Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 8: Khác biệt và gần gũi Kết nối tri thức có lời giải chi tiết, bám sát chương trình học trên trường; giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:
Trạng ngữ là gì? Phân loại trạng ngữ; Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ
1. Trạng ngữ là gì?
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu thường bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính và xác định thời gian, địa điểm, nguyên nhân,… của sự việc được chỉ định trong câu. Các thành phần phụ trong câu cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhấn mạnh ý chính của câu.
- Ví dụ:
“Năm ngoái, nhà em có nuôi một con gà trống. Đến nay, chú gà trống của em ra dáng một chú gà trống choai.”
Các trạng ngữ trong câu trên là: “Năm ngoái”, “Đến nay”
Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le nguồn chiêm bờ cõi nước ta.
(Trạng ngữ: Hồi đó)
2. Phân loại Trạng ngữ
Các loại trạng ngữ:
- Trạng ngữ chỉ cách thức: Cung cấp ý nghĩa cho cách một hành động hoặc sự kiện được biểu diễn trong câu. Trạng ngữ chỉ cách thức trả lời cho chúng ta biết mọi thứ diễn ra như thế nào.
- Trạng ngữ chỉ phương tiện: Là một bộ phận trong câu xác định các phương tiện và cách thức mà những gì được nêu trong câu xảy ra. Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời câu hỏi: qua cái gì? bằng cái gì?
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Là bộ phận phụ của câu xác định vị trí sự việc, hành động được đề cập trong câu xảy ra. Trạng ngữ chỉ nơi chốn thường sẽ bổ sung đáp án cho câu hỏi ở đâu?
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Là một bộ phận bổ trợ trong câu xác định nguyên nhân, lý do vì sao của những sự việc xảy ra trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân chính là đáp án cho câu hỏi: tại sao? vì sao? bởi lý do gì?,...
- Trạng ngữ chỉ mục đích: Là thành phần phụ của câu xác định mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu.Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?…
- Trạng ngữ chỉ thời gian: Là thành phần phụ của câu xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? …
Ví dụ:
Phân loại |
Ví dụ minh họa |
Trạng ngữ chỉ cách thức |
Nguyễn Du, qua ngòi bút tài tình, ông đã tạo nên một kiệt tác bất hủ. |
Trạng ngữ chỉ phương tiện |
Với sự nhiệt huyết trong giảng dạy, cô giáo sẵn sàng giảng lại bài học khi chúng tôi chưa hiểu. |
Trạng ngữ chỉ nơi chốn |
Trong sân chơi của trường, các bạn học sinh đang vui chơi nhộn nhịp. |
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân |
Thời điểm những ngày trước Tết, có rất nhiều hoạt động mua sắm tại chợ hoa. |
Trạng ngữ chỉ mục đích |
Để đạt học sinh xuất sắc, Bạn Hà cố gắng học tập |
Trạng ngữ chỉ thời gian |
Sáu giờ rưỡi, em và bạn đến trường |
3. Số lượng, vị trí, dấu hiệu nhận biết trạng ngữ
- Số lượng: một câu có 1 hoặc nhiều trạng ngữ
- Vị trí: trạng ngữ thường đứng đầu câu những cũng có thể đứng giữa câu và cuối câu.
- Dấu hiệu:
+ Hình thức: trạng ngữ thường ngăn cách với thành phần chính bằng dấu phẩy
+ Ý nghĩa: trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích
4. Tác dụng của trạng ngữ
- Giúp xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc được nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung câu văn đầy đủ, chi tiết và chính xác.
- Giúp liên kết các câu văn, các đoạn văn, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc và hay hơn.
- Trong văn nghị luận: Trạng ngữ giúp sắp xếp các luận cứ, luận điểm theo trình tự không gian, thời gian hoặc quan hệ nguyên nhân – kết quả.
- Thêm trạng ngữ cũng là một trong những cách mở rộng câu, giúp nội dung câu phong phú, đầy đủ và chính xác hơn.
5. Bài tập về Trạng ngữ
Bài 1: Xác định về trạng ngữ và cho biết ý nghĩa
a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.
