Giải SBT Hóa học 11 trang 60 Cánh diều

372

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 60 chi tiết trong Bài 18: Hợp chất carbonyl Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 18: Hợp chất carbonyl

Bài 18.24 trang 60 SBT Hóa học 11: Ngày nay, nhu cầu về đồ gỗ nội thất ngày càng nhiều song nguồn gỗ tự nhiên không còn dồi dào nên việc chuyển sang sử dụng gỗ công nghiệp đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới. Việc sử dụng gỗ công nghiệp góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp là nghiền các cây gỗ trồng ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su,…, sau đó sử dụng keo để kết dính và ép để tạo độ dày ván gỗ. Keo được sử dụng trong gỗ công nghiệp thường chứa dư lượng formaldehyde, là một hoá chất độc hại đối với sức khoẻ con người. Tại các nước phát triển như ở châu Âu và Mỹ, dư lượng formaldehyde được kiểm soát rất nghiêm ngặt. Châu Âu quy định tiêu chuẩn dư lượng formaldehyde trong gỗ công nghiệp là 120 μg m−3. Cơ quan kiểm định lấy 300 g gỗ trong một lô gỗ của một doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu và kiểm tra bằng phương pháp sắc kí thấy chứa 0,03 μg formaldehyde. Biết khối lượng riêng của loại gỗ này là 800 kg m−3.

a) Vì sao formaldehyde lại có trong gỗ công nghiệp?

b) Lô gỗ của doanh nghiệp Việt Nam có đủ tiêu chuẩn để xuất sang châu Âu không?

Lời giải:

a) Trong sản xuất gỗ công nghiệp, người ta sử dụng một lượng lớn keo dán, đó chính là nhựa poly(phenol-formaldehyde). Nhựa poly(phenol- formaldehyde) được sản xuất từ formaldehyde và phenol. Do vậy trong keo dán thường có một lượng nhỏ formaldehyde.

b) Lượng formaldehyde có trong 1 g gỗ là: 0,03300 = 10–4 (μg)

Lượng formaldehyde có trong 800 kg (hay 1 m3) gỗ là:

10–4.800.103 = 80 (μg).

Như vậy, lô gỗ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu.

Bài 18.25 trang 60 SBT Hóa học 11: Từ một loại tinh dầu thảo mộc, người ta tách được hợp chất hữu cơ A có mùi thơm. Bằng phương pháp phân tích nguyên tố, người ta thấy rằng A chứa 81,82% C và 6,06% H về khối lượng, còn lại là O. Phổ MS cho thấy A có phân tử khối bằng 132. Trên phổ IR của A có một tín hiệu đặc trưng ở 1 746 cm−1. Chất A có phản ứng tráng bạc, làm mất màu dung dịch Br2/CCl4 và khi bị oxi hoá bằng dung dịch KMnO4 nóng, thu được benzoic acid.

a) Xác định công thức cấu tạo của A.

b) Viết công thức của A, biết trong tự nhiên A tồn tại ở dạng trans.

Lời giải:

a) Từ thành phần nguyên tố, xác định được công thức đơn giản nhất của A là C9H8O. Kết hợp với giá trị phân tử khối, xác định được công thức phân tử của A là C9H8O.

- Trên phổ IR của A có một tín hiệu đặc trưng ở 1 746 cm−1 chứng tỏ A chứa nhóm C=O.

- A có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ A là aldehyde.

- A làm mất màu dung dịch Br2/CCl4 chứng tỏ trong A chứa C=C.

- Khi bị oxi hoá bằng dung dịch KMnO4 nóng, thu được benzoic acid, chứng tỏ A là dẫn xuất một lần thế của benzene.

Công thức cấu tạo của A là C6H5CH=CHCHO (cinnamaldehyde).

b) Công thức cấu tạo của A là: Từ một loại tinh dầu thảo mộc, người ta tách được hợp chất hữu cơ

Giải SBT Hóa học 11 Bài 19: Carboxylic acid

Bài 19.1 trang 60 SBT Hóa học 11: Chất có công thức CH3CH(CH3)CH2COOH có tên thay thế là

A. 2-methylpropanoic acid.                 B. 2-methylbutanoic acid.

C. 3-methylbutanoic acid.                    D. isopentanoic acid.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

CH3CH(CH3)CH2COOH: 3-methylbutanoic acid.

Bài 19.2 trang 60 SBT Hóa học 11: Chất có công thức CH3CH(CH3)CH2CH2COOH có tên thay thế là

A. 2-methylpentanoic acid.                  B. 2-methylbutanoic acid.

C. isohexanoic acid.                             D. 4-methylpentanoic acid.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

CH3CH(CH3)CH2CH2COOH: 4-methylpentanoic acid.

Đánh giá

0

0 đánh giá