Sách bài tập Toán 9 Bài 2 (Cánh diều): Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

418

Với giải sách bài tập Toán 9 Bài 2: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 9 Bài 2: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

Bài 10 trang 84 SBT Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại C có AC=513AB. Tính sin A và tan B.

Cho tam giác ABC vuông tại C có AC = 5/13 AB Tính sin A và tan B

Lời giải:

Vì tam giác ABC vuông tại C, theo định lí Pythagore ta có:

AB2 = AC2 + BC2

Suy ra BC2 = AB2 – AC2

       =AB2=513AB2=AB225169AB2=144169AB2.

Do đó BC=144169AB2=1213AB2=1213AB.

Vậy sinA=BCAB=1213AB1213AB=1213;  tanB=ACBC=513AB1213AB=512.

Bài 11 trang 84 SBT Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 21 cm, C^=47°. Tính độ dài đường phân giác BD của tam giác ABC (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm của centimet).

Lời giải:

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 21 cm, góc C = 47 độ Tính độ dài đường phân giác BD của tam giác ABC

Trong tam giác vuông ABC có: A^+B^+C^=180° (tổng ba góc của một tam giác)

Suy ra B^=180°A^C^=180°90°47°=43°.

Mà BD là phân giác góc B nên B1^=B2^=12B^=1243°=21,5°.

Vì tam giác ABD vuông tại A nên cosB1^=ABBD.

Suy ra BD=ABcosB1^=21cos21,5°22,57 ( cm).

Bài 12 trang 85 SBT Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC có AB = 6 cm, A^=15°,  B^=35°. Tính độ dài đường cao CH của tam giác ABC (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm của centimét).

Lời giải:

Cho tam giác ABC có AB = 6 cm, góc A = 15 độ, góc B = 35 độ

Do CH là đường cao tam giác ABC nên CH ⊥ AB tại H.

Tam giác ACH vuông tại H nên AH=CHcotA^=CHcot15°.

Tam giác BCH vuông tại H nên BH=CHcotB^=CHcot35°.

Mà AH + BH = AB

Suy ra CH.cot15° + CH.cot35° = AB hay CH(cot15° + cot35°) = AB

Suy ra CH=ABcot15°+cot35°=6cot15°+cot35°1,16  (cm).

Bài 13 trang 85 SBT Toán 9 Tập 1: Tìm x, y trong mỗi hình 14a, 14b, 14c (làm tròn kết quả đến hàng phần mười của centimét).

Tìm x, y trong mỗi hình 14a, 14b, 14c (làm tròn kết quả đến hàng phần mười của centimét)

Lời giải:

⦁ Hình 14a):

Trong tam giác ABD vuông tại D có:

sinB^=ADAB hay sin32°=x9

Suy ra x = 9.sin 32° ≈ 4,8 cm.

Trong tam giác ADC vuông tại D có:

cosCAD^=ADAC hay cos50°4,8y

Suy ra y4,8cos50°7,5  cm.

⦁ Hình 14b):

Trong tam giác GHK vuông tại K có H^=45° nên tam giác GHK vuông cân tại K.

Suy ra GK = HK = 5 cm.

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác GHK vuông tại K, ta có:

HG2 = HK2 + GK2 = 52 + 52 = 50.

Suy ra HG=507,1  cm hay x ≈ 7,1 cm.

Trong tam giác GIK vuông tại K có:

sinI^=GKGI hay sin36°=5y

Suy ra y=5sin36°8,5  cm.

⦁ Hình 14c):

Trong tam giác MOQ vuông cân tại Q có:

MO2 = QM2 + QO2 hay 222=2QM2

Do đó 2QM2 = 8 nên QM2 = 4

Suy ra OP = QO = QM = 2 cm.

Mặt khác, MOQ^+MON^+NOP^=180°

 MOQ^=45° (do tam giác MOQ vuông cân tại Q) và MON^=105°

Suy ra NOP^=180°MOQ^MON^=180°45°105°=30°.

Trong tam giác ONP vuông tại P có:

⦁ x=NP=OPtanNOP^=2tan30°=2331,2  cm;

 cosNOP^=OPON suy ra y=ON=OPcosNOP^=2cos30°=232=43=4332,3  cm.

Bài 14 trang 85 SBT Toán 9 Tập 1: Chứng minh diện tích của tam giác đều cạnh a là a234..

Lời giải:

Chứng minh diện tích của tam giác đều cạnh a là (a^2 căn bậc hai 3)/4

Xét tam giác đều ABC cạnh a với đường cao AH.

Khi đó, ta có AB = BC = a và B^=60°.

Vì tam giác ABH vuông tại H nên

AH=ABsinB^=asin60°=a32.

Vậy diện tích của tam giác ABC là:

12BCAH=12aa32=a234.

Bài 15 trang 85 SBT Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A. Chứng minh:

tanB^2=ACAB+BC.

Lời giải:

Cho tam giác ABC vuông tại A. Chứng minh: tan (góc B/2) = AC/ (AB+BC)

Kẻ đường phân giác BD của tam giác ABC. Khi đó, ta có B1^=B^2.

Vì tam giác ABD vuông tại A nên tanB1^=ADAB.

Theo tính chất đường phân giác, ta có: ADCD=ABBC hay ADAB=CDBC.

Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

ADAB=CDBC=AD+CDAB+BC=ACAB+BC.

Vậy tanB1^=ACAB+BC hay tanB^2=ACAB+BC.

Bài 16 trang 85 SBT Toán 9 Tập 1: Hai khinh khí cầu được thả lên cùng độ cao là 350 m (ở hai vị trí A và B). Tại vị trí C trên mặt đất, người ta quan sát và đo được ACH^=40°,  ACB^=10° (Hình 15). Tính khoảng cách giữa hai khinh khí cầu (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mét).

Hai khinh khí cầu được thả lên cùng độ cao là 350 m (ở hai vị trí A và B)

Lời giải:

Vì tam giác ACH vuông tại H nên CH=AHcotACH^=350cot40°.

Ta có: BCK^=BCA^+ACH^=10°+40°=50°.

Vì tam giác BCK vuông tại K nên CK=BKcotBCK^=350cot50°.

Do BK ⊥ CH tại K, AH ⊥ CH tại H suy ra BK // AH.

Mà BK = AH = 350 m

Nên ABKH là hình bình hành.

Suy ra khoảng cách giữa hai khinh khí cầu là:

AB = HK = CH ‒ CK

= 350.cot 40° ‒ 350.cot 50°

= 350.(cot 40° ‒ cot 50°)

≈ 123 m.

Vậy khoảng cách giữa hai khinh khí cầu là khoảng 123 mét.

Bài 17 trang 85 SBT Toán 9 Tập 1: Bạn Đức đứng trên nóc ngôi nhà ở độ cao 8 m. Vị trí mắt bạn Đức (tại vị trí A) cách nóc nhà 1,5 m. Bạn nhìn thấy vị trí B cao nhất của một toà nhà với góc tạo bởi tia AB và tia AH theo phương nằm ngang là BAH^=60°. Bạn Đức cũng nhìn thấy vi trí K tại chân toà nhà đó với góc tạo bới tia AK và tia AH là HAK^=15°, AH vuông góc với BK tại H (Hình 10). Tính chiều cao BK của toà nhà (làm tròn kết quả đến hàng phần mười của mét).

 

Bạn Đức đứng trên nóc ngôi nhà ở độ cao 8 m. Vị trí mắt bạn Đức (tại vị trí A)

Lời giải:

Do AH ⊥ BK tại H, AC ⊥ CK, CK ⊥ BK nên ACK^=AHK^=CKH^=90°

Do đó tứ giác ACHK là hình chữ nhật.

Suy ra HK = AC = 1,5 + 8 = 9,5 m.

Vì ∆AHK vuông tại H nên AH=HKcotHAK^=9,5cot15°.

Vì ∆AHB vuông tại H nên BH=AHtanBAH^=9,5cot15°tan60°.

Chiều cao của toà nhà là:

BK = HK + BH

= 9,5 + 9,5.cot 15°.tan 60°

= 9,5.(1 + cot 15°.tan 60°)

≈ 70,9 (m).

Vậy chiều cao của tòa nhà khoảng 70,9 mét.

Xem thêm các bài giải Sách bài tập Toán lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tỉ số lượng giác của góc nhọn

Bài 2: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

Bài 3: Ứng dụng của tỉ số lượng giác của góc nhọn

Bài tập cuối chương 4

Bài 1: Đường tròn. Vị trí tương đối của hai đường tròn

Bài 2: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Lý thuyết Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

1. Tính cạnh góc vuông theo cạnh huyền và tỉ số lượng giác của góc nhọn

Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với côsin góc kề.

Cạnh góc vuông = (cạnh huyền ) × (sin góc đối)

= (cạnh huyền ) × (cosin góc kề)

Ví dụ 1:

Lý thuyết Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông (Cánh diều 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 1)

Trong tam giác ABC vuông tại A, ta có:

b=a.sinB=a.cosC;c=a.sinC=a.cosB.

2. Tính cạnh góc vuông theo cạnh góc vuông còn lại và tỉ số lượng giác của góc nhọn

Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh góc vuông kia nhân với tang góc đối hoặc côtang góc kề.

Cạnh góc vuông = (cạnh góc vuông còn lại ) × (tan góc đối) 

= (cạnh góc vuông còn lại ) × (cot góc kề)

Ví dụ 2:

Lý thuyết Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông (Cánh diều 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 2)

Trong tam giác ABC vuông tại A, ta có:

b=c.tanB=c.cotC;c=b.tanC=b.cotB.

3. Áp dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn để giải tam giác vuông

Giải tam giác vuông là tìm tất cả độ dài các cạnh và số đo các góc còn lại của tam giác đó.

Đánh giá

0

0 đánh giá