thẳm là “sóng vọt lên tận lưng trời”
+ Tầng cao: Là miền quan ải với hình ảnh mây sa sầm giáp mặt đấy.
+ Tầng rộng: mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn.
- Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)
→ Sự vận động trái chiều của những hình ảnh không gian kì vĩ, tráng lệ.
→ Tâm trạng con người ngột ngạt, bí bách
→ Bốn câu thơ vẽ lên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, mênh mông, rợn ngợp chao đảo. Đó phải chăng cũng là bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc bất an, chao đảo
→ Tâm trạng buồn, cô đơn, chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc
Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Chỉ ra cách gieo vần và phép đối được thể hiện trong bài thơ Đường luật Cảm xúc mùa thu.
Trả lời:
- Vần được gieo ở các câu l, 2, 4, 6, 8. Trong bài Cảm xúc mùa thu (bài 1) là vần “âm” (theo phiên âm).
- Phép đối được thực hiện ở hai câu thực và hai câu luận. Đối giữa các vế của câu trên với câu dưới, đối giữa hai câu với nhau.
+ Giữa / lòng sông / sóng / vọt lên / tận lưng trời,
Trên / cửa ải / mây / sa sầm / giáp mặt đất.
+ Khóm / cúc nở hoa đã hai lần / tuôn rơi nước mắt / ngày trước,
Con / thuyên lẻ loi / buộc mãi tấm lòng nhớ nơi / vườn cũ.
Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Từ ngữ nào trong câu thơ “Cô chu nhất hệ cố viên tâm” chưa được chuyển tải thành công qua bản dịch thơ?
A. Cô chu
B. Nhất hệ
C. Cố viên tâm
D. Cả A và B
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Cố viên tâm
Câu 5 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Bức tranh cảnh thu trong bài thơ đã thể hiện tình thu như thế nào?
A. Thể hiện tâm trạng lo lắng cho tình hình loạn lạc của đất nước
B. Thể hiện nỗi buồn nhớ quê hừơng
C. Thể hiện niềm thương cảm gia đình và bản thân khi phải sống tha hương
D. Cả A, B, C
Trả lời:
Chọn đáp án: D. Cả A, B, C
Câu 6 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 4, SGK) Nỗi lòng của chủ thể trữ tình được thể hiện qua những hình ảnh nào trong bốn câu thơ cuối? Hình ảnh nào ấn tượng nhất? Vì sao?
Trả lời:
Nỗi lòng của nhà thơ trong 4 câu thơ cuối là:
a. Câu 3 và 4
- Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ:
+ Khóm cúc nở hoa – tuôn dòng lệ: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.
→ Dù hiểu theo cách nào cùng thấy được tâm sự buồn của tác giả.
+ Cô chu – con thuyền cô độc
→ Hình ảnh gợi sự trôi nổi, lưu lạc của con người. Là phương tiện để nhà thơ gửi gắm khát vọng về quê.
- Từ ngữ:
+ “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại
+ “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.
+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê (Lạc Dương), nhớ nước (Trường An – kinh đô nhà Đường).
- Sự đồng nhất giữa các sự vật, hiện tượng:
+ Tình – cảnh: Nhìn cúc nở hoa mà lòng buồn tuôn giọt lệ
+ Quá khứ hiện tại: Hoa cúc nở hai lần năm ngoái – năm nay mà không thay đổi
+ Sự vật – con người: Sợi dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc chặt tâm hồn người.
→ Hai câu thơ đặc tả nỗi lòng đau buồn, tha thiết, dồn nén vì nỗi nhớ quê không thể giải tỏa của nhà thơ.
b. Câu 7 và 8
- Hình ảnh
+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét
+ Giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông tới
→ Không khí chuẩn bị cho mùa đông, gấp gáp, thúc giục.
- Âm thanh: Tiếng chày đập vải
→ Âm thanh báo hiệu mùa đông sắp đến, đồng thời diễn tả sự thổn thức, ngổn ngang, mong chờ ngày về quê của tác giả.
→ Bốn câu thơ khắc sâu tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.
Câu 7 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Chỉ ra sự nhất quán giữa chủ để, nhan đề, nội dung cảm xúc và hình ảnh nghệ thuật trong toàn bộ tác phẩm.
Trả lời:
- Chủ đề: Vẻ đẹp thiên nhiên và tâm trạng của con người.
Chủ đề này có sự gắn kết với nhan đề “Cảm xúc mùa thu”.
- Kết cấu của bài thơ có xoay quanh trục “thu hứng”, “cố viên tâm” (nhớ nơi vườn cũ)
Cả bài thơ từ chủ đề, nhan đề, nội dung cảm xúc, sự liên kết giữa các phần trong bài thơ và toàn bộ thi liệu (rừng thu, khí thu, hoa thu, tiếng thu, con người tuổi tác đã xế chiều,...) đều toát lên chất thu.
Sự vận động của tứ thơ từ thu cảnh đến thu tâm nhưng trong cảnh luôn có tâm và
tâm hoà quyện cùng cảnh đã thể hiện sự nhất quán của chất thu trong toàn bộ bài thơ.
