Lý thuyết Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 7

3.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 7.

Lý thuyết Toán lớp 7 Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

Lý thuyết Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

1. Ba trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

• Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

Ví dụ: Trong hình dưới đây, ΔABCvuông tại A và ΔA'B'C'vuông tại A'có:

AB = A'B'; AC = A'C'. Khi đó ΔABC= ΔA'B'C'(hai cạnh góc vuông).

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (ảnh 1)

• Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

Ví dụ: Trong hình dưới đây, ΔABCvuông tại A và ΔA'B'C'vuông tại A'có:

AC = A'C'; C^=C'^. Khi đó ΔABC= ΔA'B'C'(cạnh góc vuông – góc nhọn kề).

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (ảnh 2)

• Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

Ví dụ: Trong hình dưới đây, ΔABCvuông tại A và ΔA'B'C'vuông tại <A'có:

BC = B'C'; C^=C'^. Khi đó ΔABC= ΔA'B'C'(cạnh huyền – góc nhọn).

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (ảnh 3)

2. Trường hợp bằng nhau đặc biệt của tam giác vuông

• Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

Ví dụ: Trong hình dưới đây, ΔABCvuông tại A và ΔA'B'C'vuông tại A'có:

BC = B'C'; AC = A'C'. Khi đó ΔABC= <ΔA'B'C'(cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (ảnh 4)

Bài tập Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

Bài 1. Mỗi hình sau có các cặp tam giác vuông nào bằng nhau? Vì sao?

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (ảnh 5)

Hướng dẫn giải

a) Hai tam giác DEG (vuông tại G) và tam giác DFG (vuông tại G) có:

DG là cạnh chung

EDG^=FDG^

Nên ΔDEG=ΔDFG (cạnh góc vuông – góc nhọn kề).

b) Hai tam giác HIK (vuông tại I) và tam giác KJH (vuông tại J) có:

HK là cạnh chung

HI = KJ

Nên ΔHIK=ΔKJH (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

c) Hai tam giác MLO (vuông tại L) và tam giác ONM (vuông tại N) có:

MO là cạnh chung

LOM^=NMO^

Nên ΔMLO=ΔONM (cạnh huyền –góc nhọn).

d) Hai tam giác SRP (vuông tại R) và tam giác QPR (vuông tại P) có:

RP là cạnh chung

SR = QP

Nên ΔSRP=ΔQPR (hai cạnh góc vuông).

Bài 2. Cho hình chữ nhật ABCD, M là trung điểm của cạnh CD. Chứng minh rằng ΔADM=ΔBCM.

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (ảnh 6)

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (ảnh 7)

ABCD là hình chữ nhật ⇒ AD = BC và ADM^=BCM^=90°

Xét tam giác ADM (vuông tại D) và tam giác BCM (vuông tại C) có:

AD = BC (chứng minh trên)

DM = CM (theo giả thiết)

 ΔADM=ΔBCM (hai cạnh góc vuông)

Bài 3. Cho hình vẽ dưới đây, biết AB vuông góc với BC, AD vuông góc với CD và cạnh AB = AD. Chứng minh rằng:

a) ΔBAC=ΔDAC;

b) AC vuông góc với BD.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (ảnh 8)

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (ảnh 9)

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (ảnh 10)

a) Xét tam giác BAC (vuông tại B) và tam giác DAC (vuông tại D) có:

AC là cạnh chung

AB = AD (theo giả thiết)

ΔBAC=ΔDAC (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

b) Gọi H là giao điểm của AC và BD.

 ΔBAC=ΔDAC (theo câu a) ⇒ BAC^=DAC^ (hai góc tương ứng) hay BAH^=DAH^

Xét tam giác BAH và tam giác DAH có:

AB = AD (theo giả thiết)

BAH^=DAH^ (chứng minh trên)

AH là cạnh chung

ΔBAH=ΔDAH (c.g.c)

AHB^=AHD^ (hai góc tương ứng)

 AHB^+AHD^=180°(hai góc kề bù)

Nên AHB^=AHD^=90°

⇒AC ⊥ BD (đpcm).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác

Lý thuyết Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

Lý thuyết Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng

Lý thuyết Toán 7 Chương 4: Tam giác bằng nhau

Lý thuyết Bài 17: Thu thập và phân loại dữ liệu

Lý thuyết Bài 18: Biểu đồ hình quạt tròn

Đánh giá

0

0 đánh giá