Lý thuyết Hệ trục toạ độ trong không gian (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 12

1 K

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 12 Bài 7: Hệ trục toạ độ trong không gian sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 12.

Lý thuyết Toán 12 Bài 7: Hệ trục toạ độ trong không gian

A. Lý thuyết Hệ trục toạ độ trong không gian

1. Hệ trục tọa độ trong không gian

Trong không gian, ba trục Ox, Oy, Oz đôi một vuông góc với nhau tại gốc O của mỗi trục. Gọi i,j,k lần lượt là các vecto đơn vị trên các trục Ox, Oy, Oz

- Hệ ba trục như vậy được gọi là hệ trục tọa độ Descartes vuông góc Oxyz, hay đơn giản là hệ tọa độ Oxyz

- Điểm O được gọi là gốc tọa độ

- Các mặt phẳng (Oxy), (Oyz), (Oxz) đôi một vuông góc với nhau được gọi là các mặt phẳng tọa độ

Không gian với hệ tọa độ Oxyz còn được gọi là không gian Oxyz

2. Tọa độ của điểm, tọa độ của vecto trong không gian

Tọa độ của điểm

Trong không gian Oxyz, cho một điểm M tùy ý. Bộ ba số (x;y;z) duy nhất sao cho OM=xi+yj+zk được gọi là tọa độ của điểm M đối với hệ tọa độ Oxyz. Khi đó, ta viết M = (x,y,z), trong đó x là hoành độ, y là tung độ và z là cao độ của M

Tọa độ của vecto

Trong không gian Oxyz, cho vecto a tùy ý. Bộ ba số (x;y;z) duy nhất sao cho a=xi+yj+zk được gọi là tọa độ của vecto a đối với hệ tọa độ Oxyz. Khi đó, ta viết a = (x,y,z) hoặc a (x,y,z)

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm M(xM;yM;zM) và N(xN;yN;zN). Khi đó:

MN=(xNxM;yNyM;zNzM)

Ví dụ: Trong không gian Oxyz, cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C có A(1;0;2), B(3;2;5), C(7;-3;9)

a)     Tìm tọa độ của AA

b)    Tìm tọa độ của các điểm B’, C’

Lời giải

a)     Ta có: AA=(xAxA;yAyA;zAzA)=(4;0;1)

b)    Gọi tọa độ của điểm B’ là (x,y,z) thì BB = (x-3;y-2;z-5). Vì ABC.A’B’C’ là hình lăng trụ nên ABB’A’ là hình bình hành, suy ra AA = BB

Do đó {x3=4y2=0z5=1 hay x = 7, y = 2, z = 4. Vậy B’(7;2;4)

Lập luận tương tự suy ra C’(11;-3;8)

Sơ đồ tư duy Hệ trục toạ độ trong không gian

 

B. Bài tập Hệ trục toạ độ trong không gian

Bài 1. Trong không gian Oxyz, cho điểm M thỏa mãn hệ thức OM=2i+j. Tọa độ của điểm M là

A. M(0; 2; 1).             

B. M(2; 0; 1).                                    

C. M(2; 1; 0).                                    

D. M(0; 1; 2).

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta có OM=2i+j M(2;1;0) .

Bài 2. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, điểm nào sau đây thuộc mặt phẳng (Oxy)

A. N(1; 0; 2).              

B. P(0; 1; 2).                                    

C. Q(0; 0; 2).                                    

D. M(1; 2; 0).

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Điểm M(1; 2; 0) thuộc mặt phẳng (Oxy).

Bài 3. Trong không gian Oxyz, cho hình hộp ABCD.A'B'C'D', biết rằng A(−3; 0; 0), B(0; 2; 0), D(0; 0; 1), A'(1; 2; 3). Tìm tọa độ điểm C'.

Hướng dẫn giải

Hệ trục toạ độ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

Ta có AD=(3;0;1). Gọi C(x; y; z)

Vì ABCD là hình bình hành nên AD=BCx=3y-2=0z=1x=3y=2z=1.

Suy ra C(3; 2; 1).

 AA'=(4;2;3). Gọi C'(a; b; c).

Vì AA'C'C là hình bình hành nên AA'=CC'a-3=4b-2=2c-1=3a=7b=4c=4.

Vậy C'(7; 4; 4).

Bài 4. Trong không gian Oxyz, cho ba điểm M(0; 1; 2), N(7; 3; 2), P(−5; −3; 2).

a) Tìm tọa độ vectơ MN.

b) Tìm tọa độ điểm Q thỏa mãn MN=QP.

Hướng dẫn giải

a) Có MN=(7-0;3-1;2-2)=(7;2;0).

b) Gọi Q(x; y; z).

 MN=QP nên -5-x=7-3-y=22-z=0x=-12y=-5z=2 . Vậy Q(−12; −5; 2).

Bài 5. Hình a mô tả một sân cầu lông với kích thước theo tiêu chuẩn quốc tế. Ta chọn hệ trục Oxyz cho sân đó như hình b (đơn vị trên mỗi trục là mét). Giả sử AB là một trụ cầu lông để căng lưới. Hãy xác định tọa độ của vectơ AB.

Hệ trục toạ độ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

Hướng dẫn giải

Gọi tọa độ điểm A là (xA; yA; zA). Vì chiều rộng của sân là 6,1 m nên xA = 6,1.

Do nửa chiều dài của sân là 6,7 m nên yA = 6,7.

Điểm A thuộc mặt phẳng (Oxy) nên zA = 0.

Vậy A(6,1; 6,7; 0).

Độ dài đoạn thẳng AB là 1,55 m nên điểm B có tọa độ là (6,1; 6,7; 1,55).

Vậy ta có AB=(6,1-6,1;6,7-6,7;1,55-0)=(0;0;1,55).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá