Sách bài tập Ngữ Văn 10 Bài 1: Thần thoại và sử thi | Cánh diều

3.7 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 1: Thần thoại và sử thi sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 1: Thần thoại và sử thi

I. Bài tập đọc hiểu

Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Phương án nào dưới đây nêu đúng trình tự những sự kiện chính trong văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng?

A. Hê-ra-clét đi từ châu Âu sang châu Á để hỏi đường ⇒ giao đấu với gã khổng lồ Ăng-tê ⇒ giải thoát cho thần Prô-mê-tê ⇒ giơ lưng chống đỡ bầu trời thay thần Át-lát ⇒ đấu trí với thần Át-lát để lấy được những quả táo vàng

B. Hê-ra-clét đi từ châu Âu sang châu Á để hỏi đường ⇒ giải thoát cho thần Prô-mê-tê ⇒ giơ lưng chống đỡ bầu trời thay thần Át-lát ⇒ đấu trí với thần Át-lát ⇒giao đấu với gã khổng lồ Ăng-tê để lấy được những quả táo vàng

C. Hê-ra-clét đi từ châu Âu sang châu Á để hỏi đường ⇒ giao đấu với gã khổng lồ Ăng-tê ⇒ giơ lưng chống đỡ bầu trời thay thần Át-lát ⇒ giải thoát cho thần Prô-mê-tê ⇒ đấu trí với thần Prô-mê-tê để lấy được những quả táo vàng

D. Hê-ra-clét đi từ châu Âu sang châu Á để hỏi đường ⇒ giải thoát cho thần Prô-mê-tê ⇒ giơ lưng chống đỡ bầu trời thay thần Át-lát ⇒ đấu trí với thần Át-lát ⇒ giao đấu với gã khổng lồ Ăng-tê để lấy được những quả táo vàng

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Hê-ra-clét đi từ châu Âu sang châu Á để hỏi đường ⇒ giao đấu với gã khổng lồ Ăng-tê ⇒ giải thoát cho thần Prô-mê-tê ⇒ giơ lưng chống đỡ bầu trời thay thần Át-lát ⇒ đấu trí với thần Át-lát để lấy được những quả táo vàng

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Nội dung nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của khu vườn có cây táo vàng?

A. Một khu vườn thâm nghiêm ở gần nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, được gã khổng lồ độc ác Ăng-tê và con rồng La-đông có một trăm cái đầu ngày đêm trông coi

B. Một khu vườn thâm nghiêm ở gần nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, được hai cha con thần Chiến tranh A-rét và ba chị em tiên nữ Chiều Hôm ngày đêm cùng trông coi

C. Một khu vườn thâm nghiêm ở gần nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, được thần Prô-mê-tê và con rồng La-đông có một trăm cái đầu ngày đêm cùng trông coi

D. Một khu vườn thâm nghiêm ở gần nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, được con rồng La-đông có một trăm cái đầu và ba chị em tiên nữ Chiều Hôm ngày đêm cùng trông coi

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Một khu vườn thâm nghiêm ở gần nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, được con rồng La-đông có một trăm cái đầu và ba chị em tiên nữ Chiều Hôm ngày đêm cùng trông coi

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Vì sao khi giao đấu, hễ chân Ăng-tê chạm đất thì sức mạnh lại tăng thêm?

A. Vì Ăng-tê là vị thần bất khả chiến bại

B. Vì Ăng-tê chuyên ăn thức ăn là thịt sư tử

C. Vì Ăng-tê được thần Đất Mẹ Gai-a truyền cho sức mạnh

D. Vì Ăng-tê là con trai của thần Dớt - vị thần tối cao của thế giới

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Vì Ăng-tê được thần Đất Mẹ Gai-a truyền cho sức mạnh

Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Nội dung nào dưới đây nói đúng một số chi tiết hoang đường, tưởng tượng trong văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng?

A. Con rồng La-đông có một trăm cái đầu, sức mạnh bắt khả chiến bại của hai cha con thần Chiến tranh A-rét trong giao đấu mỗi khi chân chạm đất, buồng gan bất tử của Prô-mê-tê

B. Con rồng La-đông có một trăm cái đầu, sức mạnh bất khả chiến bại của Ăng-tê trong giao đấu mỗi khi chân chạm đất, buồng gan bất tử của Prô-mê-tê

C. Con rồng La-đông có một trăm cái đầu, sức mạnh bắt khả chiến bại của thần Át-lát trong giao đấu mỗi khi chân chạm đất, buồng gan bất tử của Prô-mê-tê

D. Con rồng La-đông có một trăm cái đầu, sức mạnh bật khả chiến bại của thần Prô-mê-tê trong giao đấu mỗi khi chân chạm đất, buồng gan bất tử của Ăng-tê

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Con rồng La-đông có một trăm cái đầu, sức mạnh bất khả chiến bại của Ăng-tê trong giao đấu mỗi khi chân chạm đất, buồng gan bất tử của Prô-mê-tê

Câu 5 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Hê-ra-clét thuộc kiểu nhân vật nào dưới đây?

A. Kiểu nhân vật thần, hội tụ vẻ đẹp của sức mạnh và sự biến hoá

B. Kiểu nhân vật anh hùng, hội tụ vẻ đẹp của sức mạnh và cảm xúc

C. Kiểu nhân vật thần, hội tụ vẻ đẹp của yếu tố hoang đường và thần thánh

D. Kiểu nhân vật anh hùng, hội tụ vẻ đẹp của sức mạnh và trí tuệ

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Kiểu nhân vật anh hùng, hội tụ vẻ đẹp của sức mạnh và trí tuệ

Câu 6 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Đọc văn bản, em cảm nhận được tình cảm gì của người kể chuyện đối với nhân vật Hê-ra-clét?

Trả lời:

Người đọc có thể cảm nhận rõ tình cảm yêu mến, trân trọng và cảm phục của người kể chuyện đối với nhân vật Hê-ra-clét trước mỗi chiến công của người anh hùng.

Câu 7 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Theo em, thông điệp mà văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng muốn gửi đến người đọc là gì?

Trả lời:

Thông điệp mà văn bản muốn gửi tới người đọc là: con đường đi tới thành công phải trải qua rất nhiều khó khăn thử thách, đòi hỏi con người phải có đủ ý chí và sự quyết tâm.

Câu 8 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK(*) ) Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về điều gì? Theo em, ngày nay câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có còn sức hấp dẫn không? Tại sao?

Trả lời:

- Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của cư dân thời cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên.

- Ngày nay câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng vẫn hấp dẫn vì chất trí tuệ sâu sắc (những triết lí giàu giá trị hiện thực như con người sẽ thành công và hạnh phúc nếu có đủ ý chí và lòng quyết tâm) và vẻ đẹp của trí tưởng tượng (khiến đời sống tâm hồn con người phong phú).

Câu 9 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Chi tiết, hình ảnh nào của văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Hãy vẽ hoặc mô tả bằng lời về chi tiết, hình ảnh đó.

Trả lời:

Chi tiết Hê-ra-clét đấu trí với thần Át – lát khiến em thích thú. Sau nhiều thử thách buộc Hê-ra-clét phải bộc lộ sức khỏe, năng lực và phẩm chất ý chí phi thường, thì thử thách cuối cùng, tuy không đến từ những đối thủ luôn muốn tiêu diệt chàng, nhưng nếu Hê-ra-clét không nhanh trí vượt qua thì suốt đời chàng phải gánh bầu trời cho thần Át-lát. Hê-ra-clét không những nhận ra ý đồ của thần, mà còn nhanh trí tương kế tựu kế "lừa" ngược lại để thần phải chịu thua.

Câu 10 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 6, SGK) Từ đoạn trích trên, em hãy giải thích ý nghĩa của các điển tích: Ăng-tê và Đất Mẹ; Prô-mê-tê bị xiềng.

