Sách bài tập Ngữ Văn 10 Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng | Cánh diều

7.3 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng

I. Bài tập đọc hiểu

  • Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham)

  • Câu 1 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Các phát biểu sau đây về chèo cổ là đúng hay sai? Hãy đánh dấu ✔ vào ô phù hợp.

    Nội dung phát biểu

    Đúng

    Sai

    (1) Chèo cổ thuộc thể loại sân khấu dân gian, ra đời từ xa xưa, phát triển mạnh mẽ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

     

     

    (2) Các vở chèo cổ đặc sắc gồm: Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình-Dương Lễ, Kim Nham, Tam nữ đồ vương, Đào Tam Xuân.

     

     

    (3) Kịch bản chèo (tích chèo) là phần nội dung chính của vở diễn, thường lấy từ các truyện cổ tích, truyện Nôm, truyện cười.

     

     

    (4) Nội dung của chèo cổ phản ánh đời sống vật chất, tâm hồn, tình cảm của con người trong xã hội phong kiến, phê phán các thói hư tật xấu, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn.

     

     

    Trả lời:

    Nội dung phát biểu

    Đúng

    Sai

    (1) Chèo cổ thuộc thể loại sân khấu dân gian, ra đời từ xa xưa, phát triển mạnh mẽ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

     

    (2) Các vở chèo cổ đặc sắc gồm: Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình-Dương Lễ, Kim Nham, Tam nữ đồ vương, Đào Tam Xuân.

     

    (3) Kịch bản chèo (tích chèo) là phần nội dung chính của vở diễn, thường lấy từ các truyện cổ tích, truyện Nôm, truyện cười.

     

    (4) Nội dung của chèo cổ phản ánh đời sống vật chất, tâm hồn, tình cảm của con người trong xã hội phong kiến, phê phán các thói hư tật xấu, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn.

     

    Câu 2 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Phương án nào dưới đây không phải là yêu cầu khi đọc hiểu kịch bản chèo?

    A. Xác định sự việc, nhân vật và diễn biến cốt truyện

    B. Chú ý đến các yếu tố thể hiện đặc trưng sân khấu để hình dung ra bối cảnh và hành động, tâm trạng của nhân vật

    C. Phân tích đặc điểm của nhân vật thể hiện qua ngôn ngữ, hành động

    D. Phân tích nghệ thuật vào vai nhân vật qua việc sử dụng ngôn ngữ, âm nhạc, vũ đạo,... của nghệ sĩ trên sân khâu chèo

    Trả lời:

    Chọn đáp án: D. Phân tích nghệ thuật vào vai nhân vật qua việc sử dụng ngôn ngữ, âm nhạc, vũ đạo,... của nghệ sĩ trên sân khâu chèo

    Câu 3 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 3, SGK) Tâm trạng của Xuý Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược?

    Trả lời:

    Tâm trạng của Xúy Vân qua tiếng chờ đò, trong điệu hát con gà, trong lời than, lời hát ngược. Nàng day dứt về những việc mình làm, nhưng có khi tự thấy mình đã lỡ làng, dở dang, bẽ bàng, tự thấy mình lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa trong gia đình chồng, những nỗi thất vọng trước mâu thuẫn giữa ước mơ hạnh phúc gia đình đầm ấm với thực tế bị chồng xao nhãng, bỏ bê vì mải mê đèn sách. Nàng còn trách duyên trách phận, duyên phận dắt díu, ràng buộc họ với nhau, nhưng khát vọng của họ không gặp nhau. Chính vì thế nàng có cảm thấy ấm ức, cô đơn, quẫn bách, nỗi tủi phận vì những áp lực tứ phía, khó khăn đè lên đôi vai nàng trong khi ấy Xúy Vân không có một người người sẻ chia những điều đó. Những câu nói ngược, đầy những phi lí, nghịch dị khơi gợi về một thực trạng nội tâm xáo trộn, bất ổn, đầy trớ trêu. Xúy Vân dường như rơi vào trạng thái hỗn loạn, điên dại, rối bời, mất phương hướng.

    Câu 4 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 4, SGK) Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản mà em thấy thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo.

    Trả lời:

    - Nghệ thuật diễn tả tâm trạng phức tạp của Xúy Vân qua lời hát: Tâm trạng phức tạp của Xuý Vân thể hiện trong mâu thuẫn giữa hình thức bên ngoài với nội dung tâm trạng bên trong.

    - Nội dung suy nghĩ, tâm trạng bên trong: Xuý Vân hoàn toàn tỉnh táo, cô luôn day dứt, oán hận, trách móc, cảm thấy cô đơn, lạc lõng...

    - Hình thức bên ngoài cô phải đóng vai một người điên, hành động và lời nói giống như người điên dại.

    - Nghệ thuật diễn tả: Tác giả đan xen các lời thật, lời điên để thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trạng. Sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu khác nhau để thể hiện sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng nhân vật.

    Câu 5 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Em ấn tượng nhất với lời nói, câu hát nào của nhân vật Xuý Vân trong đoạn trích? Vì sao?

    Trả lời:

    Em ấn tượng với lời nói, câu hát:

    - “Con cá rô nằm vũng chân trâu / Để cho năm bảy cần câu châu vào”. Biện pháp ẩn dụ gợi ra thân phận khổ đau, tình thế bế tắc, ngột ngạt của Xuý Vân: Không gian cạn hẹp, bó buộc, cỏn con, chỉ là cái “vũng chân trâu”; tình thế bị săn đuổi “năm bảy cái cần câu châu vào”, khó mà thoát khỏi “Như chim vào lồng, như cá cắn câu / Cá cắn câu biết đâu mà gỡ / Chim vào lồng biết thuở nào ra?”.

    - Lời hát ngược ở phần cuối văn bản (tham khảo phần trả lời câu hỏi số 3). Em có thể chọn các câu hát khác trong bài và thực hiện tương tự.