Câu 8 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Cảm xúc mùa thu
(Thu hứng, bài 4)
(Đỗ Phủ)
Phiên âm:
Văn đạo Trường An tự dịch kì,
Bách niên thế sự bất thăng bị!
Vương hầu đệ trạch giai tân chủ,
Văn vũ y quan dị tích thì.
Trực bắc quan san kim cổ chân,
Chinh tây xa mã vũ thư trì!
Ngư long tịch mịch thu giang lãnh,
Có quốc bình cư hữu sở tư.
Dịch nghĩa:
Nghe nói đất Trường An(1) như bàn cờ,
Chuyện đời trăm năm buồn thương khôn xiết.
Nhà cửa của công hầu đều có chủ mới,
Áo mũ các quan văn võ đã khác ngày xưa.
Biên cương phía bắc vang tiếng trống đồng,
Xe ngựa miền tây(2) dong ruồi thư lông(3)
Cá rồng vắng vẻ trên sông thu lạnh lùng,
Có lúc chợt nhớ cảnh đất nước yên lành ngày trước.
(1) Trường An: kinh đô nhà Đường (Trung Quốc).
(2) Miền bắc đang có loạn, miễn tây có giặc Thổ Phồn, quân đội nhà Đường phải đi đánh dẹp vất vả.
(2) Thư lông: tờ thư, hịch có cài lông chim
Dịch thơ:
Nghe nói Trường An rối cuộc cờ,
Trăm năm sự thế đã buồn chưa.
Vương hầu dinh thự thay ngôi chủ,
Văn vũ cân đai khác bấy giờ.
Bắc ngóng ải đèo inh trống trận,
Tây dong xe ngựa rộn đường thư.
Cá rồng vắng vẻ sông thu lạnh,
Nước cũ ngày nao cứ tưởng mơ.”.
(KHƯƠNG HỮU DỤNG dịch, Thơ Đỗ Phủ, NXB Văn học, Hà Nội, 1962)
a) Xác định thể loại và bố cục của bài thơ.
b) Bài thơ viết về điều gì? Điều ấy có liên quan gì đến nội dung được phản ánh trong bài Cảm xúc mùa thu (bài 1)?
c) Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trước hiện thực mà bài thơ phản ảnh?
d) Hãy tìm các tiếng mang vần trong phần Phiên âm bài thơ. Chỉ ra các phép đối và tác dụng của chúng trong hai câu thực và hai câu luận ở phân Dịch nghĩa.
Trả lời:
a) Thể loại và bố cục của bài thơ:
- Đây là bài thơ chữ Hán thất ngôn bát cú Đường luật.
- Nên chia bài thơ theo bố cục của một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, gồm: hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận, hai câu kết.
b)
- Bài thơ Cảm xúc mùa thu (bài 4) viết về cảnh đất nước, quê hương đang bị biến đổi trong loạn lạc, chiến tranh, qua đó thể hiện tâm trạng lo lắng cho sự tồn vong của triều đại, đất nước và nỗi niềm mong muốn cho cuộc sống bình yên trở lại.
- Với nội dung phản ánh như vậy, rõ ràng bài thơ Cảm xúc mùa thu (bài 4) có mối quan hệ chặt chẽ với bài Cảm xúc mùa thu (bài 1). Cả hai bài thơ đều thông qua việc miêu tả quang cảnh mùa thu nơi xứ người để thể hiện nỗi lòng, tâm sự thương nhớ quê nhà, lo lắng cho vận mệnh đất nước của một người đang phải rời xa quê hương vì loạn lạc như Đỗ Phủ.
c) Tâm trạng của Đỗ Phủ thể hiện trong bài thơ:
Trước những thay đổi liên tục (như bàn cờ) ở kinh đô, trong triều đình do loạn An Lộc Sơn, ở vùng biên giới sự hỗn loạn cũng luôn xảy ra do sự xâm lấn của các tộc ngoại bang, nhà thơ Đỗ Phủ vô cùng lo lắng. Tấm lòng của ông luôn hướng về Trường An, về quê nhà, thể hiện sự lo lắng và trách nhiệm trữớc vận mệnh dân
tộc, mong muốn sự an lành cho quê hương đang chìm đắm trong loạn lạc.
d) - Các từ mang vần trong phần Phiên âm của bài thơ nắm ở cuối các câu l: kì, 2:
bi, 4: thì, 6: trì, 8: tư. Các từ mang vần có chức năng kết nối các câu với nhau tạo
nhịp điệu cho toàn bài thơ, chuyển tải một cách tốt nhất thông điệp của tác phẩm
đến người đọc, giúp họ dễ thuộc và dễ truyền tụng.
- Việc vận dụng phép đối và tác dụng của chúng trong hai câu thực và hai câu luận:
Nhà cửa / của công hầu / đều có / chủ mới,
Áo mũ / các quan văn võ / đã khác / ngày xưa.
Biên cương / phía bắc / vang / tiếng trống đồng,
Xe ngựa / miền tây / dong ruỗi / thư lông.