Trả lời:

Ý nghĩa của những điển tích Ăng-tê và Pro-mê-tê bị xiềng là:

- Ăng-tê và Đất Mẹ: biểu tượng cho tình cảm mẹ con thiêng liêng, cao quý

- Thần Prô-mê-tê là một biểu tượng văn hóa của loài người. Hình ảnh thần Prô-mê-tê bị xiềng cho thấy gánh nặng, rào cản phát triển của văn minh nhân loại.

Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Đăm Săn giao đấu với Mtao Mxây vì mục đích:

A. Trả thù cho người thân yêu trong gia đình

B. Giành lại vợ cho hạnh phúc cá nhân

C. Giành lại vợ và bảo vệ cuộc sống của buôn làng

D. Vì sự sống bình yên của buôn làng

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Giành lại vợ và bảo vệ cuộc sống của buôn làng

Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Thông tin nào dưới đây nêu đúng những sự kiện chính trong văn bản Chiến thắng Mtao Mxây?

A. Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây giao đấu để giải cứu vợ, dân làng mở tiệc ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn

B. Dân làng Mtao Mxây tự nguyện đi theo Đăm Săn, cộng đồng mở tiệc ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn

C. Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây giao đấu, ông Trời cứu giúp cho Đăm Săn

D. Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây giao đấu, dân làng tổ chức tang ma cho Mtao Mxây

(*) SGK: viết tắt của cụm từ Sách giáo khoa.

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây giao đấu để giải cứu vợ, dân làng mở tiệc ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn

Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Nhân vật Đăm Săn được miêu tả qua những biện pháp nghệ thuật nổi bật nào?

A. So sánh, nhân hoá

B. Ấn dụ, so sánh

C. Ấn dụ, phóng đại

D. So sánh, phóng đại

Trả lời:

Chọn đáp án: D. So sánh, phóng đại

Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Phương án nào dưới đây nêu đúng đề tài, chủ đề của văn bản Chiến thắng Mtao Mxây?

A. Sử thi anh hùng, ca ngợi bản sắc văn hoá của cộng đồng người Tây Nguyên

B. Sử thi anh hùng, ca ngợi người anh hùng dũng cảm chiến đầu vì danh dự và hạnh phúc của cộng đồng

C. Sử thi anh hùng, ca ngợi sức mạnh thần kì của người anh hùng Đăm Săn

D. Sử thi anh hùng, ca ngợi sự chiến thắng của cái thiện và khẳng định ông Trời luôn bảo vệ cái thiện

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Sử thi anh hùng, ca ngợi người anh hùng dũng cảm chiến đầu vì danh dự và hạnh phúc của cộng đồng

Câu 5 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Những phương án nào dưới đây là lời người kể chuyện trong văn bản Chiến thắng Mtao Mxây?

A. Thế là Mtao Mxây phải đi ra. Bà con xem, khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng.

B. Khoan, diêng, khoan! Để ta xuống. Ngươi không được đâm ta khi ta đang đi xuống đó, nghe!

C. Đến lúc này, Đăm Săn đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ, mộng thấy ông Trời.

D. Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì?

Trả lời:

Chọn hai đáp án:

A. Thế là Mtao Mxây phải đi ra. Bà con xem, khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng.

C. Đến lúc này, Đăm Săn đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ, mộng thấy ông Trời.

Câu 6 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Chỉ ra những chi tiết hoang đường trong văn bản Chiến thắng Mtao Mxây.

Trả lời:

Những chi tiết hoang đường trong văn bản Chiến thắng Mtao Mxây là: Đăm Săn nhai miếng trầu sức mạnh lập tức tăng lên gấp bội, Đăm Săn được ông Trời giúp sức khi chiến đấu với Mtao Mxây,...

Câu 7 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Liệt kê những chi tiết miêu tả vẻ đẹp khác thường của nhân vật Đăm Săn.

Trả lời:

Các chi tiết miêu tả vẻ đẹp ngoại hình, sức mạnh và sự giàu có của Đăm Săn:

- Chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa; bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng Ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà đọc.

- Chàng uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán.

- Một dũng tướng ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre; đánh đâu đập tan đó.

- Một trang tù trưởng mới giàu lên, tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy.

Câu 8 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Màu sắc văn hoá Tây Nguyên được thể hiện qua những chi tiết nào trong văn bản Chiến thắng Mtao Mxây)

Trả lời:

Những chi tiết thể hiện màu sắc văn hóa Tây Nguyên:

- Ngôi nhà của Mtao Mxây.

- Tục giao chiến và biểu hiện của tinh thần thượng võ, tục ăn mừng chiến thắng (mổ trâu, cúng thần, đánh cồng chiêng, uống rượu cần,...).

- Trang phục của nhân vật Đăm Săn, Mtao Mxây,...

- Không gian cộng đồng với những vật dụng đặc trưng....

- Ngôn ngữ, xưng hô,...

Câu 9 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy làm sáng tỏ một đặc điểm nổi bật của thể loại sử thi được thể hiện trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây.

Trả lời:

- Đặc điểm nổi bật của thể loại sử thi được thể hiện trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây:

Nhân vật trung tâm của sử thi là nhân vật anh hùng: Anh hùng văn hóa và anh hùng chiến trận. So với thần thoại và truyền thuyết, nhân vật sử thi có nhiều lớp người, nhiều thế hệ. Trong câu chuyện này, nhân vật Đăm Săn có đầy đủ các yếu tố đó – một vị thủ lĩnh anh hùng

Nhân vật chính của sử thi anh hùng là anh hùng chiến trận. Phẩm chất cao quí của nhân vật là lòng dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong việc chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục thiên nhiên. Con người anh hùng có vẻ đẹp cường tráng của thể chất. Nhân vật anh hùng là hiện thân của ý chí và sức mạnh cộng đồng. Đó là hình tượng khái quát hóa, lý tưởng hóa, mang ý thức và sức mạnh cộng đồng.

Câu 10 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Phân tích một số câu nói và hành động của dân làng trước chiến thắng của Đăm Săn để làm rõ tình cảm của cộng đồng đối với người anh hùng.

Trả lời:

- Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây là cuộc chiến tranh mang tính chất thống nhất cộng đồng. Nó không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích tàn sát, cướp bóc và chiếm giữ. Chính vì thế mà thái độ của nô lệ ở cả hai phía đối với việc thắng thua của hai tù trưởng cũng có những nét riêng:

+ Khi chủ họ bị Đăm Săn đâm chết thì họ nhất tề, tự nguyện đi theo Đăm Săn. Cả ba lần Đăm Săn hỏi ý kiến (con số 3 là con số tượng trưng, có nghĩa là rất nhiều) thì cả ba lần họ đều khẳng định sẽ đi theo Đăm Săn. Thái độ và hành động của đoàn người này chứng tỏ họ luôn mơ ước được trở thành một tập thể giàu có và hùng mạnh. Họ luôn mơ ước có được một người lãnh đạo dũng cảm, tài ba

+ “Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu trông sao mà vui thế’’. Tôi tớ vô cùng phấn khích, hỏi Đăm Săn đánh chiêng nào để mừng chiến thắng. Dân làng tưng bừng náo nhiệt chào đón vị anh hùng của mình mới chiến thắng trở về. Họ đi lại sửa soạn vui mừng tấp nập không chỉ để mừng buôn sóc được mở mang, được hùng mạnh và giàu có mà còn để tiếp đón những người nô lệ mới bằng sự chân thành và hoà hợp. Điều đó cho thấy họ rất vui mừng, hoan hỉ khi người tù trưởng của mình chiến thắng kẻ thù, làm cho bộ tộc thêm hùng mạnh, giàu có.

Sự đồng tình của tất cả mọi người, từ tôi tớ đến các tù trưởng, tác giả sử thi đã cho thấy chiến thắng của Đăm Săn có ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng. Đó là cuộc chiến vì sự lớn mạnh của bộ tộc và được cộng đồng hoan nghênh.

Câu 11 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 6, SGK) Đoạn trích phản ánh và ca ngợi điều gì? Điều ấy còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không? Vì sao?

Trả lời:

Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn - một người trọng danh dự, gắn bó hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê. Qua đó, đoạn trích còn mang ý nghĩa ca ngợi sức mạnh và tài năng của Đăm Săn trong cuộc đấu với kẻ thù để đem lại hạnh phúc gia đình và dân làng. Điều ấy ắt hẳn vẫn còn ý nghĩa với cuộc sống ngày hôm nay, bởi nó giúp người đọc nhận thức được lẽ sống, niềm vui của người anh hùng sử thi chỉ có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và danh dự cho cộng đồng

Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Thần Trụ trời xuất hiện trong bối cảnh (thời gian, không gian) nào?

A. Thuở chưa có vũ trụ, chưa có con người và muôn vật; trời đất là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo

B. Thuở chưa có vũ trụ, chưa có con người và muôn vật; chỉ có thần Trụ trời và Ngọc Hoàng

C. Thuở trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo; chỉ có một mình Ngọc Hoàng

D. Thuở chưa có vũ trụ, chưa có con người và muôn vật; chỉ có thần Trụ trời và thần Gió

Trả lời:

Chọn đáp án; A. Thuở chưa có vũ trụ, chưa có con người và muôn vật; trời đất là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo

Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng sự kiện chính trong truyện Thần Trụ trời?

A. Thần Trụ trời đào đất, đá để tạo thành biển cả

B. Thần Trụ trời đội trời lên, đào đất, đá đắp thành một cái cột to để chống trời

C. Thần Trụ trời ném đất, đá văng khắp nơi để tạo thành đồi, núi

D. Thần Trụ trời phân công Ngọc Hoàng cai quản mọi việc trên trời, dưới đất

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Thần Trụ trời đội trời lên, đào đất, đá đắp thành một cái cột to để chống trời

Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Theo văn bản, phương án nào dưới đây miêu tả đúng “hình dạng” của thần Trụ trời?

A. Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, thần dùng tay làm cột chống trời

B. Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, thần dùng đầu đập vỡ cột chống trời

C. Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia

D. Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, thần dùng tay phân chia ranh giới trời và đất

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, thần dùng tay phân chia ranh giới trời và đất

Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Dòng nào dưới đây nói đúng hành động của thần Trụ trời?

A. Một mình cầy cục đắp trời như cái bát úp

B. Một mình cầy cục phân chia ranh giới trời và đất

C. Một mình cầy cục đắp mặt đất phẳng như cái mâm vuông

D. Một mình cầy cục đắp cột đá để chống trời

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Một mình cầy cục đắp cột đá để chống trời

Câu 5 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Phương án nào dưới đây nói đúng bảy vị thần được liệt kê trong bài vè ở cuối truyện?

A. Ông đếm cát, ông tát biển, ông kể sao, ông đào sông, ông trồng cây, ông xây rú, ông trụ trời

B. Ông đếm cát, ông tát biển, ông kể sao, ông tạo gió, ông trồng cây, ông xây rú, ông trụ trời

C. Ông đếm cát, ông tát biển, ông kể sao, ông tạo gió, ông tạo sét, ông xây rú, ông trụ trời

D.Ông đếm cát, ông tát biển, ông kể sao, ông nghiền cát, ông tạo sấm, ông xây rú, ông trụ trời

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Ông đếm cát, ông tát biển, ông kể sao, ông đào sông, ông trồng cây, ông xây rú, ông trụ trời

Câu 6 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng kiểu nhân vật trong truyện Thần Trụ trời?

A. Nhân vật thần có hình dạng khổng lồ và có trí nhớ siêu phàm

B. Nhân vật thần có hình dạng khổng lồ và sức mạnh siêu nhiên

C. Nhân vật thần có hình dạng khổng lồ và tình cảm phong phú

D. Nhân vật thần có hình dạng khổng lồ và tính cách mạnh mẽ

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Nhân vật thần có hình dạng khổng lồ và sức mạnh siêu nhiên

Câu 7 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật trong truyện Thần Trụ trời.

Trả lời:

Biện pháp nghệ thuật nổi bật:

- So sánh: Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp.

- Phóng đại: dùng đầu đội trời, tay cào đất….

⇒ Tác dụng nhấn mạnh tầm vóc khổng lồ, sức mạnh siêu nhiên của hình tượng nhân vật thần Trụ trời.

Câu 8 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này.

Trả lời:

- Trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản:

+ Một vị thần khổng lồ xuất hiện, thần cao không thể tả xiết.

+ Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

+ Thần tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời.

+ Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.

+ Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ là, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hoá vũ trụ thành một vị thần.

+ Công việc, Thần làm rất lạ lùng: đội trời lên, đưa cột cao to chống trời, phá cột chống trời, tạo ra núi sông biển cả. Đấy là những công việc quy mô vĩ đại, tạo thiên lập địa, xây dựng cỏi thế gian đúng theo quan niệm về vũ trụ (Trời tròn, đất vuông) của người xưa.

→ Thần Trụ Trời là câu chuyện hoang đường. Hình tượng thần và việc làm của Thần, từ việc xây cột khổng lồ chống trời lên cao tít tới việc phá cột, ném tung đất đá thành núi đồi, đào đất thành sông biển… theo quan niệm của người nhân dân ta trước đây.

Câu 9 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Truyện Thần Trụ trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác các truyền thuyết đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...?

Trả lời:

- Truyện Thần Thụ trời giải thích nguồn gốc của vũ trụ với các hiện tượng trong thế giới tự nhiên như trời, đất, núi, đồi, cao nguyên, biển cả,...

- Điểm giống nhau giữa thần thoại và truyền thuyết: Đều là những truyện có yếu tố hoang đường, tưởng tượng nhằm giải thích về một hiện tượng, sự kiện hoặc: nhân vật nào đó thuộc về thế giới tự nhiên hoặc xã hội.

- Điểm khác nhau: Ở truyện thần thoại, sự giải thích hoàn toàn do tưởng tượng, hoang đường, không có thật. Ở truyền thuyết, sự giải thích bên cạnh một số yếu tố do người xưa tưởng tượng, còn có sự thật về những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử - những người có công với cộng đồng (Truyện Thánh Gióng: Bên cạnh yếu tố tưởng tượng như cậu bé Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không no, sức mạnh phi thường,... còn là sự thật về những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Ở truyện, Sự tích Hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm và nhân vật lịch sử Lê Lợi đều có thật ngoài đời).

Câu 10 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Trong phần kết, truyện nêu tên bảy vị thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có vị thần nào khác nữa? Tên vị thần ấy là gì?

Trả lời:

- Trong phần kết, truyện nêu tên bảy ông thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em, còn có những ông thần khác như: thần Mưa (Pháp Vũ), thần Mây (Pháp Vân), thần Sấm (Pháp Lôi), thần Chớp (Pháp Điện), thần Biển cả, thần Lửa, thần Mặt trời, …

Câu 11 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Truyện gửi gắm niềm tin thiêng liêng đối với các vị thần của con người ở “buổi bình minh lịch sử”. Theo em, niềm tin thiêng liêng ấy có còn ý nghĩa đối với con người ngày nay không? Tại sao?

Trả lời:

Với thành tựu của khoa học, con người ngày nay không còn tin trời như cái “bát úp”, đất như cái “mâm vuông” hoặc có một vị thần Trụ trời,... Tuy nhiên, con người hôm nay vẫn có một niềm tin tâm linh thiêng liêng: “Đất có thổ công, sông có hà bá”, người ta cúng động thổ làm nhà để xin phép vị thần cai quản đất đai, cúng thần Sông, thần Núi, thần Rừng, thần Biển,...

Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Theo đoạn trích, sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trong bối cảnh nào?

A. Trướcsự chứng kiến của đông đủ mọi người: bạn hữu của Ra-ma, loài khỉ Va-na-ra, loài quỷ Rắc-sa-xa, các bậc thánh và chư thần

B. Trước sự chứng kiến của đông đủ mọi người: những người thân trong gia đình Ra-ma, loài khỉ Va-na-ra, các bậc thánh và chư thần, thần Lửa

C. Trước sự chứng kiến của đông đủ mọi người: bạn hữu của Ra-ma, loài khỉ Va-na-ra, các bậc thánh và chư thần, thần Nước

D. Trước sự chứng kiến của đông đủ mọi người: bạn hữu của Ra-ma, loài quỷ Rắc-sa-xa, các bậc thánh và chư thần, thần Lửa

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Trướcsự chứng kiến của đông đủ mọi người: bạn hữu của Ra-ma, loài khỉ Va-na-ra, loài quỷ Rắc-sa-xa, các bậc thánh và chư thần

Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Khi nói những lời ruồng bỏ Xi-ta, Ra-ma chủ yếu đứng trên cương vị nào?

A. Một người chồng trước người vợ không thuỷ chung

B. Một đức vua trước đông đảo dân chúng

C. Một người anh hùng vừa chiến thắng

D. Một người đang chịu án lưu đày

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Một người chồng trước người vợ không thuỷ chung

Câu 3 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Nhân vật Xi-ta được miêu tả qua những phương diện nào?

A. Lời nói, nội tâm và hành động

B. Ngoại hình, hành động và lời nói

C. Ngoại hình, hành động và nội tâm

D. Ngoại hình, lời nói, nội tâm và hành động

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Ngoại hình, lời nói, nội tâm và hành động

Câu 4 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Tâm trạng của Xi-ta trước những lời buộc tội của Ra-ma:

A. Đau đớn và thất vọng về Ra-ma

B. Đau đớn và uất hận Ra-ma

C. Đau đớn nghẹn ngào và xấu hổ

D. Đau đớn và căm ghét Ra-ma

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Đau đớn nghẹn ngào và xấu hổ

Câu 5 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Điểm giống nhau giữa nhân vật Ra-ma và Đăm Săn:

A. Lí trí tỉnh táo, đề cao danh dự của gia đình và cộng đồng

B. Tình cảm phong phú, đề cao danh dự của gia đình

C. Lí trí tỉnh táo, đề cao danh dự của cộng đồng

D. Tình cảm yếu đuối, đề cao danh dự của cá nhân

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Lí trí tỉnh táo, đề cao danh dự của gia đình và cộng đồng

Câu 6 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Đặc điểm gì trong tính cách khiến nhân vật Ra-ma gần với con người đời thường?

Trả lời:

Trong đoạn trích này tính cách ghen tuông khiến nhân vật Ra-ma rất gần gũi với con người đời thường. Điều đó chứng tỏ sáng tạo của tác giả sử thi Ấn Độ khiến nhân vật Ra-ma hiện lên không theo lối công thức một chiều mà sinh động, hấp dẫn.

Câu 7 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Chỉ ra điểm khác nhau giữa nhân vật Ra-ma và Đăm Săn.

Trả lời:

Cùng là nhân vật anh hùng đại diện cho sức mạnh, tài năng, dũng cảm chiến đấu vì hạnh phúc gia đình và cộng đồng nhưng Ra-ma và Đăm Săn có sự khác nhau:

- Ra-ma bộc lộ rõ mâu thuẫn giữa tâm lí và lời nói, hành động khi phải đấu tranh lựa chọn giữa danh dự cộng đồng và hạnh phúc cá nhân. Nhân vật Ra-ma có điểm gần gũi với con người đời thường (sự ghen tuông, ngờ vực lòng thuỷ chung của người vợ).

- Nhân vật Đăm Săn không được miêu tả về nội tâm, tâm lí mà chủ yếu miêu tả lời nói, hành động. Nhân vật có vẻ đẹp ngoại hình và hành động kì lạ, khác thường, có phần xa lạ với con người đời thường.

Câu 8 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Theo em, thông điệp của đoạn trích Ra-rma buộc tội là gì?

Trả lời:

Thông điệp của đoạn trích là: những người đứng đầu, đại diện cho cộng đồng (vua, hoàng hậu) phải là những con người mẫu mực, lí tưởng

Câu 9 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 3, SGK) Qua hai nhân vật Ra-ma, Xi-ta, em hiểu như thế nào về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng? Theo em, quan niệm đó còn phù hợp với ngày nay không? Tại sao?

Trả lời:

Theo em, người Ấn Độ cổ đại quan niệm rằng anh hùng lí tưởng là mẫu người có tự trọng cao, lựa chọn danh dự, một con người đã hi sinh hạnh phúc cá nhân để bảo vệ đạo đức xã hội. Người anh hùng trong chấp niệm to lớn của người Ấn Độ cổ đại còn phải có lí trí mạnh mẽ đến cực đoan trong nhân vật với long trung thành tuyệt đối với bổn phận của mình. Song song với điều đó, mẫu người phụ nữ lí tưởng được thể hiện rõ nét qua tính cách của nhân vật Xi-ta, một con người có sự tự tin vào lí trí, phẩm giá trong sạch, đức hạnh và chung thủy. Quan niệm đó có phần phù hợp về tam quan trong triết lí sống giữa người với người ngày nay, tuy nhiên cũng có phần cổ hủ, áp đặt và gò ép thân phận người phụ nữ.

Câu 10 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 4, SGK) Từ đoạn trích Ra-ma buộc tội, hãy liên hệ với đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của nhân vật anh hùng trong sử thi và thần thoại (các phương diện: ngoại hình; diện mạo, nội tâm,...).

Trả lời:

- Qua đoạn trích ta hiểu một vài nét đặc trưng trong cách thể hiện nhân vật anh hùng của sử thi Ấn Độ: “Ra-ma buộc tội” đặt nhân vật vào tình thế thử thách ngặt nghèo đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất con người. Ra-ma vào sinh ra tử, chiến đấu với quỷ dữ giành lại người vợ yêu quí nhưng cũng dám hy sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Như một người vợ lý tưởng, xứng đáng với Ra-ma, Xi-ta cũng sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thuỷ chung.

- Nhân vật trong thần thoại Hy Lạp là các vị thần, các vị anh hùng có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Nội dung của thần thoại Hy Lạp kể về chiến công của các vị thần hay người anh hùng, hoặc kể về nguồn gốc thế giới, ý nghĩa tín ngưỡng hay các lễ nghi tôn giáo … Nhân vật Hê-ra-clét là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường, người có ý chí, nghị lực và có trái tim nhân hậu.

Câu 11 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tóm tắt: Vợ chồng Gia-rơ Kốt- Hơ-bia Đá sinh được một con trai đặt tên là Xing Nhã. Ngày lễ “thổi tai”(1) cho con, Vợ chồng Gia-rơ Kốt mời vợ chồng bạn thân là Gia-rơ Bú tới dự nhưng Gia-rơ Bú từ chối mà chỉ cho vợ là Hơ-bia Guê đến. Ghen ghét với cuộc sống giàu có, hạnh phúc của nhà Gia-rơ Kốt, lại nghe vợ xúc xiểm(2) Gia-rơ Bú kéo nô lệ đến đánh phá buôn làng, cướp đoạt của cải và giết hại Gia-rơ Kốt, bắt Hơ-bia Đá về làm nô lệ. Xing Nhã được ông Gỗn(3) cứu thoát, giao cho vợ chồng Xing Yuê và Bang Ra nuôi dưỡng. Lớn lên Xing Nhã được nàng Bơ-ra Tang yêu và chỉ cho biết kẻ đã phá hoại gia đình chàng.

(1) Lễ “thổi tai”: cầu mong cho con mau khôn lớn.

(2) Xúc xiểm: xúi giục gây mâu thuẫn hoặc làm hại người khác.

(3) Ông Gỗn: vị thần ở trên trời, thường làm điều tốt lành.

Đoạn trích dưới đây kể chuyện Xing Nhã quyết tâm tìm tới buôn làng của Gia-rơ Bú, chiến đấu với anh em Gia-rơ Bú để đòi lại công bằng cho cha mẹ.

Đêm hôm ấy Xing Nhã trằn trọc mãi, ngồi không được, ngủ không nổi, đứng cũng không yên. Ngoài bờ suối, con chim pu-pút điểm canh từng hồi dài. Xing Nhã ra ngoài hè, bước lên lại bước xuống cầu thang. Lòng thương mẹ nhớ cha đã giục Xing Nhã đến nhà Bơ-ra Tang giữa đêm khuya khoắt. Nghe tiếng bước chân làm rung rinh sàn nhà, Bơ-ra Tang thức dậy chưa ra nhìn mặt, hỏi:

Bơ-ra Tang - Ơ anh! Anh muốn hút thuốc, tại sao không tới từ lúc chiều, muốn ăn trầu, tại sao không đi từ lúc sớm? Nửa đêm rồi, anh tới hỏi em có việc gì? Nếu anh muốn ăn cơm kê trên gác bếp, ăn cơm nếp trong nồi, bầy trai gái nhà em đã lo xong từ tối.

Xing Nhã - Anh ăn cơm rồi. Anh muốn em hãy cho anh xin một con thoi chỉ dài đem về sửa soạn chiếc khiên của anh.

Bơ-ra Tang vào buồng lấy cho Xing Nhã một thoi chỉ trắng. Xing Nhã trở về. Trời vừa sáng. Con chim pu-pút đã ngừng kêu. Gặp cha, Xing Nhã hỏi:

Xing Nhã - Ở cha! Cha hãy gọi cho con một trăm người khoẻ, một nghìn người mạnh, đi tìm cây to làm khiên cho con.

Cả đoàn người lũ lượt kéo tới ruộng lầy có chuối mọc, đến thác Đang hoa nở, từ bờ sông lớn, gốc cây xoài ngả nghiêng. Họ kéo tới vùng bà Hơ-bút, bà Hơ-tang đang dệt vải, nhìn thấy mái nhà mẹ Đung, mẹ Đai(1), thấy cây kơ-pa cao, cây kơ-lơng ngọn đụng tới Mặt Trời. Xing Nhã đo gốc cây vừa tròn một thoi chỉ. Gốc cây kơ-lơng lớn đến nỗi phải đi vòng một năm mới giáp gốc, năm tháng mới mút cành, lá dài hơn một dặm(2) cánh chim bay.

Xing Nhã cho dân làng đốn miết, đốn mãi, đốn từ mùa này sang mùa khác mà cây không ngã, gốc không nghiêng, Xing Nhã gọi cha là Xing Yuê đốn thử. Cây vẫn đứng trơ trơ. Cuối cùng Xing Nhã mời bạn Tông Á và Tông Yuê đốn một bên, Xing Nhã đốn một bên. Những nhát rìu của Xing Nhã toé lửa, bắn những mảnh cây kơ-lơng tung bay tứ phía, bay tới nhà Gia-rơ Bú, trúng trai gái ở bến nước, trúng bà già đi hái củi, trúng nhà Gia-rơ Bú gẫy xà ngang, tan xà dọc, bể ché túc(3) trị giá bằng con voi, bể ché ba(4) trị giá bằng con bò.

Những mảnh gỗ của Xing Nhã bay đi, làm cho con tê giác không dám ở trong bãi, con voi không dám ở trong rừng, trâu bò chạy lung tung trên bãi cỏ.

Những mảnh gỗ của Xing Nhã bắn lần thứ hai làm đứt cả canh chỉ của nàng Hơ-bia Bơ-lao(5) đang dệt.

Mấy ngày sau, cây kơ-lơng mới đổ. Xing Nhã tiếp tục chặt cành. Một tháng, hai tháng, ba tháng, Xing Nhã mới làm xong chiếc khiên. Hàng trăm, hàng nghìn dân làng nhắc khiên không nổi. Xing Nhã bước tới, một tay nâng khiên một tay giơ lên đầu, đội về buôn(6). Về tới nhà, ở một ngày, nghỉ một tháng, Xing Nhã suy tính chuyện đi đòi công bằng cho cha mẹ.

Buổi sáng, Xing Nhã ngồi nắn lại vành khiên của cha. Phía dưới khiên đổ đồng, phía trên đổ chì, vành khiên nạm bạc sáng chói. Khiên làm xong. Xing Nhã múa thử. Chiếc khiên múa xoay phía dưới chết con cọp, xoay phía trên chết con voi, khiên xoay theo đường cái, đất bụi dấy mù mịt, trời nổi dông to, gió lớn.

Bang Ra và Xing Yuê - Ta hãy lấy bảy ché rượu ngon, bảy con trâu đực trắng, cúng cho Trời cho Đất phù hộ con trai ta khoẻ mạnh. Ta hãy lấy con gà cúng thần Nước, ta lấy con lợn cúng Y Rít(7) phù hộ con trai ta khôn lớn, đừng đi chết bỏ xương nơi đất khác.

(Cúng xong, cha mẹ nuôi của Xing Nhã lấy dây, nhờ Tông Á và Tông Yuê trói Xing Nhã lại. Trối lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba, Xing Nhã cựa mình, dây đứt. Lần thứ tư,

Bang Ra trói Xing Nhã bằng sợi dây sắt cũng đứt nối. Bang Ra lấy dây xích của Xing Nhã dùng để đánh quay trói chặt lại. Xing Nhã cố vùng vẫy. Lát sau, hồn của Xing Nhã bị Giàng Trời(8) bắt. Xing Nhã chết. Linh hôn Xing Nhã bay tới nhà ông Gỗn, được ông Gỗn cho uống thuốc, tỉnh lại. Xing Nhã trở về từ giã cha mẹ nuôi, đi tìm kẻ thù. Vượt qua muôn trùng trở ngại, Xing Nhã tới được nhà kẻ thù. Đoạn dưới đây miêu tả cuộc chiến đấu cuối cùng của Xing Nhã với anh em Gia-rơ Bú).

Hai bên lại đánh nhau. Năm em trai của Gia-rơ Bú đã chết tại gốc cây đa và núi lạ. Gia-rơ Bú bứt rứt, ngồi không yên, nằm không được, tay trái lấy chiếc khiên, tay phải nắm cán đao, Gia-rơ Bú đi vào phía rẫy của Hơ-bia Bơ-lao.

Xing Nhã - (Gặp Gia-rơ Bú) Ở Gia-rơ Bú, ai chạy trước?

Gia-rơ Bú - Hỡi con chim linh mọc chưa đủ lông cánh(9), hãy múa thử đi!

Xing Nhã quay khiên múa. Đất bụi bay mù mịt như mây trời tháng Bảy. Xing Nhã nhảy qua trái núi, lượn qua con suối, phăng qua đầu đèo, nhanh hơn bầy chim diều, chim ó.

Gia-rơ Bú nhìn theo, tối mày tối mặt, không đoán được đường đao của Xing Nhã chĩa về hướng nào.

Gia-rơ Bú - Được, bây giờ ta không giết được mày thì tao sẽ tìm cách phá sạch làng mày! Té ra đứa nào cũng là đầu đen máu đỏ(10) cả sao?

Xing Nhã - (ngừng múa) Ở Gia-rơ Bú! Ta đang đứng ở phía Mặt Trời mọc đây rồi. Bây giờ thì ngươi múa đi, ta đuôi theo.

Gia-rơ Bú múa lúng túng, múa loanh quanh như con gà mắc nước, như sao lạc đường. Đường đao chỉ đâm vào giữa trống không.

Xing Nhã mới đi một bước, đã chém trúng ngay chân Gia-rơ Bú.