    Câu 6 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 5, SGK) Theo em, nhân vật Xuý Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?

    Trả lời:

    Theo em, Xúy Vân đáng thương hơn là đáng trách bởi vì:

    - Nàng chấp nhận hôn nhân do cha mẹ là sắp đặt vội vàng không hoàn toàn có tình yêu. Khi nàng mới về nhà chồng cũng là một người vợ tốt, người phụ nữ đảm đang, khéo léo, đẹp người đẹp nết.

    - Cô cũng từng là cô gái quê bình thường với những ước mơ, khát vọng nhỏ bé giản dị, cụ thể như là một gia đình có vợ có chồng đầm ấm, hạnh phúc, chồng cày vợ cấy, đến mùa lúa chín thì sẽ cùng chồng làm nương, làm ruộng. Nhưng những điều ấy lại không được, chồng và gia đình chồng nàng có mộng công danh, ước mơ đỗ đạt làm quan. Trong lúc lạc lõng nhất thì nàng gặp Trần Phương, cái người mà cô coi như tri kỉ, tri âm, người cảm thông với mình.

    - Xúy Vân thông minh, khéo léo, đảm đang, khao khát hạnh phúc và dũng cảm tìm đến tình yêu nhưng cô phải giả dại để theo đuổi thứ tình yêu trăng gió ấy và rồi phải trả giá đắt. Khát vọng tình yêu tự do nhưng lại không thể thực hiện được bởi trong xã hội phong kiến, tư tưởng lạc hậu, quan niệm “tam tòng” đã trói buộc số phận người phụ nữ.

    Câu 7 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Em hãy sưu tâm một vài tác phẩm văn học nghệ thuật lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Xuý Vân trong vở chèo. Chọn một tác phẩm em thấy thích nhất và chỉ ra trong sáng tác đó tác giả đã thể hiện cảm nhận, suy nghĩ như thế nào về hình tượng nhân vật Xuý Vân.

    Trả lời:

    Một số tác phẩm văn học nghệ thuật lấy cảm hứng từ hình tượng Xuý Vân:

    - Bài thơ Vân dại của Đoàn Thị Tảo.

    - Bài hát Chờ chàng của Trần Khánh Ly.

    - Bộ tranh Xuý Vân trên giấy dó của hoạ sĩ Lý Trực Sơn,...

    Trong chèo, Vân dại vụt một cành lá vào gió, nghiêng ngả, bước xiêu bước lệch ra bờ sông gọi đò và tiếng gọi “Đò ơi! Bớ đò!” xuyên qua nghìn năm bạc mệnh và nghìn năm thất tình của người đàn bà. Cái dáng đi thất thểu thất tha và tiếng gọi đò lạc giọng cùng với tiếng cành lá vụt vào gió đêm ấy thấm đẫm vô thanh trong từng từ từng câu trong bài thơ. Tột cùng nỗi đau sẽ không còn đau nữa, quá mức thác loạn sẽ trở lại bình thường chăng, nhưng giọng thơ khá bình tĩnh bên ngoài không che giấu được những lượng sóng ngầm cuồn cuộn bên trong. [...] Bài thơ không vào đầu mà chỉ có mở đầu, cũng không kết - mà toàn bài, kể cả từng câu đều tự mở tự kết như trong chèo Vân dại. Vân dại đi không từ nơi xuất phát để không đến và không có nơi đến, chỉ thấy một dáng người qua vung vít cành lá với tiếng gọi đò làm sởn gai ốc nghìn năm và khán giả đã tự mở tự kết cho nàng. ”.

  • Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)

  • Câu 1 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Nối thông tin ở cột A với nội dung giải thích phù hợp ở cột B.

    A

     

    B

    1) Tuồng

     

    a) Là một trong những vở tuồng hài tiêu biểu

    2) Tuồng cung đình

     

    b) Là loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc

    3) Tuồng hài

     

    c) Là một văn bản có cốt truyện, nhân vật kèm lời thoại và chỉ dẫn về bối cảnh, trang phục, hoạt động trên sân khấu

    4) Sơn Hậu

     

    d) Còn gọi là tuồng đồ, viết về các đề tài sinh hoạt, lấy tiếng cười để phản ánh hiện thực xã hội, có cốt truyện phong phú, gần gũi với cuộc sống của người bình dân xưa

    5) Nghêu, Sò, Ốc, Hến

     

    e) Còn gọi là tuồng thầy, tuồng pho, viết về đề tài trung với vua, đánh giặc bảo vệ đất nước, bảo vệ triều đình, có âm hưởng bi tráng, giàu kịch tính, mâu thuẫn căng thẳng,

    quyết liệt giữa hai phe trung - nịnh, tốt - xấu,...

    6) Kịch bản tuồng

     

    g) Là một trong những vở tuồng cung đình tiêu biểu

     

    h) Là loại hình sân khấu dân gian của dân tộc

    Trả lời:

    1) - b), 2) - e), 3) - d), 4) - g), 5) - a), 6) - c).

    Câu 2 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 2, SGK) Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật,...

    Trả lời:

    - Yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên xuất phát từ ngôn ngữ hành động của nhân vật Nghêu, Nghêu được biết đến là ông bói mù, với những câu nói hài hước, tếu táo.

    - Nghêu đến nhà Thị Hến để tán tỉnh nàng nhưng chưa kịp làm gì thì thấy Đề Hầu gõ cửa đến. Khi ấy lão sốt vó lo lắng, hoang mang, sợ hãi đã nhanh chóng để tìm chỗ trốn “Trốn chỗ nào khác chỉ cho min/ (Chớ) Ra cửa có thầy Đề đứng đó!”. Sợ bị phát hiện Nghêu đã chui xuống gầm phản nhà Hến.

