Giải SGK Toán 7 (Kết nối tri thức) Bài tập cuối chương 8

3.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 8 chi tiết sách Toán 7 Tập 2 Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 8

Giải Toán 7 trang 58 Tập 2

Bài 8.12 trang 58 Toán lớp 7: Một túi đựng các quả cầu có cùng kích thước, được ghi số 5; 10; 15; 20; 30; 35; 40. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi. Chọn từ thích hợp ( chắc chắn, không thểm ngẫu nhiên) thay vào dấu “ ?” trong các câu sau

  • Biến cố A: “ Lấy được quả cầu ghi số là số chính phương” là biến cố ..?..
  • Biến cố B: “ Lấy được quả cầu ghi số là số chia hết cho 3” là biến cố ..?..
  • Biến cố C: “ Lấy được quả cầu ghi số là số chia hết cho 5” là biến cố ..?..

Phương pháp giải:

Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra

Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra

Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không

Lời giải:

Biến cố A: “ Lấy được quả cầu ghi số là số chính phương” là biến cố không thể vì trong số các số được ghi không có số nào là số chính phương.

Biến cố B: “ Lấy được quả cầu ghi số là số chia hết cho 3” là biến cố ngẫu nhiên vì trong số các số được ghi, có số 15, 30 chia hết cho 3.

Biến cố C: “ Lấy được quả cầu ghi số là số chia hết cho 5” là biến cố chắc chắn vì tất cả các số được ghi đều chia hết cho 5.

Bài 8.13 trang 58 Toán lớp 7: Một thùng kín đựng 5 quả bóng màu đỏ, 10 quả bóng màu xanh, 20 quả bóng màu vàng, có cùng kích thước. Ngọc lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong thùng. Hỏi khả năng Ngọc lấy quả bóng màu gì lớn nhất?

Phương pháp giải:

Số bóng màu nào nhiều hơn thì khả năng lấy được bóng màu đó càng lớn.

Lời giải:

Vì số bóng màu vàng nhiều nhất nên khả năng Ngọc lấy quả bóng màu vàng lớn nhất

Bài 8.14 trang 58 Toán lớp 7: Một chiếc hộp đựng 7 tấm thẻ như nhau được ghi số 2;3;4;5;6;7;8. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ trong hộp. Tìm xác suất để rút được tấm thẻ

a) Ghi số nhỏ hơn 10

b) Ghi số 1

c) Ghi số 8

Phương pháp giải:

Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra. Biến cố chắc chắn có xác suất bằng 1.

Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra. Biến cố không thể có xác suất bằng 0.

Biến cố ngẫu nhiên: Có k biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra 1 trong k biến cố này thì xác suất của mỗi biến cố đó là 1k

Lời giải:

a) Vì biến cố: “ Rút được tấm thẻ ghi số nhỏ hơn 10” là biến cố chắc chắn nên xác suất rút được tấm thẻ ghi số nhỏ hơn 10 là 1.

b) Vì biến cố: “ Rút được tấm thẻ ghi số 1” là biến cố không thể nên xác suất rút được tấm thẻ ghi số 1 là 0.

c) Biến cố: “ Rút được tấm thẻ ghi số 8” là biến cố ngẫu nhiên.

Có 7 biến cố đồng khả năng: “ Rút được thẻ ghi số 2” ; “ Rút được thẻ ghi số 3”; “ Rút được thẻ ghi số 4”; “ Rút được thẻ ghi số 5”; “ Rút được thẻ ghi số 6”; “ Rút được thẻ ghi số 7”; “ Rút được thẻ ghi số 8” và luôn xảy ra 1 trong 7 biến cố đó.

Xác suất của mỗi biến cố là: 17

Vậy xác suất rút được thẻ ghi số 8 là 17

Bài 8.15 trang 58 Toán lớp 7: Một tấm bìa cứng hình tròn được chia làm 8 phần có diện tích bằng nhau và ghi số 1;2;3;4;5;6;7;8 như Hình 8.4, được gắn vào trục quay có mũi tên ở tâm.

Bạn Việt quay tấm bìa.

a) Tìm xác suất để mũi tên chỉ vào hình quạt:

* Ghi số lẻ                   * Ghi số 6

b) Biết rằng nếu mũi tên dừng ở hình quạt ghi số 1 hoặc 2 thì Việt nhận được 100 điểm; dừng ở hình quạt ghi số 3 hoặc 4 thì Việt nhận được 200 điểm; dừng ở hình quạt ghi số 5 hoặc 6 thì Việt nhận được 300 điểm; dừng ở hình quạt ghi số 7 hoặc 8 thì Việt nhận được 400 điểm.

Xét các biến cố sau:

A: “ Việt nhận được 100 điểm”

B: “ Việt nhận được 200 điểm”

C: “ Việt nhận được 300 điểm”

D: “ Việt nhận được 400 điểm”

  • Các biến cố A,B,C,D có đồng khả năng hay không?
  • Tìm xác suất các biến cố A,B,C và D.

Phương pháp giải:

Biến cố ngẫu nhiên: Có k biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra 1 trong k biến cố này thì xác suất của mỗi biến cố đó là 1k

Lời giải:

a) * Xét 2 biến cố: “ Mũi tên chỉ vào số lẻ” ; “ Mũi tên chỉ vào số chẵn”.

Đây là 2 biến cố đồng khả năng (đều có 4 khả năng) và luôn xảy ra 1 trong 2 biến cố đó

Xác suất của mỗi biến cố đó là 12

* Xét 8 biến cố: “ Mũi tên chỉ vào số 1” ; “ Mũi tên chỉ vào số 2”; “ Mũi tên chỉ vào số 3” ; “ Mũi tên chỉ vào số 4”; “ Mũi tên chỉ vào số 5” ; “ Mũi tên chỉ vào số 6”; “ Mũi tên chỉ vào số 7” ; “ Mũi tên chỉ vào số 8”

Chúng là 8 biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra 1 trong 8 biến cố đó

Xác suất của mỗi biến cố đó là 18

b) Xét 4 biến cố: A,B,C,D

4 biến cố này là 4 biến cố đồng khả năng (đều có 2 khả năng) và luôn xảy ra 1 trong 4 biến cố đó

Xác suất của mỗi biến cố đó là 14.

Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Luyện tập chung trang 56

Bài 31: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác

Bài 32: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên

Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác

Tổng hợp lý thuyết Toán 7 Chương 8

1. Biến cố

Các hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là biến cố.

Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước được luôn xảy ra.

Biến cố không thể là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra.

Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không.

2. Xác suất của biến cố

Khả năng xảy ra của một biến cố được đo lường bởi một số nhận giá trị từ 0 đến 1, gọi là xác suất của biến cố đó.

Nhận xét: Xác suất của một biến cố càng gần 1 thì biến cố đó càng có nhiều khả năng xảy ra. Xác suất của một biến cố càng gần 0 thì biến cố đó càng ít khả năng xảy ra.

3. Xác suất của một số biến cố đơn giản

a. Xác suất của biến cố chắc chắn, biến cố không thể

Khả năng xảy ra của biến cố chắc chắn là 100%. Vậy biến cố chắc chắn có xác suất bằng 1.

Khả năng xảy ra của biến cố không thể là 0%. Vậy biến cố không thể có xác suất bằng 0.

b. Xác suất của các biến cố đồng khả năng

∙ Gieo một đồng xu cân đối. Xét hai biến cố sau:

A: “Đồng xu xuất hiện mặt ngửa”.

B: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp”.

Do đồng xu cân đối nên biến cố A và biến cố B có khả năng xảy ra như nhau. Ta nói hai biến cố A và B là đồng khả năng.

Vì chỉ xảy ra hoặc biến cố A hoặc biến cố B nên xác suất của biến cố A và xác suất của biến cố B bằng nhau và bằng 12 (hay 50%).

∙ Trong một trò chơi hay thí nghiệm, nếu có k biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra duy nhất một biến cố trong k biến cố này thì xác suất của mỗi biến cố đó đều bằng 1k.

Đánh giá

0

0 đánh giá