Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tự tình (bài 3)

553

Với giải Câu 9 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Thơ đường luật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 2: Thơ đường luật

Câu 9 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tự tình (bài 3)

(HỒ XUÂN HƯƠNG)

Chiếc bách(1) buồn vì phận nổi nênh,

Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.

Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,

Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.

Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,

Dong lèo(2) thây kẻ rắp xuôi ghènh.

Ấy ai thăm ván(3) cam lòng vậy,

Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.”.

(Thơ Hô Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)

(1) Chiếc bách: chiếc thuyên, mảnh thuyền:?

(2) Lèo: dây buộc từ cánh buôm đến chỗ lái để điều khiển cho buồm hứng gió.

(1) Thăm ván: xuất phát từ thành ngữ thăm ván bán thuyền, chỉ người thay lòng đổi dạ một cách nhanh chóng, vừa quen người mới đã phụ bạc người cũ, giống như người vừa biết có ván (gỗ đóng thuyền) tốt đã tính bán chiếc thuyền đang dùng.

a) Xác định thể loại và bố cục của bài thơ.

b) Bài thơ viết về điều gì? Điều ấy có liên quan gì đến vấn đề được phản ánh trong bài thơ Tự tình (bài 2) đã được học ở sách Ngữ văn 10?

c) Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

d) Hãy phân tích để thấy được nghệ thuật so sánh mà Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ.

Trả lời:

a) Xác định thể loại và bố cục của bài thơ Tự tình (bài 3)

- Đây là bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.

- Nên chia bố cục bài thơ theo kết cấu của một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú gồm: đề, thực, luận, kết.

b) Bài thơ Tự tình (bài 3) và mối liên hệ với bài Tự tình (bài 2)

Tự tình (bài 3) phản ánh số phận gian truân, chìm nối, phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, qua đó thể hiện mong ước về một cuộc sống bình đẳng,

hạnh phúc.

Với một chủ đề như vậy thì rõ ràng Tự tình (bài 3) có liên quan chặt chẽ với những nội dung được phản ánh trong Tự tình (bài 2) vì đều là tiếng nói của những người phụ nữ mong muốn có cuộc sống hôn nhân, gia đình hạnh phúc trong xã hội nam quyền.

c) Tâm trạng của nhà thơ thể hiện trong bài thơ Tự tình (bài 3)

Đây là bài thơ thứ ba trong ba bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương. Việc các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tầm xếp bài thơ này là bài thứ ba trong ba bài thơ không phải là không có dụng ý. Ở bài thơ số 1, nhà thơ thách thức số phận. Ở bài số 2, nữ sĩ sẵn sàng đương đầu với hoàn cảnh. Còn ở bài thơ nảy, ta thấy tâm trạng của nhà thơ có vẻ nặng nề hơn. Sự thách thức, sẵn sàng đương đầu với số phận không còn mạnh mẽ nữa. Tuy nhiên, không vì vậy mà nỗi khát khao hạnh phúc, sự tự chủ trong tình yêu, hôn nhân bị suy giảm. Cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng, hạnh phúc của người phụ nữ vẫn luôn mãnh liệt trong “bà chúa thơ Nôm”.

d) Nghệ thuật so sánh trong bài thơ Tự tình (bài 3)

- Trong bài thơ, Hồ Xuân Hương đã so sánh chiếc thuyền với thân phận mỏng manh, thụ động, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội nam quyền.

- Chiếc thuyền là vật “vô tri vô giác”, tuỳ thuộc vào người sử dụng nó, dù người đó đưa thuyền lên thác, xuống ghềnh, lênh đênh nơi sóng nước, hay ghé đậu bến bờ nào, hay tham chiếc thuyền mới đẹp, tốt hơn mà bán đi chiếc thuyền đã gắn bó với mình thì thân phận người phụ nữ cũng giống như vậy, hoàn toàn nằm trong tay người khác. Người phụ nữ không hề có quyền gì đối với số phận mình, đối với cuộc đời mình. Cuộc đời họ như chiếc thuyền “nổi nênh” trên “lênh đênh” sông nước. Dù họ có sống tình nghĩa, thuỷ chung thì điều đó gần như cũng vô nghĩa vì nó phụ thuộc vào sự nhìn nhận và quyết định của kẻ khác. Họ giống như một đồ vật; vì người khác có thể dùng để mua đi bán lại.

Việc so sánh thân phận người phụ nữ với chiếc thuyền, một vật dụng hết sức cần thiết và gần gũi với các cư dân sông nước ở đồng bằng Bắc Bộ cho thấy nghệ thuật độc đáo của bài thơ. Điều quan trọng nữa là việc ý thức được thân phận thực sự của mình để đấu tranh cho sự công bằng, để nói lên tiếng nói thương mình là một sự tiến bộ rất lớn về tư tưởng trong cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng, bình quyền trong xã hội phong kiến của nhà thơ.

Đánh giá

0

0 đánh giá