    - Hành động của kẻ nhút nhát, sợ sệt. Nhưng rồi khi nghe Huyện Trìa nói về việc “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc” thì Nghêu đã chui từ gầm phản ra và thay đổi bộ mặt vui vẻ để lấy lòng, còn nịnh hót khen những lời của Huyện Trìa là đúng đắn khác hoàn toàn so với lúc đầu khi Đề Hầu đến, Nghêu đã lật mặt thay đổi cảm xúc tuy vẫn còn run sợ nhưng hắn lại ngon ngọt. Tác giả đã rất thành công trong việc dùng ngôn ngữ hành động để tạo tiếng cười.

    Câu 3 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 4, SGK) Trong văn bản, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ như thế nào đối với các nhân vật?

    Trả lời:

    Trong văn bản, các tác giả dân gian đã thể hiện thái độ phê phán, châm biếm với các nhân vật qua các hành động, ngôn ngữ. Tác giả phơi bày cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến. Còn đối với Hến - người đàn bà góa ta lại thấy trong cô có sự khao khát được hạnh phúc, được bảo vệ, Hến trẻ trung, thông minh có, xinh đẹp nhưng trong mắt mọi người nàng lại lẳng lơ, điêu ngoa. Tất cả đã được tác giả dân gian khắc họa đầy đủ diện mạo bức tranh làng quê phong kiến buổi suy tàn.

    Câu 4 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 5, SGK) Em ấn tượng nhất với chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?

    Trả lời:

    Em ấn tượng nhất với chi tiết cuối cùng của Thị Hến sau khi Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa tức giận rời khỏi nhà Thị Hến. Bởi vì hình ảnh này cho ta thấy được trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam, cả ba người đều là người có chức, có quyền mà lại bị mắc mưu của một người đàn bà góa, người phụ nữ chân yếu tay mềm. Mưu kế đã thành công vang dội, còn dạy dỗ cho đám người đấy hết thói làm càn như “tới ngõ nói điêu”, “đến nhà làm bậy”,...

    Câu 5 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 6, SGK) Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa gì với cuộc sống hôm nay không? Vì sao?

    Trả lời:

    - Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến rất có ý nghĩa đối với cuộc sống ngày hôm nay.

    - Bời vì đây là vở tuồng hài dân gian, tiếng cười trong vở tuồng này có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ giúp ta sảng khoái tinh thần sau cả ngày làm việc mệt nhọc, mà nó còn là những bài học thâm thúy để ta đáng suy ngẫm rất nhiều. Xem tuồng ta thấy như cả bầu trời tuổi thơ ùa về, không gian bối cảnh mang đậm nét thôn quê Bắc Bộ, có thể xã hội hiện đại phát triển nhiều thứ mới cao cấp hơn ra đời nhưng chỉ có tiếng cười trong tuồng không khiến ta nhàm chán, không khiến ta mất đi sự náo nức ngóng từng giai đoạn bởi trong đó tuồng vẫn giữ được yếu tố truyền thống hấp dẫn.

    Câu 6 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Một số bản chỉnh lí sau này còn có thêm cảnh bà vợ của Đề Lại và Huyện Trìa cùng kéo đến nhà Thị Hến trừng trị các ông chồng. Em có thích việc bổ sung thêm cảnh đó không? Vì sao?

    Trả lời:

    Em không thích có thêm cảnh này vì nó làm cho tiếng cười phê phán hướng về câu chuyện ghen tuông, nhân vật Thị Hến có thể sẽ bị các bà vợ đổ lỗi là giở thói trăng hoa, dụ dỗ các ông chồng....

    Câu 7 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Hãy kể tên một số tác phẩm lấy cảm hứng từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.

    Trả lời:

    Ví dụ: thầy Khóa làng tôi

    Câu 8 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    TRẤN ỐC: Khuyến bỉ vật bi! Vật bi!

    Hữu ngô lai trợ! Lai trợ!

    Gian nan hà túc lự?

    Khẩn cấp khả đào sanh(1)!

    (Quân canh ngủ. Ốc sờ soạng lại chỗ Ngao, Ngao hát Ốc ra.)

    LỮ NGAO: (A! A! Thầy biết rồi. Thằng Trùm Sò với thằng Lý Hà về uống rượu, rồi bàn bạc với nhau, thấy bắt thầy cùm là thất lí, mới cho người ra mở cùm cho thầy, để thầy đi đàng thầy cho trôi. Chớ giải thầy lên quan thì phải tốn kém. Thầy dại gì cho bay mở cùm! Tao nằm đây, con dòi to bằng cỗ tay tao chưa về... Phen này, Trùm Sò phải hết cửa hết nhà với thầy cho coi! Bay giải thầy lên quan, trước hết phải mua chai rượu làm lễ ra mắt quan, quan Huyện nhận chai rượu đó mới đưa vào trong cho bà Huyện. Quan mới xử lăng nhăng chi chi đó, rồi quan nạt quan nộ, lão Trùm Sò phải lén ngõ sau mua lại chai rượu của bà Huyện, để thưa thưa, bẩm bẩm lần nữa. Vậy là nay khai, mai báo, chai rượu đó cứ luân hồi ngõ trước ngõ sau làm cho Trùm Sò phải hết nhà! Hết nhà! Hà hà... Bay có khôn ra đây, thầy bày cho! Bay sắm khay trầu cau rượu với chừng dăm quan tiền thôi, bay qua thưa với mụ thầy là con vợ tao đấy, nói khó với nó một tiếng, nó qua nó nhận thầy về. Vậy mà chắc chi thầy đã về cho! Em chết rồi em Sò của thầy ơi! Hà hà...)

    TRẦN ỐC: (Phải giả tiếng mèo để làm hiệu riêng gọi) Ngao! Ng...a...o!

    LỮ NGAO: Đoán biết ám hiệu, cũng theo tiếng mèo đáp lại Ốc! Ốc!

    (Ốc đến mở cùm cõng Ngao thoát chạy. Quân canh thức dậy, hô hoán truy lùng, ...)

    TRẤN ỐC: Lâm nước bí! Lâm nước bí!

    Khó thoát thân! Khó thoát thân!

    Quả dân đinh đã đuổi theo gần.

    Đốt xích hậu mới mong chạy thoát.

    (Ốc giấu Ngao một nơi, trở lại đốt xích hậu, chúng dân đổ về chữa cháy. Ốc cõng Ngao chạy thoái.)

    LÝ HÀ, TRÙM SÒ: Cùng bọn người nhà

    Chỉ thị hoả tại xóm nọ.

    Một đoàn người tới đó,

    Ngõ cứu lửa kia!

    (Hạ)”.

    (Trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 12,

    NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000)

    (1) Khuyên gã chớ buồn! Chớ buồn!

    Có ta đến giúp! Đến giúp!

    Gian nan đâu đủ cho ta phải lo?

    Mau gấp lên có thể chạy thoát.

    a) Đoạn trích kể sự việc gì?

    b) Hãy chỉ ra các yếu tố của kịch bản văn học được thể hiện trong đoạn trích.

    c) Lời độc thoại của Ngao tạo ra tiếng cười như thế nào?

    Trả lời:

    a) Đoạn trích kể về sự việc: Ngao nhầm Ốc là người của Trùm Sò và Lý Hà, được Lý Hà, Trùm Sò sai đến mở cùm cho Ngao vì nhận ra đã bắt Ngao khi không đủ chứng lí.

    b) Các yếu tố của kịch bản văn học:

    - Có cốt chuyện:

    - Có nhân vật kèm lời thoại.

    - Có các chỉ dẫn sân khấu

    c) Sự nhầm lẫn của Ngao tạo ra tiếng cười vui vẻ, bông đùa hay phê phán (nhầm Ốc là người của Trùm Sò và Lý Hà, được Lý Hà, Trùm Sò sai đến mở cùm cho Ngao vì nhận ra đã bắt Ngao khi không đủ chứng lí,...); Sự hình dung trước vụ “bắt thầy giải quan” của Lý Hà và Trùm Sò

  • Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính)

  • Câu 1 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Các phát biểu sau đây về đoạn trích Thị Mầu lên chùa là đúng hay sai? Hãy đánh dấu ✔ vào ô phù hợp.

    Nội dung phát biểu

    Đúng

    Sai

    (1) Đoạn trích Thị Mầu lên chùa thuộc thể loại kịch bản chèo.

     

     

    (2) Mục đích chính của Thị Mầu khi lên chùa là để mang tiền gạo trong gia đình đi tiến cúng.

     

     

    (3) Tiếng đế trong văn bản tỏ thái độ đồng tình với hành động của Thị Mầu khi lên chùa.

     

     

    (4) Trong đoạn trích, nhân vật Tiểu Kính đã cư xử đúng mực theo nguyên tắc của người tu hành.

     

     

    Trả lời:

    Nội dung phát biểu

    Đúng

    Sai

    (1) Đoạn trích Thị Mầu lên chùa thuộc thể loại kịch bản chèo.

     

    (2) Mục đích chính của Thị Mầu khi lên chùa là để mang tiền gạo trong gia đình đi tiến cúng.

     

    (3) Tiếng đế trong văn bản tỏ thái độ đồng tình với hành động của Thị Mầu khi lên chùa.

     

    (4) Trong đoạn trích, nhân vật Tiểu Kính đã cư xử đúng mực theo nguyên tắc của người tu hành.

     

    Câu 2 trang 34 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Lời nói và câu hát sau của Thị Mầu không thể hiện điều gì?

    “THỊ MẦU: Thế mà Mầu tôi lên chùa từ mười ba

    (Hát) Mười ba

    Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba

    Thấy sư mười bốn vãi già mười lăm

    Tôi muốn cho một tháng đôi rằm.”

    A. Thị Mầu rất thích và năng lên chùa

    B. Thị Mầu rất mộ đạo

    C. Thị Mầu rất đa tình, táo bạo, dám tỏ bày tình cảm tự nhiên của bản thân

    D. Thị Mầu rất đoan trang, đúng mực, giữ gìn phép tắc khi đi lễ chùa

    Trả lời:

    Chọn đáp án: D. Thị Mầu rất đoan trang, đúng mực, giữ gìn phép tắc khi đi lễ chùa

    Câu 3 trang 34 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Thông tin nào được nhấn mạnh trong lời đáp dưới đây của Thị Mầu và nhắn mạnh nhằm mục đích gì?

    “THỊ MẦU: Tên em ấy à?

    Là Thị Mầu, con gái phú ông

    Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi!

    Chưa chồng đấy nhá!”

    A. Tên “Thị Mầu” - để Tiểu Kính phải nhớ tên của mình

    B. “Con gái phú ông” - thể hiện sự tự tin mình là con gia đình giàu có trong làng

    C. Tên “Thị Mầu”, “con gái phú ông” - cung cấp thông tin đầy đủ để Tiểu Kính ghi vào tờ sớ đọc khi cúng lễ

    D. “Tuôi vừa đôi tám”, “chưa chồng” - thể hiện sự lả lơi, sĩ mê dành cho Tiểu Kính

    Trả lời:

    Chọn đáp án: D. “Tuôi vừa đôi tám”, “chưa chồng” - thể hiện sự lả lơi, sĩ mê dành cho Tiểu Kính

    Câu 4 trang 34 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:So với ca dao, câu hát ghẹo Tiểu Kính “Trúc xinh trúc mọc sân đình / Em xinh em đứng một mình chẳng xinh!” có gì khác? Vì sao Thị Mầu lại cố tình hát khác như vậy?

    Trả lời:

    - Câu ca dao:

    “Trúc xinh trúc mọc đầu đinh

    Em xinh em đứng một mình cũng xinh.”

    → So sánh hình dáng cây trúc với người phụ nữa Việt Nam trẻ trung, mong manh và xinh đẹp cho dù đứng ở đâu, dù ở góc độ nào vẫn xinh.

    + Trong vở chèo Thị Mầu lên chùa

    “Trúc xinh trúc mọc sân đình

    Em xinh em đứng một mình chẳng xinh.”

    → Ở trong câu ca dao người phụ nữ đứng một mình, dù đứng ở đâu, góc độ nào vẫn xinh; còn trong vở chèo Thị Mầu thì nó được biến tấu đi, nhằm ghẹo chú tiểu, ẩn ý người phụ nữ xinh đẹp cần phải có đôi có cặp mới xinh, còn đứng một mình sẽ không xinh.

    - Thị Mầu hát như vậy vì để thể hiện nỗi lòng, khát khao hạn phúc của Thị Mầu nhưng lại bị chú tiểu ngó lơ.

    Câu 5 trang 34 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 1, SGK) Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chú tiểu? Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong việc biểu lộ nỗi lòng Thị Mầu? Em thấy ấn tượng nhất với lời bày tỏ tình cảm nào của Thị Mầu? Vì sao?

    Trả lời:

    - Ngôn ngữ, hành động của Thị Mầu khi bày tỏ tình cảm với chú tiểu:

    + Khen “đẹp như sao băng”, đôi mắt sắc như dao bổ cau liếc đi, liếc lại, đôi môi đỏ mọng lúc nào cũng cười nở như hoa và nhất là lời bóng gió, ẩn ý đầy chất dân gian để “đánh” đi những lượng tin cần thiết mà da diết về phía chú tiểu

    + Đợi cơ hội Tiểu Kính ra và nắm tay Tiểu Kính, đòi quét chùa thay Tiểu Kính, lại còn mời mọc. Ta thấy sự táo bạo, mãnh liệt, quyết tâm; không e thẹn, do dự, ngại ngùng.

    - Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần đã bộc lộ nỗi lòng say mê, yêu thương tha thiết của Thị Mầu. Mầu khao khát được yêu, được đáp lại tình yêu chân thành, Mầu dám phơi bày ruột gan tình cảm của mình ra trước mặt mọi người, dám thổ lộ, dám tấn công.

    - Em ấn tượng nhất vời tỏ tình của Thị Mầu:

    “Một cành tre, năm bảy cành tre

    Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng

    Ấy mấy thầy tiểu ơi!...

    Mẫu đơn giồng cạnh nhà thờ

    Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”

    - Bởi đây là lời tỏ tình ấy da diết chứa chan mong ước về tự do yêu đương, tự do lựa chọn hôn nhân. Dám yêu, dám lên tiếng vì tình yêu - giữa xã hội phong kiến chỉ duy nhất một Thị Mầu. Mầu cất lên tiếng nói nữ quyền để lật đổ thành trì lễ giáo cũ kĩ đã trở thành giáo điều, đạp đổ những lệ làng, những đạo đức giả, những quan niệm cổ hủ chà đạp lên thân phận và tước đoạt hạnh phúc con người. Trong dòng nghĩ suy qua lời hát ghẹo của Thị Mầu đã ẩn chứa khát khao chung tình – khao khát chính đáng trong tình yêu.

    Câu 6 trang 34 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 2, SGK) Qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật Tiểu Kính trong đoạn trích, em có nhận xét gì về nhận vật này?

    Trả lời:

    Nhận xét: Nhân vật Tiểu Kính đẹp trai ngời ngời mà lòng dạ thẳng băng, trơ trơ như gỗ đá, người tĩnh tọa đều đều, liên hồi gõ mõ, niệm Nam mô A di đà Phật, vẻ mặt càng cố tỏ ra bất động, lạnh lùng giỏi nhẫn nhịn, cam chịu.

    Câu 7 trang 35 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 3, SGK) Dưới đây là một số trích dẫn ngôn ngữ của tác giả dân gian (được thể hiện qua tiếng đế) và nhân vật Thị Mầu:

    Tiếng đế

    Lời đáp của Thị Mầu

    - Ai lại đi khen chú tiểu thế, cô Mầu ơi!

    - Có ai như mày không?

    - Dơ lắm! Mầu ơi!

    - Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

    - Đẹp thì người ta khen chứ sao!

    - [...] chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy.

    - Kệ tao.

    - Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn / Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ!

    Em có đồng tình với cách đánh giá trên đây của tác giả dân gian (qua tiếng đế) về Thị Mầu và thái độ, suy nghĩ của Thị Mầu không? Vì sao?

    Trả lời:

    - Em đồng tình với cánh đánh giá trên của tác giả dân gian. Vì:

    Từ đâu Thị Mầu đã được xây dụng là người con gái lẳng lơ, không phải là người con gái theo quan niệm “tam tòng tứ đức” của thời xưa vậy nên, qua lời đề thì những cái dở, cái xấu của Mầu được bộc lộ rõ ràng hơn. Cái dở đó chỉ duy nhất là sự mù quáng; mà đã yêu đương say đắm và dữ dội đến như thế, thì có mù quáng cũng là dễ hiểu, do đó dễ thông cảm, và hơn nữa, dễ thương mà thôi. Cái mù quáng của Thị Mầu là ở chỗ cô không nhận biết – đối tượng của mình… Thầy Tiểu mà cô mê thực ra là Thị Kính giả trai. Sự mù quáng của Thị Mầu cùng với cơn yêu đương. Những lời đế ấy không chỉ giúp Mầu thể hiện rõ bản thân của mình mà còn khiến giá trị của những yếu tố trong vở chèo dân gian là cách dùng gậy ông lại đập lưng ông mà văn học dân gian rất thiện nghệ để phê phán, hơn nữa, bóc trần cái đạo đức giả của đạo đức quan phong kiến.

    Câu 8 trang 35 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 5, SGK) Em biết những tác phẩm văn học nào lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Quan Âm Thị Kính?

    Trả lời:

    Một số tác phẩm:

    - Thị Mầu, Lẳng lơ Thị Mầu, Cãi,... (Trong tập Cưới thơ của Hoàn Nguyễn)

    - Thị Màu (Anh Ngọc)

    - Này em Thị Mầu (Ngân Vịnh)

  • II. Bài tập tiếng Việt

  • Bài tập tiếng Việt trang 35, 36

    • Câu 1 trang 35 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Bài tập 1, SGK) Phát hiện lỗi và sửa lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong các câu sau:

      a) Ở lớp tôi, bạn ấy là người hoạt động rất là năng lực.

      b) Trong truyện ngắn, nhà văn đã xây dựng nên nhiều hình tượng đặc sắc với những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của nhân văn.

      c) Lớp trẻ của chúng ta là niềm hi vọng đất nước Việt Nam hàng ngàn năm văn hiến.

      d) Qua các vở tuồng, chèo trong bài học này, chúng ta thấy các người phụ nữ trong mỗi câu chuyện đều có những số phận riêng.

      Trả lời:

      a. Năng lực → Năng nổ

      b. Nhân văn → Nhân vật

      c. Hàng ngàn năm văn hiến → Ngàn năm văn hiến

      d. Chúng ta thấy các người phụ nữ → Chúng ta thấy được hình ảnh người phụ nữ.

      Câu 2 trang 35 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Bài tập 2, SGK) Phân tích các lỗi lặp từ, lặp nghĩa, lỗi dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ trong các câu sau và sửa lại cho đúng:

      a) Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến là một trong những tác phẩm tuyệt tác.

      b) Mắc mưu Thị Hến, con đường hoạn lộ làm quan của Huyện Trìa thế là liệu có chấm hết?

      c) Bạn ấy đại diện thay mặt cho những người có thành tích học tập xuất sắc nhất.

      d) Đó là bức tối hậu thư cuối cùng mà cảnh sát đưa ra cho nhóm tội phạm đang lẩn trốn.

      Trả lời:

      a) Lỗi lặp từ, lặp nghĩa: “tác phẩm tuyệt tác” (“tuyệt tác” đã có nghĩa là tác phẩm hay nhất). Sửa lại: dùng “tuyệt tác” hoặc dùng “tác phẩm hay”.

      b) Lỗi lặp từ, lặp nghĩa: “con đường hoạn lộ làm quan” (cả từ “con đường”, “hoạn lộ”, “làm quan” đều có nét nghĩa được lặp lại, giao nhau). Sửa lại: nên viết là “con đường làm quan”. Câu b còn mắc lỗi dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ. Cách viết “thế là liệu có chấm hết” là cách diễn đạt của ngôn ngữ nói, không phù hợp với phong cách ngôn ngữ viết khoa học. Thay vì viết “thế là liệu có chấm hết” thì nên viết “liệu có chấm hết”, bỏ “thế là” vì mang sắc thái khẩu ngữ.

      c) Lỗi lặp từ, lặp nghĩa: “đại diện thay mặt” (“đại diện” từ Hán Việt đã có nghĩa là “thay mặt” nên dùng “Bạn ấy đại diện thay mặt...” là lặp từ, lặp nghĩa). Sửa lại: “Bạn ấy thay mặt cho những người có thành tích học tập xuất sắc nhất” hoặc “Bạn ấy đại diện cho những người có thành tích học tập xuất sắc nhất”.

      d) Lỗi lặp từ, lặp nghĩa: “bức tối hậu thư cuối cùng” (Ở đây, “tối hậu” đã có nghĩa là sau hết, cuối cùng nên dùng “bức tối hậu thư cuối cùng” là lặp nghĩa). Sửa lại: “bức tối hậu thư” hoặc “bức thư cuối cùng”.

      Câu 3 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Phân tích các lỗi lặp từ, lặp nghĩa và lỗi dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ trong các câu sau và sửa lại cho đúng:

      a) Chị ấy đúng là một trong những người phụ nữ quá lẳng lơ nhất trong làng.

      b) Qua tiểu thuyết này, cả hai nhân vật đều phải chịu một cái chết khổ đau, chết giãy đành đạch.

      c) Nguyên nhân sở dĩ tại sao em chưa nộp bài viết về văn bản Mắc mưu Thị Hến là do vì chiều qua em vắng cho nên em không biết hôm nay phải nộp bài.

      d) Sông Hương là một trong những thắng cảnh đẹp của xứ Huế.

      e) Theo tôi, anh chưa vội công bố công khai kết quả cuộc họp công ty chiều hôm qua cho mọi người biết.

      Trả lời:

      a) Lỗi lặp từ, lặp nghĩa: “quá lẳng lơ nhất”.

      b) Lỗi dùng từ không phù hợp với phong cách: “chết giãy đành đạch”.

      c) Lỗi lặp từ, lặp nghĩa: sử dụng nhiều từ đồng nghĩa, gần nghĩa gây trùng lặp như “nguyên nhân”, “sở dĩ”, “tại sao”, “do”, “vì”,

      d) Lỗi lặp từ, lặp nghĩa: “thắng cảnh đẹp”.

      e) Lỗi lặp từ, lặp nghĩa: “công bố công khai”.

      Câu 4 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Theo em, các từ ngữ in đậm trong đoạn trích sau có tác dụng gì? Hãy tìm những từ đồng nghĩa có thể thay thế các từ in đậm trong đoạn văn.

      “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử.”.

      (Đặng Thai Mai)

      Trả lời:

      - Tác dụng của từ ngữ in đậm trong đoạn: tác giả Đặng Thai Mai đã sử dụng thành công, hiệu quả các từ ngữ: đẹp, hay, hài hoà, tế nhị, uyển chuyền, diễn đạt, thoả mãn phù hợp với ngữ cảnh là đánh giá, nhận xét về tiếng Việt. Cách diễn đạt tiếng Việt đẹp, tiếng Việt hay, tiếng Việt hài hoà, tiếng Việt tế nhị, uyển chuyển,... rất sáng tạo. Tác giả thật sự phải rất tinh tế và có những hiểu biết sâu sắc về vẻ đẹp của tiếng Việt thì mới viết được như vậy.

