Bài 1 trang 49 Toán 7 Tập 1 | Chân trời sáng tạo Giải toán lớp 7

4.8 K

Với giải Bài 1 trang 49 Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Chương 3 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 7 Chương 3 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương

Bài 1 trang 49 Toán lớp 7: Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (Hình 10).

a) Nêu các cạnh và đường chéo.

b) Nêu các góc ở đỉnh B và đỉnh C.

c) Kể tên những cạnh bằng nhau.

Phương pháp giải:

Hình hộp chữ nhật có:

- 12 cạnh ; 4 đường chéo

- 3 góc ở mỗi đỉnh đều là các góc vuông

- Các cạnh đối diện bằng nhau

Lời giải:

a) Các cạnh là: AB;BC;CD;DA;AE;BF;CG;DH;EF;FG;GH;HE

Đường chéo là: AG; BH;CE;DF

b) Các góc ở đỉnh B là: góc ABF; góc ABC ; góc CBF

Các góc ở đỉnh C là: góc BCD; góc DCG ; góc BCG

c) Những cạnh bằng nhau là: AB = CD = EF = HG;

BC = AD = FG = EH;

AE = BF = CG = DH

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Mảnh bìa dưới đây có thể gấp thành hình gì?

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. Hình lập phương;

B. Hình hộp chữ nhật;

C. Hình chữ nhật;

D. Hình thoi.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Sau khi gấp miếng bìa đã cho

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ta hình hộp chữ nhật như sau:

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 2Trong hình dưới đây có bao nhiêu hình lập phương, bao nhiêu hình hộp chữ nhật?

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. 2 hình lập phương, 3 hình hộp chữ nhật;

B. 1 hình lập phương, 3 hình hộp chữ nhật;

C. 2 hình lập phương, 2 hình hộp chữ nhật;

D. 0 hình lập phương, 4 hình hộp chữ nhật.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Quan sát hình ta thấy không có hộp quà có dạng hình lập phương, có 4 hộp quà có dạng hình hộp chữ nhật đó là: hộp quà màu hồng nhạt, hộp quà màu xanh lam, hộp quà màu đỏ, hộp quà màu xanh lá cây.

Vậy chọn phương án D.

Câu 3. Trong các mảnh bìa dưới đây có mấy mảnh bìa có thể gấp thành một hình lập phương?

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. 2;

B. 3;

C. 4;

D. 1.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Hình 3 và Hình 4 là hai mảnh bìa có thể gấp thành hình lập phương.

Vậy chọn phương án A.

Xem thêm các bài giải Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

HĐ 1 trang 47 Toán lớp 7: Hình nào dưới đây có sáu mặt đều là hình chữ nhật?...

Thực hành 1 trang 48 Toán lớp 7: Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (Hình 4) và thực hiện các yêu cầu sau:...

Thực hành 2 trang 48 Toán lớp 7: Cho hình hộp chữ nhật ABCD. EFGH (Hình 4) có AD = 8 cm, DC = 5 cm, DH = 6,5 cm. Tìm độ dài các cạnh AB, FG, AE...

HĐ 2 trang 48 Toán lớp 7: Vật nào sau đây có tất cả các mặt đều có dạng hình vuông?...

Thực hành 3 trang 49 Toán lớp 7: Quan sát hình lập phương ABCD. A’B’C’D’ óc AB = 5 cm (Hình 8)...

Vận dụng trang 49 Toán lớp 7: Trong hai tấm bìa ở Hình 9, tấm nào gấp được hình hộp chữ nhật, tấm bìa nào gấp được hình lập phương?...

Bài 2 trang 49 Toán lớp 7: Quan sát hình lập phương EFGH.MNPQ (Hình 11)...

Bài 3 trang 50 Toán lớp 7: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương?...

Bài 4 trang 50 Toán lớp 7: Trong hai tấm bìa ở các Hình 13b và Hình 13c, tấm hình nào có thể gấp được hình hộp chữ nhật ở Hình 13a?...

Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:

Bài tập cuối chương 2

Bài 1: Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương

Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác

Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

Đánh giá

0

0 đánh giá