Quan sát bốn câu trên có thể thấy tác giả bài thơ đã vận dụng khá triệt để các phép đối: đối giữa hai câu thực với nhau, đối giữa hai câu luận với nhau. Danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ...; hình ảnh câu trên đối với hình ảnh câu dưới. Ở đây còn có thể nhận ra ít nhiều sự đối nhau giữa hai câu thực và hai câu luận theo hướng đối tương đồng, nghĩa là cùng hướng tới việc thể hiện sự loạn lạc, bất an của hiện thực đất nước.
Việc vận dụng phép đối giúp cho hình ánh được diễn tả trong các câu thơ trở nên nổi bật hơn, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc, người nghe.
-
Tự tình (Hồ Xuân Hương)
-
Câu 1 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Qua một số hình ảnh, từ ngữ trong bài thơ Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương, hãy xác định thời gian mà chủ thể trữ tình thổ lộ tâm sự của mình.
Trả lời:
- Thời gian mà chủ thể chữ tình thổ lộ tâm trạng của mình:
Đêm khuya, vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn
Câu 2 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Phương án nào sau đây chỉ ra đặc điểm phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương?
A. Trong trẻo, nhẹ nhàng
B. Phóng khoáng, bay bồng
C. U huyền, cô tịch
D. Mạnh mẽ, quyết hệt
Trả lời:
Chọn đáp án: D. mạnh mẽ, quyết liệt.
Câu 3 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Câu nào sau đây không chỉ ra vẻ đẹp nghệ thuật của bài Tự tình (bài 2)?
A. Việc sử dụng vần trong bài thơ là hết sức độc đáo.
B. Sự vận động của tứ thơ đi từ tả cảnh đến bộc lộ tâm tình.
C. Nhà thơ đã kết hợp bút pháp kì ảo và hiện thực trong miêu tả cảnh vật.
D. Trong bài thơ, việc sử dụng hình ảnh, từ ngữ là hết sức táo bạo và mới mẻ.
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Nhà thơ đã kết hợp bút pháp kì ảo và hiện thực trong miêu tả cảnh vật.
Câu 4 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 2, SGK) Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?
Trả lời:
- Thời gian: Đêm khuya.
- Không gian: trống trải, mênh mông rợn ngợp.
- Lòng người: trơ trọi, từ “trơ” đi liền với “cái hồng nhan” cùng biện pháp đảo ngữ gợi cảm giác xót xa, bẽ bàng.
- Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan (nhỏ bé - hữu hạn) >< nước non ( to lớn – vô hạn)
→ Tô đậm tâm trạng cô đơn, lẻ loi.
- Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, càng buồn, càng cảm nhận được nỗi đau của thân phận.
- Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với người phụ nữ, tuổi xuân trôi qua mà hạnh vẫn chưa trọn vẹn.
Câu 5 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 3, SGK) Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ đã được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận đã góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận người con gái:
+ Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ thể hiện sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của nhà thơ.
+ Hình ảnh: rêu (mềm yếu), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình
→ Tạo nên những hình ảnh miêu tả sinh động, căng đầy sức sống trong những tình huống bi thảm nhất để thể hiện rõ nhất tâm trạng của nhà thơ: gắng gượng vươn lên
Câu 6 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 4, SGK) Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình?
Trả lời:
Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi
Câu 7:
- Ngán: chán ngán, ngán ngẩm
- Xuân đi xuân lại lại: Từ “xuân” mang hai ý nghĩa, vừa là mùa xuân, đồng thời cũng là tuổi xuân
⇒ Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại ⇒ chua chát, chán ngán.
Câu 8:
- Mảnh tình: Tình yêu không trọn vẹn
- Mảnh tình san sẻ: Càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi, mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nhưng ở đây còn phải san sẻ
- Tí con con: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn
⇒ Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con
⇒ Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ
Câu 7 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Theo em, cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương có gì khác với các bài thơ Đường luật đã được học?
Trả lời:
- Cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ của Hồ Xuân Hương có nhiều điểm khác với những bài thơ Đường luật mà các em đã được học, hoặc đã đọc. Ở đây, nội dung bài thơ thể hiện sự bứt phá về phong cách của Hồ Xuân Hương khi diễn tả một cách rõ nét tâm trạng và khát vọng của chủ thể trữ tình - Đây cũng là một nét mới khi đa số các bài thơ trung đại đều ít thể hiện một cách rõ nét cái “tôi” của tác giả và gần như không thổ lộ nỗi đau khổ về tinh thân, đặc biệt trong quan hệ nam nữ và hôn nhân.
- Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ sắc sảo, góc cạnh, mang bản sắc cá tính sáng tạo rất rõ nét, do đó mà làm nổi bật tâm trạng của chủ thể trữ tình. Cách gieo vần độc đáo của Hồ Xuân Hương cũng thể hiện rõ nét cá tính của tác giả.
- Nhiều động từ mạnh được đưa lên đầu câu thơ gây ấn tượng cho người đọc.
- Từ ngữ chỉ mức độ được sử dụng một cách sinh động: dồn, xế, chưa trỏn, mảnh, tí con con, …
- Nghệ thuật đối được nhà thơ vận dụng triệt để. Đối ở hai câu thực và hai câu luận:
+ Ở hai câu thực, các hình ảnh đối rất lạ và táo bạo: đối “chén rượu” với “vầng trăng”, giữa trạng thái say lại tỉnh của con người với sự chuyển đổi của Mặt Trăng
(thiên nhiên) - từ “khuyết” sang “chưa tròn” (không có sự viên mãn). Cả con người và vầng trăng đều cô đơn.
