Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 7: Thế giới cổ tích Kết nối tri thức có lời giải chi tiết, bám sát chương trình học trên trường; giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:
100 câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 7: Thế giới cổ tích có đáp án
Câu 3: Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em thích.
Trả lời:
Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần mình rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Với sức khoẻ vô địch của giống rồng cùng những phép thần thông biến hoá mà cha mẹ dạy cho, chàng hay lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái và dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi…
Cùng lúc ấy, ở vùng núi cao phương Bắc có một tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần, tên là Âu Cơ, thuộc dòng họ Thần Nông. Nghe nói vùng đất Lạc Việt đất đai màu mỡ, vạn vật phong phú tốt tươi, nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân và hai người nên duyên chồng vợ. Họ sống với nhau rất hạnh phúc ở cung điện Long Trang.
Không lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng lại nở ra trăm người con hồng hào bụ bẫm. Đàn con chẳng cần bú mớm, lớn nhanh như thổi, đứa nào đứa nấy mặt mũi khôi ngô, sức khoẻ vô địch.
Lạc Long Quân vốn quen sống dưới biển khơi, chàng vẫn thường trở về thuỷ cung, để lại Âu Cơ và đàn con đêm ngày nhớ mong buồn tủi. Mãi rồi một hôm, Âu Cơ đành phải gọi Lạc Long Quân lên, nàng than thở:
- Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy con cái?
Lạc Long Quân rầu rĩ:
- Cả đời ta gắn với biển sâu, nàng lại là tiên nữ chốn non cao. Người dưới nước, kẻ trên cạn thì một cuộc biệt li chắc không tránh khỏi. Vả lại, ta còn cha già mẹ yếu nơi biển sâu không ai chăm sóc, công việc ở đó không ai gánh vác thay ta. Thôi, ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, mỗi khi khó khăn hoạn nạn thì phải giúp đỡ lẫn nhau.
Không còn cách nào khác, Âu Cơ đem năm mươi người con lên núi. Người con trưởng của Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở đất Phong Châu. Trong triều có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là Lang, con gái vua gọi là Mị Nương. Tục truyền rằng, mười mấy đời vua đều không thay đổi hiệu - Hùng Vương. Cũng bởi sự tích này mà về sau, nhân dân ta rất tự hào vì mình là con Rồng cháu Tiên.
Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 2: Truyện cổ tích được chia làm mấy loại?
Câu 3: Trong truyện cổ tích có mấy kiểu nhân vật? Đó là những kiểu nhân vật nào?
Câu 4: Truyện cổ tích được bắt nguồn từ đâu?
Câu 5: Trình bày những yếu tố cơ bản của truyện cổ tích.
Câu 6: Nhân vật chính trong truyện cổ tích thường là các nhân vật như thế nào?
Câu 7: Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ nào?
Câu 3: Văn bản “Thạch Sanh” thuộc thể loại gì?
Câu 4: Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Thạch Sanh” là?
Câu 6: Nêu bố cục của truyện “Thạch Sanh”.
Câu 7: Truyện “Thạch Sanh” gửi gắm điều gì tới người đọc?
Câu 8: Em có thích truyện “Thạch Sanh” không? Vì sao?
Câu 9: Gia cảnh của Thạch Sanh có gì đặc biệt?
Câu 10: Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?
Câu 16: Tóm tắt truyện “Thạch Sanh”.
Câu 4: Giải thích nghĩa của những từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau:
Câu 2: Văn bản “Cây khế” thuộc thể loại gì?
Câu 3: Nhân vật chính của truyện Cây khế là ai?
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Cây khế” là?
Câu 5: Truyện “Cây khế” được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 6: Nêu bố cục của truyện “Cây khế”.
Câu 7: Cây khế kể về chuyện gì? Em thích nhất chi tiết nào trong truyện?
Câu 8: Hãy tóm tắt truyện “Cây khế”.
Câu 10: Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang có phải là con vật kì ảo không? Vì sao?
Câu 2: Có mấy dạng điệp ngữ? Là những dạng nào?
Câu 3: Giải thích nghĩa của các từ ngữ in đậm trong những câu sau:
Câu 6: Đặt một câu có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ.
Câu 1: Văn bản “Vua chích chòe” thuộc thể loại gì?
Câu 3: Nhân vật vua chích chòe thuộc kiểu nhân vật nào?
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Vua chích chòe” là?
Câu 5: Truyện “Vua chích chòe” được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 6: Nêu bố cục của truyện “Vua chích chòe”.
Câu 7: Hãy tóm tắt truyện Cây khế.
Câu 13: Nêu nội dung, nghệ thuật truyện “Vua chích chòe”
Câu 1: Em hiểu thế nào là đóng vai?
Câu 2: Trình bày yêu cầu đối với bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.
Câu 4: Theo em, viết một bài văn đóng vai nhân vật để kể lại một truyện cổ tích nhằm mục đích gì?
Câu 5: Lập dàn ý cho bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.
Câu 6: Em hãy đóng vai nhân vật công chúa kể lại truyện “Vua chích chòe”.
Câu 1: Mục đích và người nghe khi kể lại truyện cổ tích bằng lời của nhân vật là gì?
Câu 5: Lập dàn ý chi tiết cho bài nói Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật.
Câu 1: Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về các đặc điểm của truyện cổ tích:
Câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về “thế giới cổ tích” theo sự hình dung, tưởng tượng của em.
Câu 1: Văn bản “Sọ Dừa” thuộc thể loại gì?
Câu 4: Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào?
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Sọ Dừa” là?
Câu 6: Nêu bố cục của truyện “Sọ Dừa”.
Câu 7: Truyện Sọ Dừa gửi gắm điều gì tới người đọc?
Câu 8: Truyện “Sọ Dừa” được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 9: Chỉ ra và nêu tác dụng của các yếu tố kì ảo mà tác giả sử dụng trong truyện Sọ dừa.
Câu 10: Liệt kê những từ ngữ miêu tả ngoài hình và phẩm chất của nhân vật Sọ Dừa.
Câu 11: Nội dung, nghệ thuật của văn bản “Sọ Dừa” là gì?
Câu 1: Tìm đọc một số truyền thuyết và truyện cổ tích.
Câu 3: Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em thích.