=> Trạng ngữ chỉ thời gian: Khi mùa thu sang
Tn chỉ nơi chốn: khắp nơi
b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.
=> Trạng ngữ chỉ thời gian: Những ngày giáp Tết
Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong các chợ hoa
c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.
=> Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan
d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.
=> Trạng ngữ chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt
e. Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con.
=> Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức: Bằng đôi cánh dang rộng
Bài 2: Đặt câu theo yêu cầu
1. Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn
Ví dụ: Trên sân trường, học sinh đang chơi đùa.
2. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân
Ví dụ: Hôm qua, vì mưa, con đường bị ngập.
3. Câu có trạng ngữ chỉ mục đích, bắt đầu bằng từ “vì”
Ví dụ: Vì Tổ Quốc, các chiến sĩ sẵn sàng hi sinh.
Bài 3: Tìm trạng ngữ trong các câu sau
a) Ngày xưa, chỗ này là trường học
b) Trong vườn, các cây đang chuyển màu lá
Trả lời:
Các trạng ngữ trong các câu trên là:
a) Trạng ngữ là “Ngày xưa” là trạng từ chỉ thời gian.
b) Trạng ngữ là “Trong vườn” là trạng từ chỉ nơi chốn.
Bài 4: Ghép các trạng ngữ với những câu phù hợp
Lời giải:
Bài 5: Gạch chân dưới trạng ngữ trong câu và cho biết trạng ngữ đó chỉ gì?
a. Dưới dòng sông, đàn cá đang tung tăng bơi lội
b. Những ngày đẹp trời, buổi sáng, bồ câu bay ra từng đàn.
c. Để đạt được thành tích cao trong kì thi sắp tới, Lâm đã không ngừng cố gắng.
d. Vì bị ốm, Mai đã phải nghỉ buổi học thêm Toán.
Lời giải:
a. Dưới dòng sông, đàn cá đang tung tăng bơi lội
Trạng ngữ trong câu được dùng để chỉ nơi chốn.
b. Những ngày đẹp trời, buổi sáng, bồ câu bay ra từng đàn.
Trạng ngữ trong câu được dùng để chỉ thời gian.
c. Để đạt được thành tích cao trong kì thi sắp tới, Lâm đã không ngừng cố gắng.
Trạng ngữ trong câu được dùng để chỉ mục đích
d. Vì bị ốm, Mai đã phải nghỉ buổi học thêm Toán.
Trạng ngữ trong câu được dùng để chỉ nguyên nhân
Bài 6: Nối các câu hỏi cho phần trạng ngữ với những ví dụ tương ứng
Lời giải:
Bài 7: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
a. Mặt trời vừa mọc, các bác nông dân đã ra đồng làm việc.
b. Vào giờ kiểm tra, bút của Mai chẳng may bị hỏng.
c. Nhờ có sự giúp đỡ của mẹ, Nga đã hoàn thành được món ăn đầu tiên.
d. Phía xa, những con thuyền từ từ tiến vào bờ.
Lời giải:
Bài 8: Thêm trạng ngữ thích hợp để hoàn thành các câu sau:
a. …….., đàn trâu đang ung dung gặm cỏ.
b. ………, những chú chim đang thi nhau cất tiếng hót líu lo.
c. ……, chúng tôi được nghỉ học.
d. …….., Nam đã luyện viết mỗi ngày.
Lời giải:
a. Ngoài đồng, đàn trâu đang ung dung gặm cỏ.
b. Trên cành cây, những chú chim đang thi nhau cất tiếng hót líu lo.
c. Vì trời lạnh dưới 10 độ, chúng tôi được nghỉ học.
d. Để cải thiện chữ viết của mình, Nam đã luyện viết mỗi ngày.
Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1: Thế nào là văn nghị luận?
Câu 2: Văn nghị luận dùng để làm gì?
Câu 3: Nêu các yếu tố cơ bản có trong văn nghị luận.
Câu 5: Nêu tác dụng của trạng ngữ.
Câu 6: Trình bày tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu với việc thể hiện nghĩa của văn bản.