+ Trong hai câu luận, đối rất rõ giữa động từ với động từ (xiên - đâm), giữa hỉnh ảnh gần trước mặt và xa cuối tầm nhìn, giữa hình ảnh thấp của những đám rêu và độ cao của núi tạo nên ân tượng mạnh mẽ, bứt phá.
Việc dùng từ ngữ mạnh và tận dụng các về đối có các hình ảnh đối lập với từ chỉ mức độ triệt đề thể hiện tình cảm, khát vọng mãnh liệt của chủ thể trữ tình.
Câu 8 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Lựa chọn và phân tích một số hình ảnh tiêu biểu để thấy được sự đối lập giữa cảnh và tình được Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài thơ.
Trả lời:
Có thể nói là trong toàn bộ bài Tự tình (bài 2) tác giả đã thể hiện sự đối lập “oái ăm” giữa cảnh và tình. Nhưng trong đó tiêu biểu hơn cả là các hình ảnh ở hai câu để, hai câu thực và hai câu kết:
- Hai câu đề là sự đối lập giữa cảnh và tình: Đêm khuya đáng ra phải là lúc yên giấc
thì chủ thể trữ tình lại thao thức không thể ngủ nổi bởi những nỗi niềm riêng tư. Oái ăm là giữa lúc ấy tiếng trống canh liên hồi càng làm cho sự trăn trở thành sự bực bội, càng làm “trơ” ra, thừa ra cái “vô duyên” của người con gái đang mong chờ hạnh phúc.
- Hai câu thực: Nỗi buồn ập đến, người phụ nữ mượn chút rượu để quên sầu nhưng ngặt một nỗi là “càng uống thì càng tỉnh”, bóng trăng xế như cũng đang trêu chọc con người.
- Hai câu kết: thể hiện nỗi chán chường của chủ thể trữ tình trước tình cảnh của mình. Đang tuổi xuân thì khát khao hạnh phúc nhưng đáp lại sự chờ đợi ấy là việc tình cảm mà người phụ nữ có được chỉ là một chút “tí con con”, cho thấy hoàn cảnh bạc bẽo mà người phụ nữ phải gánh chịu. Mùa xuân thì cứ xoay vần, còn tuổi xuân của con người sẽ dần vơi đi, sẽ đến lúc không quay trở lại nữa.
Cả bài thơ là một sự đối lập giữa cảnh và tình.
Câu 9 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tự tình (bài 3)
(HỒ XUÂN HƯƠNG)
Chiếc bách(1) buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo(2) thây kẻ rắp xuôi ghènh.
Ấy ai thăm ván(3) cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.”.
(Thơ Hô Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)
(1) Chiếc bách: chiếc thuyên, mảnh thuyền:?
(2) Lèo: dây buộc từ cánh buôm đến chỗ lái để điều khiển cho buồm hứng gió.
(1) Thăm ván: xuất phát từ thành ngữ thăm ván bán thuyền, chỉ người thay lòng đổi dạ một cách nhanh chóng, vừa quen người mới đã phụ bạc người cũ, giống như người vừa biết có ván (gỗ đóng thuyền) tốt đã tính bán chiếc thuyền đang dùng.
a) Xác định thể loại và bố cục của bài thơ.
b) Bài thơ viết về điều gì? Điều ấy có liên quan gì đến vấn đề được phản ánh trong bài thơ Tự tình (bài 2) đã được học ở sách Ngữ văn 10?
c) Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
d) Hãy phân tích để thấy được nghệ thuật so sánh mà Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ.
Trả lời:
a) Xác định thể loại và bố cục của bài thơ Tự tình (bài 3)
- Đây là bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
- Nên chia bố cục bài thơ theo kết cấu của một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú gồm: đề, thực, luận, kết.
b) Bài thơ Tự tình (bài 3) và mối liên hệ với bài Tự tình (bài 2)
Tự tình (bài 3) phản ánh số phận gian truân, chìm nối, phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, qua đó thể hiện mong ước về một cuộc sống bình đẳng,
hạnh phúc.
Với một chủ đề như vậy thì rõ ràng Tự tình (bài 3) có liên quan chặt chẽ với những nội dung được phản ánh trong Tự tình (bài 2) vì đều là tiếng nói của những người phụ nữ mong muốn có cuộc sống hôn nhân, gia đình hạnh phúc trong xã hội nam quyền.
c) Tâm trạng của nhà thơ thể hiện trong bài thơ Tự tình (bài 3)
Đây là bài thơ thứ ba trong ba bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương. Việc các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tầm xếp bài thơ này là bài thứ ba trong ba bài thơ không phải là không có dụng ý. Ở bài thơ số 1, nhà thơ thách thức số phận. Ở bài số 2, nữ sĩ sẵn sàng đương đầu với hoàn cảnh. Còn ở bài thơ nảy, ta thấy tâm trạng của nhà thơ có vẻ nặng nề hơn. Sự thách thức, sẵn sàng đương đầu với số phận không còn mạnh mẽ nữa. Tuy nhiên, không vì vậy mà nỗi khát khao hạnh phúc, sự tự chủ trong tình yêu, hôn nhân bị suy giảm. Cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng, hạnh phúc của người phụ nữ vẫn luôn mãnh liệt trong “bà chúa thơ Nôm”.
d) Nghệ thuật so sánh trong bài thơ Tự tình (bài 3)
- Trong bài thơ, Hồ Xuân Hương đã so sánh chiếc thuyền với thân phận mỏng manh, thụ động, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội nam quyền.
