Với giải Bài 3 trang 57 Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Chương 3 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 7 Chương 3 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác
Bài 3 trang 57 Toán lớp 7: Tấm bìa ở Hình 8 có thể tạo lập thành một hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác vuông. Hãy cho biết độ dài hai cạnh góc vuông của đáy và chiều cao của lăng trụ.
Phương pháp giải:
Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác vuông
Lời giải:
Hình lăng trụ đứng tạo lập được là:
Độ dài 2 cạnh góc vuông của đáy là: 10 cm và 15 cm
Chiều cao của lăng trụ là: 16 cm
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Cho hình lăng trụ đứng ABC.DEF biết AB = 3 cm; AC = 4 cm; BC = 5 cm. Chu vi tam giác DEF là:
A. 10 cm;
B. 11 cm;
C. 12 cm;
D. 13 cm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Ta có hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF như hình vẽ dưới đây:
Mặt bên ABED là hình chữ nhật nên AB = DE = 3 cm;
Mặt bên ACFD là hình chữ nhật nên AC = DF = 4 cm;
Mặt bên BCFE là hình chữ nhật nên BC = EF = 5 cm;
Chu vi tam giác DEF là:
DE + DF + EF = 3 + 4 + 5 = 12 (cm).
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 2. Cho hình bên.
Hình lăng trụ đứng tam giác với kích thước như hình bên được tạo lập từ tấm bìa nào trong các tấm bìa sau đây:
A.
B.
C.
D.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: D
Ta xét các phương án:
• Xét phương án A: Chỉ có một tam giác để tạo lâp lên mặt đáy là tam giác nên tấm bìa này không tạo lập được hình lăng trụ tam giác.
• Xét phương án B:
Quan sát hình lăng trụ đứng tam giác ta thấy mặt đáy là tam giác có độ dài ba cạnh là 3 cm, 5 cm và 6 cm.
Mà tấm bìa trong phương án B ta thấy tam giác có độ dài ba cạnh là 3 cm, 5 cm và 10 cm.
Do đó tấm bìa này không tạo lập được hình lăng trụ tam giác cần tạo lập.
• Xét phương án C: Có 4 hình chữ nhật nên tạo lập được 4 mặt bên do đó tấm bìa này không tạo lập được hình lăng trụ tam giác.
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 3. Cho tấm bìa sau:
Khi gấp tấm bìa lại theo đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng nào trong các hình lăng trụ đứng dưới đây:
A.
B.
C.
D.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
+ Ta thấy mặt đáy có màu xanh biển và không có tấm bìa nào màu xanh lá cây.
Do đó ta loại phương án C và D.
+ Theo thứ tự từ trái sang phải thì các hình chữ nhật có màu sắc lần lượt là: màu xanh da trời, không màu, màu hồng, màu vàng.
Do đó khi tạo lập lên hình lăng trụ đứng tứ giác thì ta cũng được các mặt bên có thứ tự màu như vậy.
Tức là nếu ta đặt mặt không màu là “mặt sau”, mặt màu xanh da trời là “mặt bên tay trái” thì:
• “Mặt trước” sẽ là mặt màu vàng;
• “Mặt bên tay phải” sẽ là mặt màu hồng.
Vậy ta chọn phương án B.
Xem thêm các bài giải Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
HĐ 1 trang 55 Toán lớp 7: Hình nào sau đây có:...
Thực hành 1 trang 56 Toán lớp 7: Quan sát hình lăng trụ đứng tam giác trong Hình 3...
Bài 1 trang 57 Toán lớp 7: Quan sát hai hình lăng trụ đứng trong hình 6. Tìm độ dài các cạnh:...
Bài 2 trang 57 Toán lớp 7: Quan sát hai hình lăng trụ đứng trong Hình 7...
Bài 4 trang 57 Toán lớp 7: Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác với kích thước như Hình 9...
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:
Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác
Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác
Bài 5: Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Các bài toán về đo đạc và gấp hình