Câu 1: Trước một người bạn xuất sắc về nhiều mặt, em có suy nghĩ gì?
Câu 2: Trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng của mình hay không? Vì sao?
Câu 3: Văn bản “Xem người ta kìa!” thuộc thể loại nào?
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Xem người ta kìa!” là gì?
Câu 5: Văn bản “Xem người ta kìa!” được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 6: Tác giả của văn bản “Xem người ta kìa!” là ai?
Câu 7: Nêu bố cục của văn bản “Xem người ta kìa!”.
Câu 8: Khi thốt lên “Xem người ta kìa!”, người mẹ muốn con làm gì?
Câu 10: Nội dung văn bản nhắn mạnh ý nghĩa của sự khác nhau hay giống nhau giữa mọi người?
Câu 15: Tóm tắt văn bản “Xem người ta kìa!”.
Câu 16: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “Xem người ta kìa!”
Câu 2: Nêu tác dụng của trạng ngữ.
Câu 3: Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau và cho biết chức năng của trạng ngữ ở từng câu:
Câu 5: Thêm trạng ngữ cho các câu sau:
Câu 7: Hãy xác định nghĩa của thành ngữ (in đậm) trong các câu sau:
Câu 1: Em có muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp hay không? Vì sao?
Câu 3: Văn bản “Hai loại khác biệt” thuộc thể loại nào?
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Hai loại khác biệt” là gì?
Câu 5: Văn bản “Hai loại khác biệt” được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 6: Tác giả của văn “Hai loại khác biệt” là ai?
Câu 7: Nêu bố cục của văn bản “Hai loại khác biệt”
Câu 14: Tóm tắt văn bản “Hai loại khác biệt”.
Câu 15: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “Hai loại khác biệt”
Câu 1: Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ trong câu là gì?
Câu 2: Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 4: Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Văn bản “Bài tập làm văn” thuộc thể loại nào?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Bài tập làm văn” là gì?
Câu 3: Văn bản “Bài tập làm văn” được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 4: Tác giả của văn “Bài tập làm văn” là ai? Nêu khái quát về tác giả đó.
Câu 6: Nêu bố cục của văn bản “Bài tập làm văn”.
Câu 7: Do đâu khi làm bài tập làm văn, Ni-cô-la phải nhờ đến bố?
Câu 8: Vì sao bố Ni-cô-la lại tỏ ra sốt sắng giúp cậu con trai làm bài văn?
Câu 10: Vì sao sau khi Ni-cô-la đã kể ra nhiều người bạn của mình mà bố của cậu vẫn thấy khó viết?
Câu 12: Nếu gặp một đề văn như của Ni-cô-la, theo em, việc đầu tiên phải làm là gì?
Câu 13: Tóm tắt văn bản “Bài tập làm văn”.
Câu 14: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “Bài tập làm văn”.
Câu 1: Yêu cầu đối với bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) là gì?
Câu 5: Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng ô nhiễm không khí hiện nay.
Câu 1: Mục đích của em khi trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống là nhằm?
Câu 3: Việc chúng ta trình bày ý kiến về một tượng đời sống có quan trọng hay không? Vì sao?
Câu 4: Hãy liệt kê một số hiện tượng (vấn đề) có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hiện nay.
Câu 5: Lập dàn ý chi tiết bài nói trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống.
Câu 1: Qua việc học các văn bản trong bài, hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 2: Cần ứng xử như thế nào khi bị người ta cười nhạo?
Câu 3: Văn bản “Tiếng cười không muốn nghe” thuộc thể loại nào?
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Tiếng cười không muốn nghe” là gì?
Câu 5: Văn bản “Tiếng cười không muốn nghe” được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 6: Tác giả của văn “Tiếng cười không muốn nghe” là ai?
Câu 7: Nêu bố cục của văn bản “Tiếng cười không muốn nghe”.
Câu 8: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “tiếng cười không muốn nghe”
Câu 10: Theo em, mục đích chính mà văn bản “Tiếng cười không muốn nghe” hướng tới là gì?
Câu 12: Nhận xét các bằng chứng tác giả sử dụng để chứng minh cho lý lẽ đã nêu?