- Chiếc thuyền là vật “vô tri vô giác”, tuỳ thuộc vào người sử dụng nó, dù người đó đưa thuyền lên thác, xuống ghềnh, lênh đênh nơi sóng nước, hay ghé đậu bến bờ nào, hay tham chiếc thuyền mới đẹp, tốt hơn mà bán đi chiếc thuyền đã gắn bó với mình thì thân phận người phụ nữ cũng giống như vậy, hoàn toàn nằm trong tay người khác. Người phụ nữ không hề có quyền gì đối với số phận mình, đối với cuộc đời mình. Cuộc đời họ như chiếc thuyền “nổi nênh” trên “lênh đênh” sông nước. Dù họ có sống tình nghĩa, thuỷ chung thì điều đó gần như cũng vô nghĩa vì nó phụ thuộc vào sự nhìn nhận và quyết định của kẻ khác. Họ giống như một đồ vật; vì người khác có thể dùng để mua đi bán lại.
Việc so sánh thân phận người phụ nữ với chiếc thuyền, một vật dụng hết sức cần thiết và gần gũi với các cư dân sông nước ở đồng bằng Bắc Bộ cho thấy nghệ thuật độc đáo của bài thơ. Điều quan trọng nữa là việc ý thức được thân phận thực sự của mình để đấu tranh cho sự công bằng, để nói lên tiếng nói thương mình là một sự tiến bộ rất lớn về tư tưởng trong cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng, bình quyền trong xã hội phong kiến của nhà thơ.
-
Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)
-
Câu 1 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 1, SGK) Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Câu cá mùa thu. Xác định bố cục của bài thơ.
Trả lời:
- Hoàn cảnh của nhà thơ:
+ Được triều đình mời làm Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang) sau khi thực dân Pháp chiếm được thành Sơn Tây nhưng Nguyễn Khuyến đã kiên quyết từ chối, lấy lí do bị đau mắt nặng vì làm quan lúc này là làm tay sai cho giặc.
+ Nguyễn Khuyến từ quan về làng sống ẩn dật để bảo toàn khí tiết nhưng lòng vẫn hướng đến thời cuộc, lo lắng cho vận mệnh dân tộc.
- Có thể xác định bố cục bài thơ theo kết cấu: đề, thực, luận, kết.
Câu 2 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Xác định chủ đề bài thơ và cho biết nhan đề Câu cá mùa thu có liên hệ gì đến chủ đề đó?
Trả lời:
- Chủ đề bài thơ: Qua việc diễn tả thú vui câu cá vào mùa thu, nhà thơ thể hiện niềm giao cảm với thiên nhiên, cảnh vật, từ đó bộc lộ những tâm sự thầm kín về quê hương, đất nước.
- Nhan đề Câu cá mùa thu có liên quan mật thiết đến chủ đề bài thơ, thể hiện hành vi của chủ thể trữ tình nhưng ârn chứa sau đó là thế giới nội tâm nhiều trăn trở của tác giả.
Câu 3 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Hãy phân tích để thấy được việc sử dụng vần đã góp phần tạo nên giá trị bài thơ.
Trả lời:
Việc sử dụng vần trong bài thơ là hết sức độc đáo, góp phần quan trọng tạo nên giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
- Nguyễn Khuyến đã sử dụng độc vận “eo” trong bài thơ. Đây là một vần rất khó sử dụng nhưng khi thành công thì sẽ góp phần tạo nên một bài thơ đặc sắc.
Câu 4 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Em hiểu hai câu thơ cuối bài như thế nào? Hãy phân tích để thuyết phục mọi người về cách hiểu của em.
Trả lời:
"Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo"
- Hình ảnh con người xuất hiện trực tiếp với tư thế ngồi bó gối, trong trạng thái trầm tư mặc tưởng. Nhà thơ ngồi câu cá mà chẳng chú tâm đến việc câu, bởi vậy mới giật mình trước tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”. Không gian phải yên tĩnh lắm, tâm hồn nhà thơ phải trong trẻo lắm thì mới nghe rõ âm thanh nhỏ nhẹ như vậy.
- Từ “cá đâu” là cách hỏi vừa tạo nên sự mơ hồ trong không gian vừa gợi ra sự ngỡ ngàng của lòng người. Nhà thơ dường như mất cảm giác về không gian thực tại mà chìm đắm trong không gian suy tưởng nên không thể xác định rõ hướng gây ra tiếng động mặc dù đang ngồi trong một chiếc ao rất nhỏ.
