Một hộp chứa 1 quả bóng màu vàng, 1 quả bóng màu trắng và 1 quả bóng màu cam

130

Với giải Bài 1 trang 62 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài tập cuối chương 8 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 9 Bài tập cuối chương 8

Bài 1 trang 62 Toán 9 Tập 2: Một hộp chứa 1 quả bóng màu vàng, 1 quả bóng màu trắng và 1 quả bóng màu cam. Các quả bóng có cùng kích thước và khối lượng. Bạn Ánh lấy ra ngẫu nhiên lần lượt 2 quả bóng từ hộp.

a) Số phần tử của không gian mẫu của phép thử là

A. 3.                    

B. 4.                    

C. 5.                    

D. 6.

b) Xác suất của biến cố “Có 1 quả bóng màu vàng trong 2 quả bóng lấy ra” là

A. 0.

B. 13 .

C. 12 .

D. 23 .

c) Xác suất của biến cố “Không quả bóng màu xanh trong 2 quả bóng lấy ra” là

A. 0.

B. 13 .

C. 23 .

D. 1.

d) Xác suất của biến cố “Quả bóng lấy ra đầu tiên là quả bóng màu trắng” là

A. 0.

B. 13 .

C. 23 .

D. 1.

e) Xác suất của biến cố “Quả bóng lấy ra lần thứ hai không phải là quả bóng màu cam” là

A. 0.

B. 13 .

C. 23 .

D. 1.

Lời giải:

a)

Đáp án đúng là: D

Kí hiệu V là viên bi màu vàng, T là viên bi  màu trắng và C là viên bi màu cam.

Kí hiệu (i; j) là kết quả lấy lần lượt 3 viên bi màu i và màu j.

Không gian mẫu của phép thử là:

Ω = {(V; T); (V; C); (T; V); (T; C); (C; V); (C; T)}.

Do đó, số phần tử của không gian mẫu của phép thử là: n(Ω) = 6.

b)

Đáp án đúng là: D

Ta thấy, có 1 quả bóng màu vàng trong 2 quả bóng lấy ra thì quả còn lại có màu trắng hoặc màu cam.

Gọi biến cố B: “Có 1 quả bóng màu vàng trong 2 quả bóng lấy ra”

Khi đó kết quả thuận lợi của biến cố B là (V; T); (T; V); (V; C); (C; V) nên n(B) = 4.

Do đó, P(B)=46=23.

Vậy xác suất của biến cố “Có 1 quả bóng màu vàng trong 2 quả bóng lấy ra” là 23 .

c)

Đáp án đúng là: D

Vì số bóng trong hộp không có màu xanh nên xác suất của biến cố “Không quả bóng màu xanh trong 2 quả bóng lấy ra” là 1.

d)

Đáp án đúng là: B

Gọi biến cố D “Quả bóng lấy ra đầu tiên là quả bóng màu trắng” .

Kết quả thuận lợi của  là (T; V); (T; C) nên n(D) = 2.

Khi đó, xác suất của biến cố D là P(D)=26=13.

Vậy xác suất của biến cố “Quả bóng lấy ra đầu tiên là quả bóng màu trắng” là 13

e)

Đáp án đúng là: C

Gọi biến cố E “Quả bóng lấy ra lần thứ hai không phải là quả bóng màu cam”.

Kết quả thuận lợi của biến cố E là (V; T); (T; V); (C; V); (C; T) nên n(E) = 4.

Khi đó, xác suất của biến cố E là P(E)=46=23.

Vậy xác suất của biến cố “Quả bóng lấy ra lần thứ hai không phải là quả bóng màu cam” là 23

Đánh giá

0

0 đánh giá