Sách bài tập Ngữ Văn 10 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 | Cánh diều

1.8 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1

I. Bài tập ôn tập

  • Bài tập ôn tập trang 51, 52, 53

  • Câu 1 trang 51 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Đánh dấu ✔ vào ô trống ở cột thể loại và kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 10, tập một.

    Tên văn bản đã học

    Thể loại và kiểu văn bản

    Truyện

    Thơ

    Sử thi

    Kịch bản

    Văn bản thông tin

    1. Xử kiện

     

     

     

     

     

    2. Chiến thắng Mtao Mxây

     

     

     

     

     

    3. Mắc mưu Thị Hến

     

     

     

     

     

    4. Nữ Oa

     

     

     

     

     

    5. Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)

     

     

     

     

     

    6. Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam

     

     

     

     

     

    7. Câu cá mùa thu (Thu điếu)

     

     

     

     

     

    8. Lễ hội Ok Om Bok

     

     

     

     

     

    9. Thần Trụ trời

     

     

     

     

     

    10. Tự tình (bài 2)

     

     

     

     

     

    11. Thị Mầu lên chùa

     

     

     

     

     

    12. Tỏ lòng (Thuật hoài)

     

     

     

     

     

    13. Ra-ma buộc tội

     

     

     

     

     

    14. Lễ hội Đền Hùng

     

     

     

     

     

    15. Xuý Vân giả dại

     

     

     

     

     

    16. Hê-ra-clét đi tìm táo vàng

     

     

     

     

     

    17. Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

     

     

     

     

     

    Trả lời:

    Tên văn bản đã học

    Thể loại và kiểu văn bản

    Truyện

    Thơ

    Sử thi

    Kịch bản

    Văn bản thông tin

    1. Xử kiện

     

     

     

     

    2. Chiến thắng Mtao Mxây

     

     

     

     

    3. Mắc mưu Thị Hến

     

     

     

     

    4. Nữ Oa

     

     

     

     

    5. Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)

     

     

     

     

    6. Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam

     

     

     

     

    7. Câu cá mùa thu (Thu điếu)

     

     

     

     

    8. Lễ hội Ok Om Bok

     

     

     

     

    9. Thần Trụ trời

     

     

     

     

    10. Tự tình (bài 2)

     

     

     

     

    11. Thị Mầu lên chùa

     

     

     

     

    12. Tỏ lòng (Thuật hoài)

     

     

     

     

    13. Ra-ma buộc tội

     

     

     

     

    14. Lễ hội Đền Hùng

     

     

     

     

    15. Xuý Vân giả dại

     

     

     

     

    16. Hê-ra-clét đi tìm táo vàng

     

     

     

     

    17. Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

     

     

     

     

    Câu 2 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Ghi số thứ tự văn bản đọc hiểu đã nêu trong bài tập l vào các ô ở cột phải sao cho phù hợp với tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản ở cột trái trong bảng sau:

    Tên tiểu loại/ kiểu văn bản

    Văn bản

    Truyện thần thoại

     

    Sử thi

     

    Kịch bản chèo

     

    Thơ Đường luật Việt Nam

     

    Thơ Đường

     

    Kịch bản tuồng

     

    Văn bản thông tin

     

    Trả lời:

    Tên tiểu loại/ kiểu văn bản

    Văn bản

    Truyện thần thoại

    4, 9, 16

    Sử thi

    2, 13

    Kịch bản chèo

    11, 15

    Thơ Đường luật Việt Nam

    7, 10, 12

    Thơ Đường

    5

    Kịch bản tuồng

    1, 3

    Văn bản thông tin

    6, 7, 14, 17

    Câu 3 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu 3, SGK) Nêu đặc điềm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập một. Xác định các điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này.

    Trả lời:

    - Về hình thức, các văn bản thơ học ở bài này đều viết theo thể Đường luật (thất ngôn bát cú, tuyệt cú).

    - Về nội dung, mỗi bài thơ có một nội dung riêng, tuy nhiên nếu cần khái quát có thể thầy điểm chung của các văn bản này đều nói lên tâm trạng băn khoăn, trăn trở, những suy tư sâu lắng về quê hương, đất nước, về số phận người phụ nữ; nỗi lòng yêu nước, thương dân.