- Nhà thơ câu cá mà chẳng phải để bắt cá. Câu chỉ là cái cớ để tìm sự thư thái trong tâm hồn. Trong lúc câu, thi nhân đã thâu tóm vào lòng những vẻ đẹp tinh diệu của đường nét, màu sắc, hình khối, sự vận động tinh tế, trong sáng của cảnh vật mùa thu. Cảnh thu tuy đẹp mà buồn, buồn vì quá quạnh quẽ, vắng lặng, buồn vì người ngắm cảnh cũng đang chất chứa nỗi niềm thế sự của kẻ sĩ trước cảnh vong quốc mà thân lại nhàn nhã.
Câu 5 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ nào? Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Trả lời:
- Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ.
+ Điểm nhìn của tác giả từ chiếc thuyền câu. Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần. Từ không gian ao làng bên trong thu mở rộng thành không gian mùa thu…
→ Cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động
- Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
+ Màu sắc: "nước trong veo", "sóng biếc", "trời xanh ngắt", "lá vàng".
+ Đường nét chuyển động: "sóng" - "hơi gợn tí", "lá" – "khẽ đưa vèo", "tầng mây" – "lơ lửng"
+ Hòa sắc tạo hình: bao trùm lên cảnh vật là một màu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sông, xanh tre, xanh trời, xanh bèo và có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.
+ Ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu theo đó cũng “bé tẻo teo”.
→ Đó là nét riêng vùng đồng bằng Bắc Bộ
→ Bức tranh thu trong sáng, thanh đạm mang hồn dân dã của làng quê nước Việt
Câu 6 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 3, SGK) Em có nhận xét gi về không gian được khắc hoạ trong bài thơ? Không gian ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống, tâm trạng của nhà nho ẩn dật Nguyễn Khuyến?
Trả lời:
Không gian trong Thu điếu: tĩnh lặng, phảng phất buồn:
- Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn: nước “trong veo” trên một không gian tĩnh, vắng người, ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
- Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ, không đủ tạo ra âm thanh
- Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: "Cá đâu đớp động dưới chân bèo" → Không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật → Thủ pháp lấy động nói tĩnh.
→ Không gian đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ nói chuyện câu cá mà thực ra người đi câu cá không chú ý gì vào việc câu cá. Tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.
→ Tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.
Câu 7 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 4, SGK) Qua bài Câu cá mùa thu, em hiểu gì về tình cảm, nỗi lòng của Nguyễn Khuyến?
Trả lời:
- Cõi lòng nhà thơ đã hòa vào trời thu, cảnh thu. Cảnh thu rất đẹp, rất sinh động. Phải yêu thiên nhiên, đất nước thì tác giả mới vẽ ra được một bức tranh thiên nhiên cảnh thu với màu sắc sống động, tươi sáng, mang một nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Đặc biệt, hai câu thơ cuối thể hiện tấm lòng của nhà thơ:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
→ Tác giả đi câu cá nhưng thực chất là suy tư, ngẫm ngợi về chuyện dân, chuyện nước, về nhân tình thế thái. Tác giả tuy ở ẩn nhưng không quay lưng với cuộc đời, vẫn nặng lòng với thời cuộc, với đất nước.
Câu 8 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Hãy so sánh để chỉ ra một điểm giống nhau giữa bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến và Cảm xúc mùa thu (bài 1) của Đỗ Phủ.
Trả lời:
Điểm giống nhau giữa bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến và Cảm xúc mùa thu (bài 1) của Đỗ Phủ.
Giữa hai bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến và Cảm xúc mùa thu (bài 1) của Đỗ Phủ có nhiều điểm chung trên các phương diện nội dung, nghệ thuật.
Ví dụ: tấm lòng đối với quê hương, đất nước trong buổi loạn li, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, việc sử dụng các phép đối, sự cô độc của bản thân trước hiện trạng đất nước,...
Câu 9 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Em hãy xác định luật bằng trắc trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến bằng cách điền bằng (B), trắc (T) vào ô trống tương ứng với mỗi tiếng theo bảng sau:
Thứ tự tiếng
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
Câu 1
|
Ao
|
thu
|
lạnh
|
lẽo
|
nước
|
trong
|
veo
|
B
|
B
|
T
|
T
|
T
|
B
|
B
|
…
|
…
|
…
|
…
|
…
|
…
|
…
|
…
|
Trả lời:
Thứ tự tiếng
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
Câu 1
|
Ao
|
thu
|
lạnh
|
lẽo
|
nước
|
trong
|
veo
|
B
|
B
|
T
|
T
|
T
|
B
|
B
|
Câu 2
|
Một
|
chiếc
|
thuyền
|
câu
|
bé
|
tẻo
|
teo
|
T
|
T
|
B
|
B
|
T
|
T
|
B
|
Câu 3
|
Sóng
|
biếc
|
theo
|
làn
|
hơi
|
gợn
|
tí
|
T
|
T
|
B
|
B
|
B
|
T
|
T
|
Câu 4
|
Lá
|
vàng
|
trước
|
ngõ
|
khẽ
|
đưa
|
vèo
|
T
|
B
|
T
|
T
|
T
|
B
|
B
|
Câu 5
|
Tầng
|
mây
|
lơ
|
lửng
|
trời
|
xanh
|
ngắt
|
B
|
B
|
B
|
T
|
B
|
B
|
T
|
Câu 6
|
Ngõ
|
trúc
|
quanh
|
co
|
khách
|
vắng
|
teo
|
T
|
T
|
B
|
B
|
T
|
T
|
B
|
Câu 7
|
Tựa
|
gối
|
buông
|
cần
|
câu
|
chẳng
|
được
|
T
|
T
|
B
|
B
|
B
|
T
|
T
|
Câu 8
|
Cá
|
đâu
|
đớp
|
động
|
dưới
|
chân
|
bèo
|
T
|
B
|
T
|
T
|
T
|
B
|
B
|
-
Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Cách sắp xếp trật tự từ trong các ngữ liệu dưới đây thể hiện ý nghĩa và sắc thái biểu cảm khác nhau như thế nào?
a) Anh về bao giờ?