Xing Nhã - Ơ Gia-rơ Bú, máu gì chảy ở chân đây?

Gia-rơ Bú - Máu con vắt ở núi Hơ-mũ cắn tao.

Gia-rơ Bú múa tiếp, Xing Nhã chém luôn cánh tay phải, chiếc đao rơi “rỏn rẻn”...

Xing Nhã - Tại sao khiên của ngươi rơi mất rồi?

Gia-rơ Bú - Không phải! Đó là tiếng kêu của chiếc lục lạc trẻ con chơi, tiếng vù của con diều đói gió đấy!

Gia-rơ Bú cố sức múa nữa, nhưng lần này chưa kịp trở tay thì chiếc khiên đã bị Xing Nhã đánh vỡ tung, rơi xuống đất.

Cuối cùng đôi bên chỉ còn Pơ-rong Mưng(11) và Xing Nhã đánh nhau.

[...] Trên trời, dưới đất, mây mưa mù mịt, gió bão ầm ầm, đổ cây lở núi. Hai bên đánh nhau từ khi trái khơ-la chín, đến mùa kê trổ, vẫn không phân thắng bại. Cả hai đều kiệt sức, ngã trước chòi của Hơ-bia Bơ-lao.

(Cuối cùng nhờ sự giúp sức của Hơ-bia Bơ-lao, Xing Nhã giết chết Pơ-rong Mưng - người cuồi cùng trong bảy anh em nhà Gia-rơ Bú, báo thù cho cha, cứu mẹ già thoát khỏi cuộc sông nô lệ.)”

(Theo ĐỖ BÌNH TRỊ (Chủ biên), Văn tuyển văn học Việt Nam (Văn học dân gian), NXB Giáo dục, 1982)

(1) Bà Hơ-bút, bà Hơ-tang, mẹ Đung, mẹ Đai: tên những bà già tốt bụng ở trên làng Trời.

(2) Dặm: quãng đường dài.

(3), (4) Ché túc, ché ba: những loại vật dụng người Ê-đê rất quý.

(S) Hơ-bia Bơ-lao: cô gái giữ rẫy cho Gia-rờ Bú.

(6) Buôn: giống như làng của người Việt (Kinh).

(7) Y Rít: một vị thần cai quản khoảng giữa trời và đất, vùng “chân trời”.

(8) Giàng Trời: ông Trời.

(9) Con chim linh mọc chưa đủ lông cánh: cách nói hàm chứa sự coi thường của Gia-rơ Bú dành cho Xing Nhã.

(10) Đầu đen máu đỏ: ý nói cứng đầu cứng cổ, gan góc, chăng kiêng nể ai.

(11) Poong Mưng: em trai thứ bảy của Gia-rơ Bú.

a) Xác định đề tài và đặt nhan đề cho văn bản.

b) Hãy chỉ ra đặc điểm của thể loại sử thi được thể hiện ở văn bản.

c) Điểm giống nhau giữa các nhân vật: Xing Nhã, Đăm Săn, Ra-ma là gì?

Trả lời:

a) Xác định đề tài: sử thi anh hùng; đặt nhan đề: Xing Nhã đòi lại công bằng cho cha mẹ.

b) Một số đặc điểm của thể loại sử thi như sau:

- Đề tài: sử thi anh hùng.

- Chủ để: ca ngợi người anh hùng chiến đấu bảo vệ lẽ phải cho gia đình và cộng đồng.

- Cốt truyện liên quan đến sự kiện của đời sống cộng đồng.

- Không gian cộng đồng.

- Nhân vật có sức mạnh và tài năng phi thường, có vẻ đẹp kì lạ, khác thường, dám dũng cảm chiến đấu bảo vệ lẽ phải.

- Biện pháp nghệ thuật: so sánh, phóng đại,...

- Lời nhân vật mang sắc thái trang trọng. Lời người kể chuyện thể hiện tình cảm yêu mến, cảm phục đối với nhân vật chính.

c) Các nhân vật Xing Nhã, Đăm Săn, Ra-ma giống nhau ở các điểm:

- Nhân vật anh hùng, đại diện cho sức mạnh, tài năng, đạo đức của cộng đồng.

- Dũng cảm chiến đấu vì danh dự và hạnh phúc của cộng đồng.

- Nhân vật có vẻ đẹp kì lạ, khác thường, được miêu tả chủ yếu qua biện pháp nghệ thuật so sánh, phóng đại.

II. Bài tập tiếng Việt

Câu 1 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Từ nào sau đây đúng ngữ âm, chính tả tiếng Việt?

a) biểu ngữ / biển ngữ

b) cảm khoái / cảm khái

c) khuyên góp / quyên góp

đ) việt vị / liệt vị

e) chuẩn đoán / chẩn đoán

Trả lời:

Các từ có hình thức ngữ âm, chính tả đúng là:

a) biểu ngữ

b) cảm khái

c) quyên góp

d) việt vị

e) chẩn đoán

Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Bài tập 2, SGK) Những từ in nghiêng trong các câu sau mắc lỗi gì? Hãy tìm từ đúng để thay thế cho các từ đó.

a) Hê-ra-clét và Ăng-tê đã giao đầu với nhau vô cùng quyết đoán.

b) Sau những chiến công lừng lẫy, khắp nơi đều nghe danh giá Đăm Săn.

c) Dù phải “luyện đá vá trời” hết sức vất vả nhưng Nữ Oa đã thực hiện một cách công phu, hoàn thành mĩ miều.

d) Thực phẩm nhiễm khuẩn đã làm nhiều người bị ngộ sát, may mà được cứu chữa kịp thời.

Trả lời:

a) Lỗi dùng từ sai về nghĩa. Sửa lại: quyết liệt

b) Lỗi dùng từ sai về nghĩa. Sửa lại: danh tiếng

c) Lỗi dùng từ sai về nghĩa. Sửa lại: mĩ mãn

d) Lỗi dùng từ sai về nghĩa. Sửa lại: ngộ độc

Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Chọn từ trong ngoặc đơn phù hợp với nội dung câu và giải thích vì sao em chọn như vậy.

a) Đứng trên đỉnh cao (trót vót / chót vót) của ngọn núi, chúng ta có thể ngắm

được toàn cảnh thành phố.

b) Dẫu trải qua muôn vàn khó khăn nhưng chúng ta vẫn không hề bị dịch bệnh COVID-19 (khắc phục / khuất phục).

c) Khi trời đất mới sinh, đã có cỏ cây, (muôn thú / muông thú) mà chưa có loài người.

d) Lạ thay, vừa đặt chân xuống, đồ vật xinh xắn ấy bỗng dưng có sức sống, cất tiếng nói (chong chẻo / trong trẻo) nhảy múa vui đùa.

e) Con người thoát được kiếp nạn, trở lại được cuộc sống (ngày nhật / thường ngày) là nhờ công đức tu dưỡng của mỗi người.

Trả lời:

a) Chọn từ chót vói vì đúng ngữ âm, chính tả.

b) Chọn từ khắc phục vì đúng ngữ nghĩa, ngữ cảnh.

c) Chọn từ muông thú vì đúng ngữ âm, chính tả.

d) Chọn từ trong trẻo vì đúng ngữ âm, chính tả.

e) Chọn từ thường ngày vì đúng ngữ nghĩa, ngữ cảnh.

Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Bài tập 3, SGK) Phát hiện, phân tích lỗi và sửa lỗi dùng từ trong các câu sau:

a) Lượng mưa năm nay kéo dài đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng.

b) Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được khoa Dược tích cực pha chê, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.

c) Những chứng minh về một nền văn hoá cổ ở vùng này còn rất nhiều.

d) Trước lối chơi lực lượng của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được.