    - Cần lưu ý phân biệt thơ Đường (thơ của các nhà thơ đời Đường - Trung Quốc, sáng tác trong khoảng từ năm 618 - 907, thế kỉ VII - X) và thơ Đường luật (thơ sau này làm theo luật thơ Đường). Trong các bài thơ Đường luật đã học ở Ngữ văn 10, tập một; bài Cảm xúc mùa thu và bài Tỏ lòng là thơ chữ Hán còn lại là thơ Nôm. Vì thế, khi đọc hiểu bài thơ chữ Hán, cần lưu ý xem kĩ phần dịch nghĩa của bài thơ, đối chiếu phần dịch nghĩa với dịch thơ và phần phiên âm chữ Hán (nếu cần thiết).

    Câu 4 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu 4, SGK) Bài 3 yêu cầu đọc hiểu văn bản tuồng, chèo có gì giống và khác so với các bài đọc hiểu truyện và thơ trong sách Ngữ văn 10, tập một?

    Trả lời:

    - Giống nhau: Đều phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung và nghệ thuật

    - Khác nhau:

    + Chèo và tuồng: Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo hoặc tuồng

    + Truyện (Truyền thuyết, sử thi): Thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm thuộc các nền văn hóa khác nhau

    + Thơ (thể thơ tự do): Viết về đề tài quê hương đất nước

    Câu 5 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu 5, SGK) Phân tích nội dụng, hình thức và ý nghĩa của các văn bản thông tin trong Bài 4, sách Ngữ văn: tập một.

    Trả lời:

    Văn bản thông tin

    Nội dung

    Hình thức

    Ý nghĩa

    Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng)

    Được chia ra làm 2 phần

    + Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội: Lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử; các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội: sự kết hợp giữ yếu tố văn hóa dân gian và văn hóa cung đình

    + Phần 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nếp sống thanh lich của người Hà Nội; trích những câu thơ thành ngữ, tục ngữ để bổ sung làm rõ nội dung

    + Phần 1: Dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ)

    + Phần 2: Các dòng chữ in nghiêng (giúp người đọc dễ xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin); dấu ngoặc đơn (dùng để chú giải)

    Mang đến lượng lớn thông tin về văn hóa Hà Nội: Về sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

    Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 (Theo Thế Phương)

    Giới thiệu và tuyên truyền đến người tham dự những lưu ý về mặt văn hóa khi tham gia lễ hội Đền Hùng: thời gian diễn ra lễ hội Đền Hùng, Các hoạt động chính trong lễ hội, văn hoá lễ hội qua “lễ hội 5 không”, hướng dẫn di chuyển đến lễ hội

    Có tranh ảnh minh họa và bản đồ hướng dẫn di chuyển

    Văn bản cho thấy quan điểm, thái độ sống tích cực, tiến bộ, có văn hóa của người viết nhằm giới thiệu và tuyên truyền đến mọi người những lưu ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng

    Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (Theo Bình Trịnh)

    Giới thiệu về lễ hội dân gian của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (lễ hội Ka-tê): thời gian diễn ra, phần lễ và phần hội, ý nghĩa của lễ hội.

    Dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ); có chú thích tranh ảnh, dòng chữ in đậm nhằm nhấn mạnh.

    Mang đến lựơng lớn thông tin về lễ hội Ka - tê của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận với những hoạt động diễn ra trong lễ hội đặc sắc và phong phú làm nên nét riêng và độc đáo của lễ hội “phần nghi lễ” và “phần hội”

    Lễ hội Ok Om Bok (Theo Thạch Nhi)

    Viết về lễ hội của đồng bào Khmer Nam Bộ (lễ hội Ok Om Bok) và giới thiệu về hoạt động đua ghe ngo là nghi thức truyền thống tiễn đưa thần nước

    Dòng chữ in đậm nhằm khái quát nội dung văn bản, các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ)

    Muốn giới thiệu về lễ hội của đồng bào Khmer Nam Bộ (lễ hội Ok Om Bok) đến gần với bạn đọc, cho thấy nét văn hóa riêng đặc sắc và phong phú, đồng thời thể hiện quan điểm bảo tồn những sản vật, những giá trị truyền thống của dân tộc.

    Câu 6 trang 53 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Có người cho rằng: “Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm là văn bản thuyết minh”. Ý kiến của em như thế nào?

