Bài 3 trang 80 Toán 10 Tập 2 | Cánh diều Giải toán lớp 10

4.3 K

Với giải Bài 3 trang 80 SGK Toán lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Phương trình đường thẳng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SGK Toán 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 10 Bài 3: Phương trình đường thẳng

Bài 3 trang 80 Toán lớp 10 Tập 2: Cho đường thẳng d có phương trình tham số là:

Cho đường thẳng d có phương trình tham số

a) Lập phương trình tổng quát của đường thẳng d.

b) Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng d lần lượt với các trục Ox, Oy.

c) Đường thẳng d có đi qua điểm M (– 7; 5) hay không?

Lời giải:

a) Đường thẳng d có phương trình tham số là:

Cho đường thẳng d có phương trình tham số

Suy ra d có 1 vectơ chỉ phương là u=3;2, do đó d có 1 vectơ pháp tuyến là n=2;3

Ứng với t = 0, ta có

Cho đường thẳng d có phương trình tham số

Do đó điểm A(– 1; 2) thuộc đường thẳng d.

Vậy đường thẳng d có phương trình tổng quát là 2(x + 1) + 3(y – 2) = 0 hay 2x + 3y – 4 = 0.

b) Gọi H, K lần lượt là giao điểm của đường thẳng d với các trục Ox và Oy.

Vì H thuộc Ox nên gọi tọa độ H(a; 0).

Do H thuộc d nên tọa độ điểm H thỏa mãn phương trình tổng quát của đường thẳng d, thay vào ta được: 2 . a + 3 . 0 – 4 = 0  a = 2.

Vậy H(2; 0).

Vì điểm K thuộc Oy nên gọi tọa độ K(0; b).

Do K thuộc d nên tọa độ điểm K thỏa mãn phương trình tổng quát của đường thẳng d, thay vào ta được:

2 . 0 + 3 . b – 4 = 0  b = 43.

Vậy K0;43.

Vậy tọa độ giao điểm của đường thẳng d lần lượt với các trục Ox, Oy lần lượt là các điểm H(2; 0) và K0;43.

c) Thay tọa độ điểm M(– 7; 5) vào phương trình tổng quát của đường thẳng d ta được:

2 . (– 7) + 3 . 5 – 4 = 0  – 3 = 0 (vô lý).

Vậy điểm M(– 7; 5) không thuộc đường thẳng d hay đường thẳng d không đi qua điểm M(– 7; 5).

Đánh giá

0

0 đánh giá