Trả lời:

a) Từ dùng sai: lượng mưa. Lượng mưa thì không thể kéo dài được. Sửa lại: mùa mưa

b) Bệnh nhân thì không thể “pha chế” được. Có thể sửa lại như sau: Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được khoa Dược tích cực điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt pha chế đặc biệt.

c) Từ dùng sai: chứng minh. Chứng minh là một động từ, không thể kết hợp với “những” được. Sửa lại: thay chứng minh bằng bằng chứng.

d) Từ dùng sai / không phù hợp: lực ượng (Không thể nói “trước lối chơi lực lượng” vì “lực lượng” là một danh từ, không thể kết hợp trực tiếp với “lối chơi” cũng là một danh từ / danh ngữ.). Sửa lại: thay lực lượng bằng bạo lực.

Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Trong những kết hợp sau đây, kết hợp nào bị xem là sai hoặc dư thừa?

a) anh con trai

người con trai

b) trận thu phong

trận gió thu phong

c) giải pháp tối ưu

giải pháp tối ưu nhất

d) quyền lực tối cao

quyền lực tối cao nhất

Trả lời:

Các kết hợp bị xem là sai hoặc dư thừa là:

a) anh con trai

b) trận gió thu phong

c) giải pháp tối ưu nhất

d) quyền lực tối cao nhất

Câu 6 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Nghe xong câu chuyện, anh ấy không nói gì thêm nhưng nét mặt thì lộ vẻ ......... (buồn rầu, ảm đạm, bùi ngùi, đăm chiêu).

b) Cứ xem họ................... (chăm chút, chăm lo, chăm nom, chăm sóc) chúng tôi, đủ biết họ đã có cảm tình với chúng tôi thể nào.

c) Những lời.................... (chửi bới, chửi rủa, lăng mạ, mạt sát) ấy thật quá đáng, khi mà chúng tôi vẫn lao động hết mình.

d) Ông ấy là người thầy có ................... (uy lực, uy tín) nên luôn được mọi người .................... (tín nhiệm, say mê) bầu vào chức vụ cao nhất.

Trả lời:

a) đăm chiêu

b) chăm sóc

c) mạt sát

d) uy tín / tín nhiệm

Câu 7 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Nhận xét về cách dùng các từ in nghiêng trong đoạn văn dưới đây:

“Cũng vì vậy nên nét bút Nguyễn Du là những nét bút có thần và bước vào thế giới Nguyễn Du là bước vào một thế giới sinh động và vô cùng phong phú. Ở đây có đủ buồn chán, giận hờn, đau đớn, chờ mong, thương nhớ, phấn khởi, hả hê, có cái khoan khoái trong một cảnh chơi xuân, có cái ghê rợn một đêm khuya vượt tường đi trốn, cái e lệ của tình yêu trong buổi đầu gặp gỡ, cái trắng trợn của một con trùm đĩ, cái tàn bạo của quan lại, cái thô bỉ của sai nha, cái khí thế ngang tàng của một tay anh hùng hảo hán.”.

(Hoài Thanh)

Trả lời:

Nhà phê bình Hoài Thanh đã rất thành công trong việc phân tích và đánh giá

thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du. Cách dùng các từ “khoan khoái”, “ghê rợn”,

“e lệ”, trắng trợn”, “tàn bạo”, “thô bỉ”, “khí thế ngang tàng” rất trúng và đúng với

tâm thế và tính cách nhân vật mà Nguyễn Du khắc hoạ trong tác phẩm của mình.

III. Bài tập viết

Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, không cần lưu ý điểm nào?

A. Xem lại các tác phẩm văn học có liên quan đến vấn đề đặt ra của đề bài

B. Xác định nội dung chính, từ đó lập dàn ý cho bài văn

C. Liên hệ, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân

D. Bám sát câu chữ, trung thành với các tác phẩm văn học

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Bám sát câu chữ, trung thành với các tác phẩm văn học

Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Hãy nêu một số vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học mà em đã học hoặc đã đọc.

Trả lời:

Một số vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm mà em đã học là:

Màu sắc văn hoá Tây Nguyên trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống, vai trò của người anh hùng đối với đời sống cộng đồng....

Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Lập dàn ý cho đề văn: Từ các đoạn trích đã được học “Hê-ra-clét đi tìm táo vàng” và “Chiến thắng Mtao Mxây”, viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

Trả lời:

Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận (bàn về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống).

Ví dụ: Cuộc sống vốn có muôn vàn khó khăn. Để vượt qua mọi trở ngại, chiến thắng nghịch cảnh, vươn tới thành công, con người nhất định phải có ý chí. Ý chí mạnh mẽ, kiên cường là phẩm chất cần có ở mỗi con người.

Thân bài

Lần lượt triển khai vấn đề nêu ở mở bài theo một trình tự nhất định. Tham khảo gợi ý sau đây:

- Ý chí là gì?

Ý chí là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình, khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt mục đích đó. Ý chí còn được hiểu là hoài bão, là quyết tâm, là lý tưởng, là sự kiên định. Đích là điểm đến của một cuộc hành trình hay còn gọi là sự thành công của con người. Sức mạnh ý chí là sức mạnh bắt nguồn từ ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm, khát vọng vươn lên của mỗi người.

- Sức mạnh của ý chí:

+ Ý chí mạnh mẽ, kiên cường có sức mạnh vô cùng to lớn, giúp mỗi người, mỗi tập thể, mỗi quốc gia vượt qua những thử thách khó khăn để đạt được mục tiêu, mơ ước của mình.

+ Thực tế cuộc sống và lịch sử đã có vô vàn minh chứng về sức mạnh ý chí của con người. Bằng ý chí kiên cường bảo vệ giang sơn, bao thế hệ cha anh đã ra nơi biên cương bảo vệ Tổ quốc, đánh bại những kẻ thù xâm lược.

+ Với ý chí và nghị lực phi thường, những con người không may mắn vẫn phấn đấu vươn lên sống hạnh phúc, trở thành người có ích, truyền cảm hứng cho cộng đồng (Nick Vujicic, Nguyễn Ngọc Ký, Helen Keller…).

 

+ Bằng ý chí mạnh mẽ, ta sẽ làm chủ được bản thân, làm chủ được cuộc đời mình, không bị sa ngã trước những cám dỗ cuộc đời.

+ Sức mạnh ý chí không tự nhiên mà có, nó phải được rèn giũa, phát triển trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Tinh thần vượt khó, lòng dũng cảm, hiểu rõ mục tiêu và khát vọng của bản thân sẽ là những tiền đề không thể thiếu để có được ý chí mạnh mẽ, vững vàng.

- Phê phán:

+ Tuy vậy, trong cuộc sống hôm nay, nhiều bạn còn yếu đuối, thiếu ý chí, dễ dàng gục ngã trước những cám dỗ, dễ chán nản từ bỏ khi gặp khó khăn thử thách. Đó là những hiện tượng cần phê phán.

- Bài học nhận thức và hành động:

Mỗi người cần rèn luyện để có được ý chí mạnh mẽ vững vàng. Đó là chìa khóa để có được thành công trong công việc, hạnh phúc trong cuộc đời.

Kết bài

Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề đã bàn luận.

Ví dụ:

Chỉ cần có ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn đến thành công. Cho dù bạn đang ở trong hoàn cảnh nào, bạn có bao nhiêu sức mạnh hay khả năng chiến thắng ít ỏi, hãy đừng lo. Chỉ cần bạn tập trung ý chí của mình, bạn sẽ có đủ sức mạnh để chiến thắng. Con người vốn rất nhỏ bé trong vũ trụ này. Chính nhờ có ý chí, ước mơ, khát vọng và lòng quả cảm, chúng ta đã làm chủ tất cả.

Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Viết mở bài cho đề văn ở bài tập 3

Trả lời:

Mở bài tham khảo: Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết mà chính ở ý chí. Sức mạnh không đến từ thể chất mà phần lớn đến từ ý chí bất khuất. Ý chí là ngọn nguồn của sức mạnh tinh thần và thể chất của con người. Có thể nói, không có một thành công đáng kể nào mà không phải là kết tinh của ý chí.