      - Các từ đồng nghĩa có thể thay thế: đẹp (xinh), hay (thú vị), hài hoà (đồng điệu), tế nhị (mềm mại), uyển chuyển (nhẹ nhàng), diễn đạt (biểu thị), thoả mãn (đáp ứng). Tác giả đã sử dụng rất hiệu quả, sáng tạo các từ ngữ này trong ngữ cảnh, do vậy, các từ đồng nghĩa tìm được có thể có nghĩa tương đương nhưng không thể hay và độc đáo như các từ được tác giả lựa chọn.

      Câu 5 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống trong các câu sau:

      a) Văn học Việt Nam mang những đặc điểm cơ bản: tính Đảng, tính dân tộc và tính ................... (công chúng, quần chúng, đại chúng).

      b) ..................... (Nhan đề, Đầu đề, Chủ đề) thảo luận của bài học hôm nay là tình yêu quê hương, đất nước trong thơ hiện đại Việt Nam.

      c) Trong nghiên cứu và trong cuộc sống, một người giàu trí......................... thì rất cần nhưng giàu trí .......................... thì không hay (tưởng tượng, tưởng bở).

      d) Ông ấy phải ăn ở, cư xử với hàng xóm ....................... (hoàn hảo, hoàn chỉnh, hoàn toàn, trọn vẹn) nghĩa tình như thế nào thì người ta mới trân trọng đến thế!

      Trả lời:

      a) đại chúng

      b) chủ đề

      c) tưởng tượng/ tưởng bở

      d) trọn vẹn

      Câu 6 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Vì sao không thể thay thế từ Hán Việt bằng từ thuần Việt đồng nghĩa trong những trường hợp dưới đây?

      a) Trong trận đấu giữa đội tuyển Ý và đội tuyển Pháp, hàng trăm khán giả đánh nhau.

      b) Người ta thường nói: “Họa sĩ đẹp vẽ xấu, hoạ sĩ xấu vẽ đẹp.”.

      c) Mộng 8 tháng Ba là Ngày Quốc tế Phụ nữ.

      d) Ngài Tổng thống và phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam trong năm tới.

      Trả lời:

      a) Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ “khán giả” là “người xem”. Nếu ta thay thế “khán giả” bằng “người xem”, câu sẽ trở nên mơ hồ, có hai cách hiểu khác nhau, đó là “hàng trăm khán giả đánh nhau” sẽ rất khác với “hàng trăm người xem đánh nhau”.

      b) Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ “hoạ sĩ” là “người vẽ”. Nếu ta thay thế“hoạ sĩ” bằng “người vẽ”, câu sẽ trở nên mơ hồ, có hai cách hiểu khác nhau, chẳng hạn “người vẽ đẹp vẽ xấu, người vẽ xấu vẽ đẹp”.

      c) Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ “phụ nữ” là “đàn bà”. Nếu ta thay thế “phụ nữ” bằng “đàn bà”, câu sẽ trở nên thiếu trang trọng, nên không thể viết hoặc nói “Ngày quốc tế đàn bà”.

      d) Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ “phu nhân” là “vợ”. Nếu ta thay thế “phu nhân” bằng “vợ”, câu sẽ trở nên thiếu trang trọng, không phù hợp với văn phong ngoại giao và hành chính nên không nên viết hoặc nói “Ngài Tổng thống và vợ sẽ chính thức đến thăm... ”.

III. Bài tập viết

  • Bài tập viết trang 37, 38

Câu 1 trang 37 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Những thói quen, quan niệm nào sau đây cần phải thay đổi, từ bỏ? Vì sao?

- Hút thuốc lá

- Trì hoãn trong công việc

- Đọc sách hằng ngày

- Chi tiêu không có kế hoạch

- Làm việc tuỳ hứng

- Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác

- Lãng phí thời gian

- Luôn phán xét người khác

- Chọn nghề kiếm được nhiều tiền

- Không chơi với những người học kém

- Có tiền là có tất cả

- Dám chịu trách nhiệm về bản thân

Trả lời:

Những thói quen cần phải thay đổi từ bỏ:

- Hút thuốc lá vì nó có hại cho bản thân và ảnh hưởng đến những người xung quanh.

- Trì hoãn trong công việc có thể dẫn đến sự thiếu tích cực, chủ động của chúng ta trong cuộc sống hoặc dẫn đến việc không đạt được các mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra,...

- Chi tiêu không có kế hoạch khiến chúng ta trở thành những người hoang phí, sống không có kế hoạch.

- Làm việc tuỳ hứng vì mỗi người cần phải có kế hoạch của bản thân, phải biết sắp xếp công việc cụ thể hợp lí để đạt được thành tích cao.

- Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác khiến chúng ta trở thành những người bị động, không làm chủ được công việc cũng như cuộc sống của mình.

- Lãng phí thời gian vì phí phạm thời gian cũng đồng nghĩa chúng ta đang tự đánh mất đi thành công, mơ ước và khát vọng của mình

- Luôn phán xét người khác sẽ hình thành ở chúng ta thói ích kỉ, hơn thua, khiến chúng ta trở thành con người có những đức tính xấu.

- Không chơi với những người học kém vì chúng ta không nên phân biệt đối xử với các bạn. Chơi với những người học kém ta có thể giúp đỡ họ trở nên tốt hơn.

- Có tiền là có tất cả vì nếu cuộc sống của chúng ta chỉ xiay quanh tiền bạc ta sẽ dần trở thành những con người coi trọng tiền bạc, sẽ bị mất đi lương tri, mất đi những người thân yêu bên cạnh mình.

 

Câu 2 trang 37 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Đọc phần mở bài sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Ba!

