Có ba chất hữu cơ A, B và C là ba đồng phân cấu tạo của nhau. Trên phổ IR, A và B có tín hiệu đặc trưng

1 K

Với giải Bài 18.22 trang 59 SBT Hóa Học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 18: Hợp chất carbonyl giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa Học 11 . Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 18: Hợp chất carbonyl

Bài 18.22 trang 59 SBT Hóa học 11: Có ba chất hữu cơ A, B  C là ba đồng phân cấu tạo của nhau. Trên phổ IR, A  B có tín hiệu đặc trưng ở vùng 1 740 − 1 670 cm−1; C có tín hiệu đặc trưng ở vùng 3 650 − 3 200 cm−1. A là hợp chất đơn chức và có phản ứng với thuốc thử Tollens, còn B thì không. Bằng các kĩ thuật phổ hiện đại, người ta thấy rằng trong phân tử của A có 6 nguyên tử hydrogen và 3 nguyên tử carbon.

Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên gọi của A, B  C.

Lời giải:

Trên phổ IR, A  B có tín hiệu đặc trưng ở vùng 1 740 − 1 670 cm−1 nên A  B là hợp chất carbonyl.

C có tín hiệu đặc trưng ở vùng 3 650 − 3 200 cm−1 nên C là hợp chất alcohol. A là aldehyde đơn chức nên phân tử A chỉ có 1 nguyên tử oxygen. Vậy A, B  C có cùng công thức phân tử C3H6O.

 A là aldehyde và B là ketone nên A  B có công thức như sau:

A: CH3CH2CHO (propanal)

B: CH3COCH3 (acetone hay propanone)

C là alcohol nên C có công thức là CH2=CHCH2OH (prop-2-en-1-ol hay allyl alcohol).

Đánh giá

0

0 đánh giá