    Trả lời:

    Em không đồng tình với ý kiến trên bởi vì:

    - Văn nghị luận là một thể loại văn mà trong bài tác giả dùng chủ yếu các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó tiến hành lập luận chỉ ra các những điểm nhấn nhằm xác định cho người đọc, người nghe thấy được tư tưởng, quan điểm của mình gửi gắm vào tác phẩm. Còn văn bản thuyết minh là một thể loại văn bản thông dung được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, hậu quả của sự vật, hiện trượng trong đồi sống xã hội bằng việc kết hợp nhiều phương thức trình bày, giải thích.

    Câu 7 trang 53 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu 8, SGK) Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc làm báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ. Hoàn thành yêu cầu của bài tập vào vở theo bảng sau:

     

    Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ

    Mục đích

     

    Yêu cầu

     

    Nội dung chính

     

    Trả lời:

     

    Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ

    Mục đích

    Làm báo cáo để cung cấp cho người đọc tri thức tổng quan của đề tài nghiên cứu khoa học về thơ mình vừa làm

     

    Yêu cầu

    - Báo cáo cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu

    - Thứ tự trình bày hợp lí, mạch lạc

     

    Nội dung chính

    - Chúng ta cần có các mục sau:

    Phần mở đầu:

    + Nêu vấn đề về thơ được lựa chọn để nghiên cứu

    + Lí do, mục đích và phương pháp nghiên cứu

    Phần nội dung:

    + Lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu về đề tài đã chọn. Triển khai các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chứng minh cho các luận điểm được nêu ra

    + Có thể trích dẫn ý kiến người khác, cước chú, lập bảng biểu, thống kê về đối tượng nghiên cứu

    + Tạo sự so sánh cần thiết với các đối tượng nghiên cứu khác để tạo nên sức hấp dẫn và thuyết phục cho bài viết

    Phần kết luận:

    + Khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đã được trình bày

    + Nêu các đề xuất, khuyến nghị của người nghiên cứu (nếu có)

     

    Câu 8 trang 53 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu 9, SGK) Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 10, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.

    Trả lời:

    - Nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ Văn 10, tập một là kĩ năng thuyết minh về văn bản nghị luận và văn bản thông tin (thuyết minh về vấn đề xã hội; giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ; thảo luận vấn đề có những ý kiến khác nhau; thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa)

    - Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết: nội dung ở phần viết là tiền đề, cơ sở để vận dụng vào nội dung kĩ năng nói và nghe, nếu thiếu đi một trong hai thì không đạt được hiệu quả cao:

    VD:

    * Bài 1. Thần thoại và sử thi

    - Phần Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

    - Phần Nói và nghe: Thuyết minh về một vấn đề xã hội

    → Hai phần có mối quan hệ chặt chẽ, phần viết sẽ giúp hiểu và biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, từ đó sẽ giúp thuyết minh về nó một cách trôi chảy, mạch lạc, rõ ràng

    * Ở bài 2: Thơ tự do

    - Phần đọc hiểu văn bản: Đất nước (Nguyễn Đình Thi); Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)

    - Phần viết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

    - Phần Nói và nghe: Giới thiệu đánh giá một tác phẩm thơ

    → Vận dụng kiến thức về nội dung kĩ năng viết, nói và nghe, áp dụng vào văn bản phần đọc hiểu, từ đó đi vào phân tích, đánh giá tác phẩm một cách chi tiết.

    Câu 9 trang 53 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Sách Ngữ văn 10, tập một, phần tiếng Việt tập trung rèn luyện sửa những lỗi gì? Nêu tên của một số lỗi thường gặp.

    Trả lời:

    - Sách Ngữ văn 10, tập một, phần tiếng Việt tập trung rèn luyện sửa những lỗi:

    + Lỗi dùng từ

    + Lỗi về trật tự từ

    + ….

    - Một số lỗi thường gặp:

    + Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm, chính tả; Dùng từ không đúng nghĩa;

    + Sắp xếp từ không phù hợp với quy tắc cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu, sắp xếp từ ngữ không phù hợp với yêu cầu diễn đạt, …

II. Bài tập tự đánh giá cuối học kỳ II

  • Bài tập tự đánh giá cuối học kỳ II trang 53

    • Câu 1 trang 53 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu 2, SGK, trang 123) Xác định phương thức biểu đạt chính và phương thức biểu đạt kết hợp của đoạn trích.

      Trả lời:

      - Phương thức biểu đạt chính là thuyết minh, kết hợp với phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận.

