Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 7

1.6 K

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 7.

Lý thuyết Toán lớp 7 Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác

Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác

1. Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh – góc – cạnh (c.g.c)

• Trong tam giác ABC, góc BAC (hay góc A) được gọi là góc xen giữa của hai cạnh AB và AC.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác (ảnh 1)

• Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Ví dụ:

+ Tam giác ABC và tam giác EFD có cạnh AB = EF = 5cm; AC = ED = 3cm; góc A là góc xen giữa của cạnh AB và AC, góc E là góc xen giữa của cạnh EF và ED; A^=E^=79°.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác (ảnh 2)

Khi đó ta có ΔABC=ΔEFD theo trường hợp cạnh góc cạnh (c.g.c)

2. Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc (g.c.g)

• Trong tam giác ABC, hai góc ABC, ACB (hay góc B và góc C) được gọi là hai góc kề cạnh BC của tam giác ABC.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác (ảnh 3)

• Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Ví dụ

+ Tam giác ABC và tam giác EFD có B^=F^=37°; C^=D^=64°; góc B và góc C là hai góc kề của cạnh BC, góc F và góc D là hai góc kề của cạnh FD; cạnh BC = FD = 6cm.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác (ảnh 4)

Khi đóta có <ΔABC=ΔEFDtheo trường hợp góc cạnh góc (g.c.g)

Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác

Bài 1. Trong mỗi hình dưới đây, hãy chỉ ra một cặp tam giác bằng nhau và giải thích vì sao chúng bằng nhau.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác (ảnh 5)

Hướng dẫn giải

a) Hai tam giác AED và CEB có:

AE = CE

AED^=CEB^(hai góc đối đỉnh)

DE = BE

Do đó ΔAED=ΔCEB(c.g.c)

b) Hai tam giác QGH và QIH có:

GQH^=IQH^

QH là cạnh chung

GHQ^=IHQ^

Do đó ΔQGH=ΔQIH(g.c.g)

Bài 2. Cho hình vẽ dưới đây, biết CE = DE và CEA^=DEA^.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác (ảnh 6)

Chứng minh rằng:

a) ΔAEC=ΔAED;

b) ΔABC=ΔABD.

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác (ảnh 7)

a) Xét ΔAEC  ΔAED có:

CE = DE (theo giả thiết)

CEA^=DEA^ (theo giả thiết)

AE là cạnh chung

Do đó ΔAEC=ΔAED (c.g.c)

b) Vì ΔAEC=ΔAED (theo câu a)

⇒ AC = AD (2 cạnh tương ứng) và CAE^=DAE^ (2 góc tương ứng)

Xét ΔABC  ΔABD có:

AC = AD (chứng minh trên)

CAE^=DAE^ (chứng minh trên)

AB là cạnh chung

Do đó ΔABC=ΔABD (c.g.c)

Bài 3. Cho hình vẽ dưới đây, biết đoạn thẳng JK song song và bằng đoạn thẳng ML.

Chứng minh rằng:

a) ΔJOK=ΔLOM

b) OP = OQ.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác (ảnh 8)

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác (ảnh 9)

a) Vì JK ML nên:

OJK^=OLM^ (2 góc so le trong)

OKJ^=OML^ (2 góc so le trong)

Xét ΔJOK  ΔLOM có:

OJK^=OLM^ (chứng minh trên)

JK = ML (theo giả thiết)

OKJ^=OML^ (chứng minh trên)

Do đó ΔJOK=ΔLOM (g.c.g)

b) Vì ΔJOK=ΔLOM (theo câu a)

⇒ KO = MO (2 cạnh tương ứng)

Xét ΔKOP  ΔMOQ có:

OKJ^=OML^ (chứng minh trên)

KO = MO (chứng minh trên)

KOP^=MOQ^ (2 góc đối đỉnh)

Do đó ΔKOP=ΔMOQ (g.c.g)

⇒ OP = OQ (2 cạnh tương ứng).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 13: Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác

Lý thuyết Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác

Lý thuyết Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

Lý thuyết Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng

Lý thuyết Toán 7 Chương 4: Tam giác bằng nhau

Lý thuyết Bài 17: Thu thập và phân loại dữ liệu

Đánh giá

0

0 đánh giá