Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cảm xúc mùa thu

467

Với giải Câu 8 trang 23  SBT Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Thơ đường luật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 2: Thơ đường luật

Câu 8 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Cảm xúc mùa thu

(Thu hứng, bài 4)

(Đỗ Phủ)

Phiên âm:

Văn đạo Trường An tự dịch kì,

Bách niên thế sự bất thăng bị!

Vương hầu đệ trạch giai tân chủ,

Văn vũ y quan dị tích thì.

Trực bắc quan san kim cổ chân,

Chinh tây xa mã vũ thư trì!

Ngư long tịch mịch thu giang lãnh,

Có quốc bình cư hữu sở tư.

Dịch nghĩa:

Nghe nói đất Trường An(1) như bàn cờ,

Chuyện đời trăm năm buồn thương khôn xiết.

Nhà cửa của công hầu đều có chủ mới,

Áo mũ các quan văn võ đã khác ngày xưa.

Biên cương phía bắc vang tiếng trống đồng,

Xe ngựa miền tây(2) dong ruồi thư lông(3)

Cá rồng vắng vẻ trên sông thu lạnh lùng,

Có lúc chợt nhớ cảnh đất nước yên lành ngày trước.

(1) Trường An: kinh đô nhà Đường (Trung Quốc).

(2) Miền bắc đang có loạn, miễn tây có giặc Thổ Phồn, quân đội nhà Đường phải đi đánh dẹp vất vả.

(2) Thư lông: tờ thư, hịch có cài lông chim

Dịch thơ:

Nghe nói Trường An rối cuộc cờ,

Trăm năm sự thế đã buồn chưa.

Vương hầu dinh thự thay ngôi chủ,

Văn vũ cân đai khác bấy giờ.

Bắc ngóng ải đèo inh trống trận,

Tây dong xe ngựa rộn đường thư.

Cá rồng vắng vẻ sông thu lạnh,

Nước cũ ngày nao cứ tưởng mơ.”.

(KHƯƠNG HỮU DỤNG dịch, Thơ Đỗ Phủ, NXB Văn học, Hà Nội, 1962)

a) Xác định thể loại và bố cục của bài thơ.

b) Bài thơ viết về điều gì? Điều ấy có liên quan gì đến nội dung được phản ánh trong bài Cảm xúc mùa thu (bài 1)?

c) Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trước hiện thực mà bài thơ phản ảnh?

d) Hãy tìm các tiếng mang vần trong phần Phiên âm bài thơ. Chỉ ra các phép đối và tác dụng của chúng trong hai câu thực và hai câu luận ở phân Dịch nghĩa.

Trả lời:

a) Thể loại và bố cục của bài thơ:

- Đây là bài thơ chữ Hán thất ngôn bát cú Đường luật.

- Nên chia bài thơ theo bố cục của một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, gồm: hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận, hai câu kết.

b)

- Bài thơ Cảm xúc mùa thu (bài 4) viết về cảnh đất nước, quê hương đang bị biến đổi trong loạn lạc, chiến tranh, qua đó thể hiện tâm trạng lo lắng cho sự tồn vong của triều đại, đất nước và nỗi niềm mong muốn cho cuộc sống bình yên trở lại.

- Với nội dung phản ánh như vậy, rõ ràng bài thơ Cảm xúc mùa thu (bài 4) có mối quan hệ chặt chẽ với bài Cảm xúc mùa thu (bài 1). Cả hai bài thơ đều thông qua việc miêu tả quang cảnh mùa thu nơi xứ người để thể hiện nỗi lòng, tâm sự thương nhớ quê nhà, lo lắng cho vận mệnh đất nước của một người đang phải rời xa quê hương vì loạn lạc như Đỗ Phủ.

c) Tâm trạng của Đỗ Phủ thể hiện trong bài thơ:

Trước những thay đổi liên tục (như bàn cờ) ở kinh đô, trong triều đình do loạn An Lộc Sơn, ở vùng biên giới sự hỗn loạn cũng luôn xảy ra do sự xâm lấn của các tộc ngoại bang, nhà thơ Đỗ Phủ vô cùng lo lắng. Tấm lòng của ông luôn hướng về Trường An, về quê nhà, thể hiện sự lo lắng và trách nhiệm trữớc vận mệnh dân

tộc, mong muốn sự an lành cho quê hương đang chìm đắm trong loạn lạc.

d) - Các từ mang vần trong phần Phiên âm của bài thơ nắm ở cuối các câu l: kì, 2:

bi, 4: thì, 6: trì, 8: tư. Các từ mang vần có chức năng kết nối các câu với nhau tạo

nhịp điệu cho toàn bài thơ, chuyển tải một cách tốt nhất thông điệp của tác phẩm

đến người đọc, giúp họ dễ thuộc và dễ truyền tụng.

- Việc vận dụng phép đối và tác dụng của chúng trong hai câu thực và hai câu luận:

Nhà cửa / của công hầu / đều có / chủ mới,

Áo mũ / các quan văn võ / đã khác / ngày xưa.

Biên cương / phía bắc / vang / tiếng trống đồng,

Xe ngựa / miền tây / dong ruỗi / thư lông.

Quan sát bốn câu trên có thể thấy tác giả bài thơ đã vận dụng khá triệt để các phép đối: đối giữa hai câu thực với nhau, đối giữa hai câu luận với nhau. Danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ...; hình ảnh câu trên đối với hình ảnh câu dưới. Ở đây còn có thể nhận ra ít nhiều sự đối nhau giữa hai câu thực và hai câu luận theo hướng đối tương đồng, nghĩa là cùng hướng tới việc thể hiện sự loạn lạc, bất an của hiện thực đất nước.

Việc vận dụng phép đối giúp cho hình ánh được diễn tả trong các câu thơ trở nên nổi bật hơn, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc, người nghe.

Đánh giá

0

0 đánh giá