      Câu 2 trang 53 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Lập dàn ý cho một trong hai đề sau:

      Đề 1. Phân tích một vấn để xã hội mà em thấy có ý nghĩa, đặt ra trong các kịch bản tuồng, chèo hoặc các văn bản thông tin đã học ở sách Ngữ văn 10, tập một.

      Đề 2. (Đề 2, SGK, trang 123) Viết bài thuyết phục người bạn từ bỏ một thói quen xấu.

      Trả lời:

      Đề 1: Phân tích một vấn để xã hội mà em thấy có ý nghĩa, đặt ra trong các kịch bản tuồng, chèo hoặc các văn bản thông tin đã học ở sách Ngữ văn 10, tập một.

      Mở bài:

      Giới thiệu trích tuồng Mắc mưu Thị Hến và vấn đề xã hội mà tác phẩm: hình ảnh người phụ nữ xưa và nay.

      Thân bài:

      a. Người phụ nữ xưa

      Ngoại hình: nhuộm răng đen, mặc áo bà ba, áo nâu, áo tứ thân,… kín đáo; tóc búi cao.

      Tính cách: công dung ngôn hạnh, luôn là người có đức hi sinh, một lòng vì chồng, theo chồng,…

      Quyền lợi: không có nhiều quyền lợi, không được xã hội tôn trọng, bảo vệ, không có tiếng nói, không được tham gia vào những việc hệ trọng, quanh năm chỉ gắn liền với bếp núc, chịu đựng nhiều hủ tục lạc hậu,…

      → Không được tự quyết định cuộc đời, số phận của mình dẫn đến thiệt thòi.

      → Người phụ nữ ngày xưa là những người giàu đức tính quý báu nhưng lại chịu nhiều đau thương, có những cảnh ngộ khiến người đời sau phải đau lòng.

      b. Người phụ nữ ngày nay

      Ngoại hình: có quyền tự do lựa chọn phong cách cho mình mà không cần theo một chuẩn mực nhất định nào.

      Tính cách: người phụ nữ hiện nay tự do, phóng khoáng trong việc thể hiện tính tình, phong cách của bản thân mình.

      Quyền lợi: người phụ nữ có nhiều quyền lợi, bình đẳng với nam giới, không bị phụ thuộc vào ai, được xã hội tôn trọng và bảo vệ, được tự do lựa chọn cách sống cho mình, tự lập về tài chính,…

      → Người phụ nữ được tự quyết định, làm chủ cuộc đời mình và làm những gì mình muốn, họ góp phần làm đa dạng và phong phú cuộc sống sắc màu.

      Kết bài:

      Khái quát lại vấn đề nghị luận: xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ ngày càng được trân trọng và nâng niu xứng đáng với những gì đáng ra họ phải được nhận từ lâu.

      Đề 2:

      Dàn ý bài viết tham khảo thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà

      - Mở bài: Học tập là nhiệm vụ của học sinh. Để duy trì thành tích học tập tốt, bên cạnh việc chăm chú nghe giảng, học tập trên lớp, thời gian tự học thông qua làm bài tập về nhà cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các học sinh có thói quen không làm bài tập ở nhà.

      - Thân bài

      + Biểu hiện của thói quen không làm bài tập ở nhà: không đọc lại bài đã học, lười làm bài tập, làm đối phó, chép bài bạn,....

      + Lí do nên từ bỏ thói quen không làm bài tập: Là một thói quen xấu gây ảnh hưởng đến bản thân và cả những người xung quanh, Không thể bổ sung kiến thức bài học dẫn đến tình hình học tập sa sút, Hình thành thói quen ỷ lại vào bạn bè, ảnh hưởng đến bạn bè trong lớp, Thầy cô lo lắng, bố mẹ buồn phiền,.....

      + Cách từ bỏ và các bước từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà: Thiết lập thời gian biểu cho thời gian làm bài tập về nhà hợp lí, chủ động, tự giác hoàn thiện bài tập, Tìm bạn đồng hành giúp đỡ

      + Dự đoán sự đồng tình, ủng hộ của những người xung quanh khi được thuyết phục từ bỏ thói quan không làm bài tập

      - Kết bài: nêu ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà

    • Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

      Bài mở đầu

      Bài 1: Thần thoại và sử thi

      Bài 2: Thơ đường luật

      Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng

      Bài 4: Văn bản thông tin

      Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1

Đánh giá

0

0 đánh giá