Bao giờ anh về?
b) Bức tranh ấy rất đẹp.
Bức tranh rất đẹp ấy
c) Đau đớn thay phận đàn bà! (Nguyễn Du)
Phận đàn bà đau đớn thay!
d) Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ, đổi chè, đồng xanh ngào ngạt. (Tố Hữu)
Trả lời:
a) Anh về bao giờ? là câu hỏi về quá khứ, sự việc đã xảy ra.
Bao giờ anh về? là câu hỏi về tương lai, sự việc chưa xảy ra.
b) Bức tranh ấy rất đẹp là một câu hoàn chỉnh, có kết cấu C - V.
Bức tranh rất đẹp ấy là một cụm danh từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh.
c) Câu Đau đớn thay phận đàn bà! có tính biểu cảm, hình tượng và nhấn mạnh nhờ đảo ngữ.
Câu Phận đàn bà đau đớn thay! chỉ có tính biểu cảm, tính nhấn mạnh chưa cao vì vẫn theo trật tự thông thường.
d) Câu thơ Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! có cấu trúc đảo ngữ, tạo nên được cách nói đầy biểu cảm và hình tượng.
Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Bài tập 2, SGK) Phân tích và sửa lỗi về trật tự từ trong các câu sau:
a) Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ cất lên tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho nữ quyền của Hồ Xuân Hương.
b) Câu cá mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến nổi tiếng.
c) Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết cho các trạm y tế xã như răng, mắt.
d) Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.
Trả lời:
a) - Phân tích nguyên nhân lỗi: Cụm từ “của Hồ Xuân Hương” đặt không đúng quan hệ ngữ pháp trong câu.
- Cách sửa: Đưa cụm từ “của Hồ Xuân Hương” về sau cụm từ “là một trong những bài thơ” thành câu tường minh về ngữ nghĩa: “Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ của Hồ Xuân Hương cất lên tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho nữ quyền.”.
b) - Phân tích nguyên nhân lỗi: Trật tự từ trong câu không lô gích, không chặt chẽ. Định ngữ “nổi tiếng” đặt sai vị trí, làm cho câu trở nên mơ hồ.
- Cách sửa: Đưa từ “nổi tiếng” về sau cụm từ “chùm thơ thu” làm định ngữ trong cụm danh từ “chùm thơ thu nổi tiếng” thành câu tường minh về ngữ nghĩa:
“Câu cá mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu nổi tiếng
của Nguyễn Khuyến.”.
c)
- Phân tích nguyên nhân lỗi: Cụm từ “như răng, mắt” đặt không đúng trật tự từ trong câu và thiếu quan hệ từ “về” gây mơ hồ cho nghĩa của câu.
- Cách sửa: Đưa cụm từ “như răng, mắt” về sau cụm từ “dụng cụ chuyên khoa” thành câu tường minh về ngữ nghĩa: “Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết như về răng, về mắt cho các trạm y tế xã.”.
d)
- Phân tích nguyên nhân lỗi: Trật tự từ trong câu đặt không đúng lô gích của trình tự thông thường, gây mơ hồ cho nghĩa của câu. Trật tự này phi lí ở chỗ hành động “úp nón lên mặt” lại diễn ra trước hành động “nằm xuống ngủ”.
- Cách sửa: Đưa cụm từ “nằm xuống” lên trước cụm từ “úp cái nón lên mặt” thành câu tường minh về ngữ nghĩa: “Họ nằm xuống, úp cái nón lên mặt, ngủ một giấc cho đến chiều.”.
Câu 3 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Bài tập 3, SGK) Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau có gì khác trật tự từ thông thường? Phân tích tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn.
a) Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
(Hồ Xuân Hương)
b) Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ máy nhà.
(Bà Huyện Thanh Quan)
c) Lao xao chợ cả làng ngư phủ,
Đăng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
(Nguyễn Trãi)
d) Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
(Trần Tế Xương)
Trả lời:
a) Trật tự từ được đảo vị trí trong câu thơ: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn.
Trật tự từ thông thường phải là: “Trống canh dồn văng vẳng đêm khuya”.
- Lác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn: Khi đảo “đêm khuya văng vẳng” lên trước “trống canh dồn”, tác giả có chủ ý nhấn mạnh đến không gian, thời gian vắng vẻ của trời đất trước tâm trạng con người.
b) - Trật tự từ được đảo vị trí trong câu thơ: Lom khom dưới núi tiều vài chú / Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Trật tự từ thông thường phải là: “Vài chú tiều lom khom dưới núi / Mấy nhà chợ lác đác bên sông”.
- Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn: Khi đảo “lom khom dưới núi”, “lác đác bên sông” lên trước “vài chú tiều”, “mấy nhà chợ”, tác giả có chủ ý nhấn mạnh đến không gian heo hút, thưa thớt, vắng vẻ tịch liêu của sông núi nơi Đèo Ngang trước tâm trạng cô đơn của con người.
c) - Trật tự từ được đảo vị trí trong câu thơ: Lao xao chợ cá làng ngư phủ / Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Trật tự từ thông thường phải là: “Chợ cá làng ngư phủ lao xao / Cầm ve lầu tịch dương dắng dỏi”.
- Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn: Khi đảo “lao xao”, “dắng dỏi” lên trước “chợ cá làng ngư phủ”, “cầm ve lầu tịch dương”, tác giả có chủ ý nhắn mạnh đến âm thanh gợi cảnh nhộn nhịp của cuộc sống ngày hè.
d) - Trật tự từ được đảo vị trí trong câu thơ: Lặn lội thân cò khi quãng vắng / Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Trật tự từ thông thường phải là: “Thân cò lặn lội khi quãng vắng / Mặt nước buổi đò đông eo sèo”.
- Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn: Khi đảo “lặn lội”, “eo sèo” lên trước “thân cò khi quãng vắng”, “mặt nước buổi đò đông”, tác giả có chủ ý nhấn mạnh đến cuộc sống vất vả của người nông dân (lặ lội) và bấp bênh của cuộc sống mưu sinh (co sèo) một cách hình tượng hoá, có tác dụng biểu cảm cao.
Câu 4 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Khảo sát và sưu tầm một số lỗi về dùng từ, trật tự từ trên báo mạng hiện nay. Phân tích nguyên nhân lỗi và đề xuất cách sửa cho từng trường hợp.
Trả lời:
Câu: “Hàng nội chiếm lĩnh thị trường đồ dùng học tập”
Lỗi sai: trật tự từ sai, bị đảo lộn giữa các từ ngữ.
Chữa lại: Đồ dùng học tập do hàng nội địa sản xuất đang chiếm lĩnh thị trường.
Câu: “9 xe lăn tặng bệnh viện ung bướu TP.HCM”
Sai: Đảo lộn trật tự các từ ngữ
Chữa: Bệnh viện ung bướu TPHCM đã được tặng 9 xe lăn phục vụ cho bệnh nhân.
Câu 5 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Phân tích tác dụng và hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự từ trong các trường hợp sau:
a) Của ta trời đất đêm ngày
Núi kia, đồi nọ, sông này của ta (Tố Hữu)
b) Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao)
c) Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si. (Xuân Diệu)
Trả lời:
a)
- Trật tự từ khác nhau của câu thơ được thể hiện ở từ ngữ “của ta” đảm nhận chức vụ cú pháp và ngữ nghĩa khác nhau. Trong câu thơ thứ nhất, vị ngữ “của ta” đặt trước chủ ngữ (trời, đất, đêm, ngày); còn trong câu thơ thứ hai, vị ngữ “của ta” đặt sau chủ ngữ (núi kia, đồi nọ, sông này).
- Tác dụng tu từ: Bằng việc sắp xếp trật tự từ khác nhau, tác giả có dụng ý diễn đạt khẳng định chủ quyền và sở hữu “của ta” đối với mọi vật trong không gian và thời gian. Sự khẳng định “của ta” lúc ở đầu câu thơ, lúc ở cuối câu thơ đã thể hiện được sự khác nhau của sự việc và thời điểm được nói đến trong các câu thơ.
b)- Bài ca dao gồm bốn câu thơ nhưng trật tự từ được sắp xếp ở những vị trí rất khác nhau. Đó là sự thay đổi trật tự của các từ ngữ: lá xanh, bông trắng, nhị vàng.
- Tác dụng tu từ: Dụng ý tu từ của việc thay đổi vị trí các từ ngữ này trong mỗi câu thơ, một mặt để phù hợp với sự hài hoà của vần điệu, nhịp điệu câu thơ, mặt khác miêu tả được chân thực và sinh động trạng thái, tính chất của con người trong sự quan sát vẻ đẹp của loài hoa sen từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong một cách kĩ lưỡng.
c)
- Đoạn trích của Xuân Diệu gồm bốn câu thơ, mỗi câu thơ, về nội dung đều gồm ba bộ phận: phần chỉ định vị trí (này đây), phần nêu sự vật và phần nêu kẻ sở hữu chứa quan hệ từ “của” (của yến anh); trong đó, hai câu có trật tự cú pháp thông thường (câu 2 và câu 3), còn hai câu có sự thay đổi trật tự so với cú pháp thông thường (câu 1 và câu 4).
Tác dụng tu từ: Cách sắp xếp khác nhau này tạo tính nhạc, tính sinh động và vần điệu cho câu thơ, phù hợp với sự nhộn nhịp của cuộc sống. Có thể viết lại câu 1 và câu 4 theo trật tự cú pháp thông thường như sau: “Này đây tuần tháng mật của ong bướm / Này đây khúc tình si của yến anh”.