Với giải Bài 6 trang 51 Toán lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Làm tròn và ước lượng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 4: Làm tròn và ước lượng
Bài 6 trang 51 Toán lớp 7: Thống kê diện tích và dân số ngày 01/4/2019 của một số vùng ở Việt Nam như sau:
Căn cứ vào bảng thống kê trên, tính mật độ dân số của các vùng nói trên (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị), biết rằng: “Mật độ dân số vùng (người/ km2) là tỉ số giữa dân số và diện tích của vùng đó.”
Phương pháp giải:
+ Tính tỉ số giữa dân số và diện tích của từng vùng.
+ Làm tròn các kết quả đến hàng đơn vị.
Muốn làm tròn số thập phân âm, ta là tròn số đối của nó rồi thêm dấu “ –“ trước kết quả
Muốn làm tròn một số thập phân đến một hàng quy tròn nào đó, ta thực hiện các bước sau:
• Gạch dưới chữ số thập phân của hàng quy tròn.
• Nhìn sang chữ số ngay bên phải:
◊ Nếu chữ số đó lớn hơn hoặc bằng 5 thì tăng chữ số gạch dưới lên một đơn vị rồi thay tất cả các chữ số bên phải bằng số 0 hoặc bỏ đi nếu chúng ở phần thập phân.
◊ Nếu chữ số đó nhỏ hơn 5 thì giữ nguyên chữ số gạch dưới và thay tất cả các chữ số bên phải bằng số 0 hoặc bỏ đi nếu chúng ở phần thập phân.
Lời giải:
Mật độ dân số của vùng:
+ Đồng bằng sông Hồng là: (người/km2)
+ Đông Nam Bộ là: (người/km2)
+ Tây Nguyên là: (người/km2)
Bài tập vận dụng:
Bài 1.
a) Làm tròn số 24 523 với độ chính xác 500;
b) Làm tròn số 27,876 với độ chính xác 0,5.
Hướng dẫn giải
a) Để làm tròn số 24 523 với độ chính xác 500 ta sẽ làm tròn đến hàng nghìn. Áp dụng quy tắc làm tròn số ta có 24 523 ≈ 25 000.
b) Để làm tròn số 27,876 với độ chính xác 0,5 ta sẽ làm tròn đến hàng đơn vị. Áp dụng quy tắc làm tròn số ta có 27,876 ≈ 28.
Bài 2. Áp dụng quy tắc làm tròn số để ước lượng kết quả của mỗi phép tính sau
a) ( –34,17) + (– 65,83);
b) (– 19,641) . (–29,613).
Hướng dẫn giải
a) Ta làm tròn hai số hạng đến hàng phần mười ta có –34,17 ≈ –34,2; – 65,83 ≈ – 65,8.
Khi đó (–34,17) + (–65,83) ≈ (–34,2) + (–65,8) = –100.
b) Ta làm tròn hai thừa số đến hàng đơn vị, ta có: – 19,641 ≈ –20; –29,613 ≈ –30.
Vậy (– 19,641) . (–29,613) ≈ (–20).(–30) = 600.
Câu 1. Làm tròn một số với độ chính xác 0,0005 tức là làm tròn đến hàng:
A. hàng đơn vị;
B. hàng phần mười;
C. hàng phần trăm;
D. hàng phần nghìn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D.
Để làm tròn số với độ chính xác 0,0005 thì ta làm tròn số đó đến hàng phần nghìn.
Xem thêm các bài giải Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi khởi động trang 48 Toán lớp 7: Một bồn hoa có dạng hình tròn với bán kính là 0,8 m...
Luyện tập vận dụng 2 trang 49 Toán lớp 7: a) Làm tròn số 23 615 với độ chính xác 5
Bài 1 trang 51 Toán lớp 7: Làm tròn số 98 176 244 với độ chính xác 50
Bài 2 trang 51 Toán lớp 7: a) Làm tròn số 4,76908 với độ chính xác 0,5...
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết:
Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực