Sách bài tập Lịch Sử 10 Bài 1 (Kết nối tri thức): Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

8 K

Với giải sách bài tập Lịch Sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch Sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Bài tập 1 trang 5, 6, 7 SBT Lịch sử 10: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 13 dưới đây.

Câu 1 trang 5 SBT Lịch sử 10: Lịch sử là “quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ” (Ét-uốt Ha-lét Ca). Em hiểu về quan điểm này thế nào?

A. Phản ánh lịch sử là gì.

B. Phản ánh mối quan hệ giữa nhà sử học và hiện thực lịch sử.

C. Phản ánh mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.

D. Để nhận thức được lịch sử cần có sự tương tác không ngừng giữa nhà sử học, giữa hiện tại với quá khứ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 2 trang 5 SBT Lịch sử 10: Hiện thực lịch sử là gì?

A. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.

B. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người.

C. Là những gì đã xảy ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.

D. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 3 trang 5, 6 SBT Lịch sử 10: Nhận thức lịch sử là gì?

A. Là những mô tả của con người về quá khứ đã qua.

B. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau.

C. Là những công trình nghiên cứu lịch sử.

D. Là những lễ hội lịch sử - văn hoá được phục dựng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 4 trang 6 SBT Lịch sử 10: So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?

A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử.

B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.

C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử.

D. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 5 trang 6 SBT Lịch sử 10: Ý nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của sử học?

A. Những hiện tượng tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ.

B. Quá khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người.

C. Quá khứ của một quốc gia hoặc của một khu vực trên thế giới.

D. Quá khứ của toàn thể nhân loại.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 6 SBT Lịch sử 10: Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của sử học?

A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.

B. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử, phát hiện quy luật vận động và phát triển của chúng.

C. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.

D. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 7 trang 6 SBT Lịch sử 10: Ý nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của sử học?

A. Cung cấp tri thức về hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học.

B. Truyền bá những giá trị, truyền thống tốt đẹp của lịch sử, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước,...

C. Dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại,...

D. Đề ra những chính sách phù hợp để phát triển đất nước.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 8 trang 6 SBT Lịch sử 10: Các viên quan chép sử trong câu chuyện Thôi Trữ giết vua sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử?

A. Khách quan.

B. Trung thực.

C. Khách quan, trung thực.

D. Nhân văn, tiến bộ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 9 trang 7 SBT Lịch sử 10: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử?

A. Khách quan.

B. Trung thực.

C. Nhân văn, tiến bộ.

D. Vì người lao động.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 10 trang 7 SBT Lịch sử 10: G. M. Cla-đen-ni-ớt - nhà sử học người Đức thế kỉ XVIII cho rằng: "Đòi hỏi người viết sử phải tự đặt mình vào vị thế của người không tôn giáo, không tổ quốc, không gia đình, thì đó là một sai lầm lớn, vì họ đang đòi hỏi những điều không thể". Quan điểm này nên được hiểu thế nào cho đúng?

A. Cần đảm bảo tính khách quan, trung thực tuyệt đối trong nghiên cứu lịch sử.

B. Tính khách quan, trung thực trong nghiên cứu lịch sử có ý nghĩa tương đối.

C. Đòi hỏi khách quan, trung thực trong nghiên cứu lịch sử là điều không thể.

D. Nhà sử học đều phải có gia đình, tổ quốc, tôn giáo của mình.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 11 trang 7 SBT Lịch sử 10: Một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là gì?

A. Phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gích.

B. Phương pháp lịch đại và phương pháp đồng đại.

C. Phương pháp liên ngành và phương pháp lịch sử.

D. Gồm các phương pháp: lịch sử, lô-gích, lịch đại, đồng đại, liên ngành.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 12 trang 7 SBT Lịch sử 10: Phân loại theo hình thức, sử liệu không bao gồm loại nào sau đây?

A. Sử liệu truyền miệng.

B. Sử liệu hiện vật.

C. Sử liệu chữ viết.

D. Sử liệu gốc.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 13 trang 7 SBT Lịch sử 10: Căn cứ vào tính chất, sử liệu bao gồm những loại nào?

A. Sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp.

B. Sử liệu đa phương tiện, sử liệu trực tiếp.

C. Sử liệu hiện vật, sử liệu gián tiếp.

D. Sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp, sử liệu chữ viết.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 2 trang 8, 9 SBT Lịch sử 10Ghép nối hình ảnh và ô chữ cho đúng.

Bài 2.1. Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua các hình ảnh dưới đây.

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 2.2. Phân biệt các nguồn sử liệu thông qua những hình ảnh dưới đây.

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Phần 2.1: phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

+ Hiện thực lịch sử: Hình 1 (khuôn đúc tên đồng tìm thấy ở Cổ Loa); hình 4 (mũi tên đồng Cổ Loa); hình 7 (Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình)

Nhận thức lịch sử: hình 2 (tác phẩm Chuyện Nỏ thần của Tô Hoài); Hình 3 (một tác hẩm về lịch sử địa phương); Hình 5 (Bia tưởng niệm thủ lĩnh La-pu-la-pu); Hình 6 (Lễ hội truyền thống tại Ta-lin).

- Phần 2.2: Phân biệt các nguồn sử liệu

+ Sử liệu chữ viết: Hình 10 (bia tưởng niệm Ma-gien-lăng), Hình 11 (trang đầu tiên bản Tuyên ngôn độc lập) , Hình 12 (một tác phẩm lịch sử Việt Nam)

+ Sử liệu hiện vật: Hình 9 (Lá đề trang trí hình rồng gắn trên ngói úp nóc ở Hoàng thành Thăng Long); Hình 10 (bia tưởng niệm Ma-gien-lăng).

+ Sử liệu đa phương tiện: Hình 13 (Hình ảnh trong bộ phim tài liệu lịch sử Hà Nội 12 ngày đêm).

+ Sử liệu gốc: Hình 8 (Một bức vẽ trên vách hang Ma-gu-ru); Hình 9 (Lá đề trang trí hình rồng gắn trên ngói úp nóc ở Hoàng thành Thăng Long); Hình 11 (trang đầu tiên bản Tuyên ngôn độc lập)

+ Sử liệu phái sinh: Hình 12 (Một tác phẩm lịch sử Việt Nam)

Bài tập 3 trang 10 SBT Lịch sử 10: Đọc và xác định các dữ liệu lịch sử sau được hình thành thông qua sử dụng phương pháp nghiên cứu nào? Dựa vào cơ sở nào mà em xác định như vậy?

Đoạn dữ liệu 1: Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền xưng vương, định đô ở Cổ Loa (Hà Nội). Năm 2010, Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long (Hà Nội). Năm 1428, Lê Lợi thành lập nhà Lê sơ Đại Việt phát triển trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập, xây dựng quốc gia thống nhất.

Đoạn dữ liệu 2: Nhà sử học Lê Văn Hưu (thời Trần) viết về Ngô Quyền như sau: "Tiên Ngô Vuong, lấy quân mỏi họp của nuốc Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháp, mở nưÓC XLưng Vương, làm cho người phương Bắc không cảm lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giải mà đánh cũng giỏi... Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi để, đổi niên hiệu, nhưng chỉnh thông của nước Việt ta ngõ háu đã nói lại được".

(Theo Ngô Sỹ Liên và các sứ thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 204 - 2015)

Đoạn dữ liệu 3: Nhạc Cung đình Huế là một bộ môn âm nhạc truyền thống Việt Nam, Nhạc Cung đình Huế cỏ nhiều loại khác nhau như: Giao nhạc, Miếu nhạc, Nga tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Đại yến nhạc,.. Nghiên cứu âm nhạc cung đình Huế thấy rõ ảnh hưởng Vải các mức độ khác nhau của âm nhạc cung đình của các triều đại trước như: cấu trúc Đại nhạc, Tiểu nhạc về bản chất là biến thái của Đại nhạc và Tiểu nhạc từ thời Trần, một số cơ cấu dàn nhạc là biến thái của một số tổ chức dàn nhạc thời Lê, nghệ thuật hát bội là biến thái của nghệ thuật hát bội Đàng Ngoài được Đào Duy Từ truyền bá và phát triển vào Nam,...

(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên). Lịch sử Việt Nam, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 799)

Trả lời:

- Dữ liệu 1. Sử dụng phương pháp lịch sử (giới thiệu các sự kiện tiêu biểu trong tiến trình lịch sử Việt Nam theo trình tự thời gian xuất hiện của nó).

- Dữ liệu 2. Sử dụng phương pháp lịch sử (phản ánh sự kiện lịch sử đúng như nó đã xảy ra: “Tiền Ngô Vương... không dám lại sang nữa”) và phương pháp lô-gích (rút ra bản chất, ý nghĩa của sự kiện: “Có thể nói là... nước Việt ta ngõ hầu đã nối lại được”).