Chắc ba sẽ rất ngạc nhiên khi đọc những dòng này của con. Đứa con gái hằng ngày ba vẫn đưa đi học, vẫn yêu chiều, nâng niu, bỗng viết thư cho ba. Vâng, vì lúc này cả con, cả ba mẹ đều băn khoăn trong việc chọn cho con một môn chuyên, một khối học hợp lí ở trường trung học phổ thông. Ba mong con thi vào chuyên Toán hay chuyên Anh - những môn học thời thượng và đảm bảo tương lai. Nhưng ba ơi, thế kỉ XXI đâu chỉ cần Toán, Ngoại ngữ, Tin học. Xin ba đừng cấm con học Văn! Vì văn học, với con là cả một niêm say mê lớn.”.

(Tuyển tập những đề bài và bài văn nghị luận xã hội, tập l, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

a) Mở bài cho biết đối tượng người viết muốn thuyết phục trong bài văn là ai?

b) Người viết muốn thuyết phục về điều gì?

Trả lời:

a) Đối tượng: ba

b) Người viết muốn thuyết phục: xin người ba đừng cấm mình học Văn bởi vì ở thế kỉ XXI đâu chỉ cần Toán, ngoại ngữ và quan trọng với người con văn học là một niềm say mê lớn.

 

Câu 3 trang 38 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Để thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh, một HS dự định sử dụng các dẫn chứng sau đây:

a) “Gần đây truyền thông thường nhắc đến những con vi khuẩn siêu kháng thuốc hết sức kinh khiếp như vậy. Câu chuyện này được nhắc đi nhắc lại tại các hội nghị hồi sức cấp cứu và truyền nhiễm từ năm này qua năm khác với nỗi lo lắng khôn nguôi bởi dù không muốn, chúng ta phải thừa nhận tất cả vẫn đang là kẻ thua cuộc trong cuộc chiến với siêu chiến binh này. Chúng dường như đang lây lan khá nhanh giữa các cơ sở y tế, và biện pháp điều trị hữu hiệu hiện nay thì như ánh đom đóm giữa đêm đen.”.

(Lời chia sẻ của bác sĩ Ngô Đức Hùng, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, báo Giáo dục và Thời đại, ngày 19-7-2018)

b) “Báo cáo toàn cầu về kháng thuốc năm 2014 của WHO(1) được tổng hợp từ 114 quốc gia trên khắp các khu vực cho thấy: Người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỉ lệ tử vong tăng lên ở tất cả các nhóm tuổi.

Tại châu Âu, số ngày nằm viện tăng 2,5 triệu ngày, tỉ lệ tử vong 25 000 người/năm.

Tại Thái Lan, tăng hơn 3,2 triệu ngày nằm viện và tử vong 38 000 người năm, ở Mỹ

khoảng 2 triệu người mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong 23 000 người/năm.

Điều này tác động đến kinh tế, xã hội hết sức to lớn. Chỉ tính riêng ở Mỹ, chi phí trực tiếp hơn 20 tỉ USD(2)/năm và chi phí gián tiếp hơn 30 tỉ USD/năm.

Thế giới mỗi năm có hàng trăm ngàn người chết do kháng thuốc và phải chi phí hàng trăm tỉ USD cho kháng thuốc. Đó là lí do tại sao WHO và các cơ quan quốc tế khác chỉ ra rằng, kháng kháng sinh là một mối đe doạ nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai.”.

(Theo trang Phòng, chống kháng thuốc, Cục Quản lí Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, ngày 01-12-2016)

(1) WHO (viết tắt của World Health Organizaftion): Tổ chức Y tế thế giới.

(2) USD (viết tắt của United States Dollar): đồng đô la Mỹ.

Theo em, các dẫn chứng trên thuộc loại nào? Có thể sử dụng dẫn chứng nảy để làm rõ lí do nào khi thuyết phục mọi người cần từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh?

Trả lời:

a. Trích dẫn lời phát biểu của những người có liên quan (bác sĩ Nguyễn Đức Hùng, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai)

b. Đưa ra số liệu cụ thể.

 

Câu 4 trang 38 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Dựa vào kết quả thực hiện bài tập 1, hãy tự ra một đề bài về vấn đề thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm và lập đàn ý cho đề bài đó.

Trả lời:

Đề bài: Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay: Em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này

Lập dàn ý cho bài viết:

Mở bài

Dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết: Mọi người cần tử bỏ việc lạm dụng thuốc kháng sinh bởi thói quen này dẫn đến nhiều nguy cơ mà con người phải đối mặt trong điều trị bệnh tật.

Thân bài

Người viết có thể sắp xếp các ý theo trật tự khác nhau, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh. Ví dụ, có thể sắp xếp theo trật tự sau:

+ Giải thích thế nào là thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc kháng sinh và trình bày hiện trạng lạm dụng thuốc kháng sinh hiện nay trong cộng đồng.

+ Những lí do để mọi người nên từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh:

• Lạm dụng thuốc kháng sinh gây lãng phí tiền bạc.

• Lạm dụng thuốc kháng sinh gây khó khăn cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh.

• Lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh, gây nguy hiểm cho tính mạng.

+ Dự đoán lập luận của những người có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh (Ví dụ: dựa vào hướng dẫn của người bán thuốc; tham khảo thông tin trên mạng, không có thời gian để đi khám bác sĩ,...). Từ đó, người viết có thể phản biện lại. Chẳng hạn: Người bán thuốc không phải là bác sĩ khám bệnh, họ không đủ kiến thức chẩn đoán và kê đơn điều trị cho người bệnh.

+ Làm thế nào để từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh (Ví dụ: hiểu tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh, khi có bệnh cần đi khám bác sĩ,

mua và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ,...)?

Kết bài

Khẳng định lại thông điệp mọi người cần từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh vì một cuộc sống khoẻ mạnh, an toàn cho bản thân và cộng đồng

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài mở đầu

Bài 1: Thần thoại và sử thi

Bài 2: Thơ đường luật

Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng

Bài 4: Văn bản thông tin

Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1

Đánh giá

0

0 đánh giá