Giải SBT Toán 8 trang 49 Tập 2 Chân trời sáng tạo

313

Với lời giải SBT Toán 8 trang 49 Tập 2 Bài tập cuối chương 7 trang 48 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài tập cuối chương 7 trang 48

Bài 3 trang 49 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Trong Hình 2 có M^1=M^2. Đẳng thức nào sau đây đúng?

Trong Hình 2 có góc M1 = góc M2. Đẳng thức nào sau đây đúng?

A. MNMK=MKKP;

B. MNKP=MPNP;

C. MKMP=NKKP;

D. MNNK=MPKP.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Vì MK là phân giác của NMP^ trong ∆MNP nên MNMP=NKKP.

Do đó MNNK=MPKP (theo tính chất tỉ lệ thức).

Bài 4 trang 49 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Cho tam giác MNP có có M'N' // MN (Hình 3). Đẳng thức nào sau đây sai?

Cho tam giác MNP có có M'N' // MN (Hình 3). Đẳng thức nào sau đây sai?

A. PM'PM=PNPN';

B. PM'PM=PN'PN;

C. PM'M'M=PN'N'N;

D. M'MPM=N'NPN.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Xét ∆PMN có M'N' // MN nên theo định lí Thalès, ta có :

PM'PM=PN'PN; PM'M'M=PN'N'N; M'MPM=N'NPN.

Bài 5 trang 49 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Độ dài x trong Hình 4 là

Độ dài x trong Hình 4 là

A. 2,5;

B. 2,9;

C. 3;

D. 3,2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Vì MP ⊥ MN, NQ ⊥ MN nên MP // NQ.

Xét ∆OMP có MP // NQ, theo hệ quả của định lí Thalès, ta có OMON=MPNQ.

Do đó NQ = MP.ONOM=2,5.3,63 = 3.

Vậy x = 3.

Bài 6 trang 49 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Trong Hình 5 có MQ là tia phân giác của NMP^. Tỉ số xy 

Trong Hình 5 có MQ là tia phân giác của góc NMP. Tỉ số x/y là

A. 52;

B. 54;

C. 45;

D. 25.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Vì MQ là tia phân giác của NMP^ trong ∆MNP nên

MPMN=QPQN=2,52=54.

Vậy xy=54.

Bài 7 trang 49 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Cho hình vuông ABCD có M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA (Hình 6). Đẳng thức nào sau đây đúng?

Cho hình vuông ABCD có M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA (Hình 6)

A. SMNPQ = 14SABCD ;

B. SMNPQ = 13SABCD ;

C. SMNPQ = SABCD ;

D. SMNPQ = 12SABCD .

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Cho hình vuông ABCD có M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA (Hình 6)

Vì ABCD là hình vuông và M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA nên

AM = MB = BN = NC = CP = PD = DQ = QA.

Suy ra AM2 + QA2 = MB2 + BN2 = NC2 + CP2 = PD2 + DQ2,

Khi đó MQ2 = MN2 = NP2 = PQ2 hay MQ = MN = NP = PQ,

Do đó tứ giác MNPQ là hình thoi        (1)

• Vì AM = AQ nên ∆AMQ vuông cân tại A, suy ra AMQ^ = 45°.

• Vì BM = BN  nên ∆BMN vuông cân tại B, suy ra BMN^ = 45°.

 AMQ^ + QMN^ + BMN^ = 180°, suy ra QMN^ = 90°          (2)

Từ (1) và (2) suy ra MNPQ là hình vuông.

 SABCD = AB2 ; SMNPQ = MQ2

MQ2 = AM2 + QA2 12AB2+12AD2

= 14AB2 + 14AD2 = 14AB2 + 14AB2 = 12AB2.

Do đó SMNPQ = 12SABCD.

Bài 8 trang 49 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Cho hình bình hành ABCD có M, N lần lượt là trung điểm BC, AD. Vẽ MP // BD (P ∈ AC) và NQ // BD (Q ∈ AC). Phát biểu nào sau đây đúng?

Cho hình bình hành ABCD có M, N lần lượt là trung điểm BC, AD. Vẽ MP // BD

A. AQ = QP = PC ;

B. O là trung điểm PQ ;

C. MNPQ là hình bình hành ;

D. MNPQ là hình chữ nhật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

• Xét ∆OAD có NA = ND và NQ // OD nên QO = QA = 12OA.

• Xét ∆OBD có MB = MC  và  MP // OB nên PO = PC = 12OC.

Mà ABCD là hình bình hành, suy ra OC = OA.

Do đó OQ = OP. Suy ra O là trung điểm PQ.

Bài 9 trang 49 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC đều cạnh bằng 1 dm. Gọi E, F lần lượt là trung điẻm AB, AC. Chu vi hình thang EFCB bằng:

A. 52dm ;

B. 3 dm ;

C. 3,5 dm ;

D. 4 dm .

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Cho tam giác ABC đều cạnh bằng 1 dm. Gọi E, F lần lượt là trung điẻm AB, AC

Vì EB = 12AB; FC = 12AC, AB = AC nên EB = FC = 12(dm)  

Xét ∆ABC có EA = EB và FA = FC nên FF là đường trung bình của ∆ABC.

Suy ra EF = 12BC = 12(dm).

Chu vi hình thang EFCB bằng:

EF + FC + BC + EB = 52(dm)

Bài 10 trang 49 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Cho hình thang ABCD (AB // CD) và DE = EC (Hình 8). Gọi O là giao điểm của AC và BD, K là giao điểm của EO và AB. Trong các khẳng định sau đây, có bao nhiêu khẳng định đúng?

Cho hình thang ABCD (AB // CD) và DE = EC (Hình 8). Gọi O là giao điểm của AC

(I) AKEC=KBDE;

(II) AK = KB ;

(III) AOAC=ABDC;

(IV) AKEC=OBOD.

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Theo hệ quả của định lí Thalès:

• Xét ∆OEC có AK // EC nên AKEC=BKDE.

• Xét ∆OED có BK // DE nên BKDE=OKKE.

Suy ra AKEC=BKDE.

Mà EC = DE , suy ra AK = BK.

Xét ∆OCD có AB // CD, theo hệ quả của định lí Thalès, ta có:

AOAC=ABDC=OBOD.

Vậy có 3 khẳng định đúng là các khẳng định (I), (II), (III).

Đánh giá

0

0 đánh giá