Bài văn tham khảo:

Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết mà chính ở ý chí. Sức mạnh không đến từ thể chất mà phần lớn đến từ ý chí bất khuất. Ý chí là ngọn nguồn của sức mạnh tinh thần và thể chất của con người. Có thể nói, không có một thành công đáng kể nào mà không phải là kết tinh của ý chí.

Ý chí là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt mục đích đó. Ý chí còn được hiểu là hoài bão, quyết tâm, lý tưởng, sự kiên định của con người trong công việc.

Sức mạnh ý chí là năng lượng tinh thần thể hiện trong nhận thức, hiểu biết, quyết tâm nỗ lực đương đầu với thử thách, vượt lên khó khăn hiểm nguy giành lấy thành quả mơ ước của con người.

Ý chí có một sức mạnh rất lớn đưa con người từ những việc không thể thành có thể thực hiện được nếu bạn có ý chí. Trên quan điểm tâm lý học, thì ý chí chính là một thuộc tính cá nhân. Nó không được sinh ra mà được hình thành, tôi luyện trong quá trình con người đấu tranh với khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống.

Trong quá trình thực hiện những hành động có ý chí, những phẩm chất ý chí của con người được hình thành. Những phẩm chất này vừa đặc trưng cho cá nhân với tư cách là một nhân cách, vừa có ý nghĩa to lớn cho đời sống và lao động của họ, những phẩm chất ý chí làm cho con người trở nên tích cực hơn. Ý chí được biểu hiện trong hành động, thông qua những phẩm chất cơ bản là tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đoán, tính kiên trì, tính dũng cảm và tính tự chủ.

Có quyết tâm, có hoài bão, tinh thần kiên định là cách nhanh nhất để mỗi con người có thể đạt được sự thành công. Ý chí chính là nhân tố quyết định trên mỗi chặng đường đi đến thành công. Trong tất cả mọi việc, nếu không có quyết tâm, ý chí thì sẽ không thể hoàn thành trọn vẹn. Ý chí thường đi đôi với sự nghị lực, đây cũng là hai vấn đề không thể tách rời nhau. Chúng tạo thành một tổng thể đem lại một kết quả như con người mong muốn.

Ý chí mang đến niềm tin, sức mạnh cho chúng ta. Trước một bài kiểm tra, nếu chúng ta nghĩ rằng mình không làm được, bài này vượt khả năng của mình, thì chắc chắn ta sẽ không làm được. Khi đi chơi cùng hát được. Trong một buổi thảo luận nhóm nếu ta không đủ cam đảm thì chỉ dám ngồi tự ti một chỗ nhìn những người tự tin khác khẳng định mình.

Chắc chắn một vài người đã từng trải nghiệm những trường hợp như trên. Nhưng nếu những lúc như vậy, bạn đủ ý chí, đủ quyết tâm thì chắc chắn bạn sẽ vượt qua. Có thể ta chưa làm được nhưng nếu ta cố gắng và thử làm thì rồi ta sẽ vượt qua. Có thể ta hát không hay nhưng có ý chí đứng lên và biểu diễn, mọi người sẽ tán thưởng. Có thể bài phát biểu của ta chưa tốt nhưng phong thái tự tin sẽ thuyết phục được người nghe. Ta có thể thấy rằng, từ những việc nhỏ nhất cũng cần đến ý chí…

Ý chí mang đến thành công và giúp ta chinh phục mọi khó khăn trên con đường gập ghềnh phía trước. Những con người thành công và nổi tiếng nhất đều là những người có ý chí mạnh mẽ.

Cái người đời thường thiếu là ý chí chứ không phải là sức mạnh. Người có ý chí vượt qua tất cả sự nặng nhọc có thể đạt được bất cứ mục tiêu nào. Sức mạnh ý chí sẽ đưa chúng ta đến bến bờ hạnh phúc. Trước khó khăn, người có ý chí luôn làm chủ suy nghĩ và cảm xúc, luôn tin vào phán đoán và suy tính để hành động ứng phó hiệu quả. Biểu hiện của sức mạnh ý chí rất phong phú trong học tập, nghiên cứu, công việc hay kinh doanh, giao tiếp hay sinh hoạt hàng ngày…

Sức mạnh của ý chí kiên định, bền bỉ và quyết tâm sẽ giúp mỗi người đạt được mục tiêu, kế hoạch, dù là nhỏ nhất, như đến thi đúng giờ, làm xong bài tập hay nghiên cưu khoa học, kinh doanh, hoặc tìm thấy tình yêu và hạnh phúc, hoặc chinh phục những đỉnh cao…

Glenn Cuningham, một câu bé tật nguyền với đôi chân được bác sĩ kết luận rằng sẽ không bao giờ có thể đi được nữa đã trở thành người đàn ông thép của Kansas với kỉ lục chạy một dặm trong năm 1934. Ông đã vượt qua tất cả chướng ngại vật với ý chí kiên cường của mình và thực hiện được điều không ai có thể tin được.

Henri Ford, người sáng lập ra hàng xe Ford nổi tiếng toàn thể giới, một tỉ phú đã phá sản năm lần trước khi đạt đến thành công vang dội. Ta có thể thấy rằng, ý chí rất quan trọng, nếu Henri bỏ cuộc lần thức tư thì sẽ không đạt được những gì ông có.

Beethoven, một nhà soạn nhạc đại tài, tác giả của những bản nhạc như Ánh trăng, Bi tráng, For Elise… lại là người có đôi tai điếc. Dù điếc nhưng bằng ý chí và nghị lực của mình, ông đã tạo ra những bản nhạc hàng đầu thế giới. Những con người vĩ đại trên đều là minh chứng cho sức mạnh của ý chí và niềm tin trong công việc đã giúp họ đạt được sự thành công.

Nhưng người không có ý chí, hoặc run sợ hoặc bỏ dở công việc hoặc quá lo lắng, thiếu tự tin nên thiếu năng lượng, thiếu quyết tâm và họ là những người đáng chê trách, tự đánh mất mình. Trong cuộc sống, người không có sức mạnh ý chí luôn chọn cách sống phụ thuộc người khác, bỏ mặc tương lai nên họ rất khó thành công.

Trong xã hội ngày nay, bên cạnh những bạn trẻ tự tin nuôi chí lớn, ước mơ đẹp và quyết tâm và kiên định nỗ lực học tập, tu dưỡng lập nghiệp rất đáng trân trọng thì nhiều bạn trẻ lại sống thiếu lửa, lao vào vui chơi, hưởng thụ bỏ đời trôi theo số phận. Nhiều bạn trẻ bây giờ thấy khó khăn thì nản chí. Thấy thất bại thì hủy hoại chính mình. Sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã. Đây là vấn đề cần lên án, phê phán. Họ rất cần thay đổi nếu mong muốn có một cuộc đời ý nghĩa.

Ý chí nghị lực chính là động lực, niềm tin mạnh mẽ nhất của con người. Tuổi trẻ phải luôn rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực; phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin. Học tập những tấm gương về ý chí và nghị lực. Từ đó ta dám sống và dám đi đến thành công. Chúng ta cố gắng học tập, tu dưỡng để bổ sung tri thức và kỹ năng, có sức khỏe và ý chí, quyết tâm để tự tin làm bất cứ việc gì cho lý tưởng sống của mình.

Có thể nói mọi sức mạnh của con người (cả tinh thần và thể chất) đều do ý chí sản sinh ra. Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường. Thiếu ý chí, mọi phẩm chất đều trở nên vô nghĩa. Ý chí là nguồn sống, là sức mạnh nâng đỡ, cỗ vũ tinh thần con người dám làm điều lớn lao để vượt qua thành công.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài mở đầu

Bài 1: Thần thoại và sử thi

Bài 2: Thơ đường luật

Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng

Bài 4: Văn bản thông tin

Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1

Đánh giá

0

0 đánh giá