Nêu khái niệm đồ thị của hàm số y = f(x). Xét hàm số y = 2x^2

148

Với giải Hoạt động 2 trang 47 Toán 9 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Hàm số y = ax2 (a ≠ 0) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 9 Bài 1: Hàm số y = ax2 (a ≠ 0)

Hoạt động 2 trang 47 Toán 9 Tập 2: a) Nêu khái niệm đồ thị của hàm số y = f(x).

b) Xét hàm số y = 2x2. Hãy thực hiện các hoạt động sau:

– Tìm giá trị của y tương ứng với giá trị của x trong bảng sau:

Hoạt động 2 trang 47 Toán 9 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 9

– Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, xác định các điểm có hoành độ và tung độ như trong bảng giá trị trên.

– Quan sát Hình 1, vẽ đường cong như ở Hình 1 đi qua 5 điểm A, B, O, C, D. Đường cong đó được gọi là đường parabol và đường parabol đó là đồ thị hàm số y = 2x2.

Hoạt động 2 trang 47 Toán 9 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 9

c) Xét hàm số y = –2x2. Hãy thực hiện các hoạt động sau:

– Tìm giá trị của y tương ứng với giá trị của x trong bảng sau:

Hoạt động 2 trang 47 Toán 9 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 9

– Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, xác định các điểm có hoành độ và tung độ như trong bảng giá trị trên.

– Quan sát Hình 2, vẽ đường cong như ở Hình 2 đi qua 5 điểm M, N, O, P, Q. Đường cong đó được gọi là đường parabol và đường parabol đó là đồ thị hàm số y = –2x2.

Lời giải:

a) Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ.

b) Xét hàm số y = 2x2.

Với x = –2 thì y = 2.(–2)2 = 8;

Với x = –1 thì y = 2.(–1)2 = 2;

Với x = 0 thì y = 2.02 = 0;

Với x = 1 thì y = 2.12 = 2;

Với x = 2 thì y = 2.22 = 8.

Ta có bảng sau:

Hoạt động 2 trang 47 Toán 9 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 9

Biểu diễn các điểm A(–2; 8); B(–1; 2); O(0; 0); C(1; 2); D(2; 8) trên mặt phẳng tọa độ Oxy và vẽ đường cong đi qua 5 điểm đó như ở Hình 1, ta được hình vẽ sau:

Hoạt động 2 trang 47 Toán 9 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 9

c) Thay lần lượt các giá trị x = –2; x = –1; x = 0; x = 1; x = 2 vào hàm số y = –2x2 (tương tự câu b), ta được bảng sau:

Hoạt động 2 trang 47 Toán 9 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 9

Biểu diễn các điểm M(–2; –8); N(–1; –2); O(0; 0); P(1; –2); Q(2; –8) trên mặt phẳng tọa độ Oxy và vẽ đường cong đi qua 5 điểm đó như ở Hình 2, ta được hình vẽ sau:

Hoạt động 2 trang 47 Toán 9 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 9

Đánh giá

0

0 đánh giá