- Dữ liệu 3. Sử dụng phương pháp liên ngành (dùng phương pháp, thành tựu của lĩnh vực khác để tìm hiểu, khắc hoạ về một di sản văn hoá trong quá khứ - Nhạc cung đình Huế...).

Bài tập 4 trang 10 SBT Lịch sử 10: Vận dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử như: phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gích,... để khai thác thông tin sử liệu từ các hình 8, 9, 10, 11, 12, 13 được giới thiệu trong hoạt động 2.2 ở trên.

Trả lời:

* Khai thác hình 8. Một bức vẽ trên vách hang Ma-gu-ra

Phương pháp lịch sử (thông qua quan sát hiện vật, có thể mô tả): Đây là một bức vẽ được người nguyên thủy khắc trên hang đá, mô tả lại hoạt động săn bắn, có niên đại cách ngày nay khoảng 8.000 đến 4.000 năm;

- Phương pháp lô-gích (phản ánh bản chất, rút ra ý nghĩa): bức vẽ này đã phần nào phản ánh về những tiến bộ trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người nguyên thủy. Trong đó:

+ Về đời sống vật chất: công cụ lao động của con người đã có bước phát triển hơn so với thời kì trước (thể hiện ở chi tiết: hình người đang cầm cung tên); hoạt động kinh tế của con người cũng có sự chuyển biến từ săn bắt sang săn bắn…;

+ Về đời sống tinh thần: bức vẽ đã cho thấy trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy đã xuất hiện những mầm mống của nghệ thuật và đời sống tâm linh…

* Khai thác hình 9. Lá đề trang trí hình rồng gắn trên ngói úp nóc ở Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

- Phương pháp lịch sử (thông qua quan sát hiện vật, có thể mô tả): Đây là chiếc lá đề gắn trên viên ngói úp nóc ở Hoàng thành Thăng Long, chất liệu được làm bằng đất nung. Trên lá đề có nhiều hoa văn rất sinh động: như đôi rồng uốn lượn rất mềm mại và nhiều hoạ tiết hoa văn tinh xảo...

- Phương pháp lô-gích (phản ánh bản chất, rút ra ý nghĩa): Hiện vật chứng tỏ sự tài hoa, óc thẩm mỹ tinh tế của người thợ thủ công thời Lý, phản ánh phần nào đời sống văn hoá của cư dân Đại Việt thời kì này...

* Khai thác hình 10. Bia tưởng niệm Ma-gien-lăng (Xe-bu Phi-líp-pin)

Phương pháp lịch sử: đây là tấm bia đá được đặt tại Xê-bu, Phi-líp-pin. Nội dung của tấm bia phản ánh về cuộc đụng độ giữa đoàn thám hiểm Ma-gien-lăng với các chiến binh, người dân địa phương của đảo Xê-bu, trong cuộc đụng độ đó, Ma-gien-lăng đã chết.

- Phương pháp lô-gích: những nội dung trong bia tưởng niệm Ma-gien-lăng đã ghi nhận về chuyến đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển của Ma-gien-lăng

* Khai thác hình 11. Trang đầu bản Tuyên ngôn Độc lập

Phương pháp lịch sử: bản Tuyên ngôn do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và được công bố vào ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).

- Phương pháp lịch sử (rút ra ý nghĩa): nêu lên cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn cho nền độc lập của nhân dân Việt Nam; tố cáo tội ách của thực dân Pháp trong quá trình cai trị Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập của nhân dân Việt Nam.

- Phương pháp liên ngành (với văn học, tư tưởng): bản Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học và tư tưởng.

+ Giá trị về văn học được thể hiện ở: hệ thống lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt ngắn gọn nhưng súc tích…;

+ Bản Tuyên ngôn đã khẳng định truyền thống yêu nước và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc, đồng thời khẳng định quyết tâm sắt đá của toàn dân tộc Việt Nam; đồng thời, bản Tuyên ngôn cũng đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tư tưởng nhân loại về quyền con người, quyền dân tộc…

* Khai thác hình 12. Một tác phẩm lịch sử Việt Nam

- Phương pháp lịch sử: nội dung của sách Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập) phản ánh về tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam qua 3 thời kì: thời nguyên thủy đến năm 1858; thời kì 1858 - 1945 và từ năm 1945 - 2000.

- Các phương pháp Lo-gic; lịch đại và đồng đại… được các tác giả vận dụng trong từng nội dung cụ thể mà cuốn sách.

* Khai thác hình 13. Hình ảnh trong bộ phim tài liệu lịch sử Hà Nội 12 ngày đêm

- Phương pháp lịch sử: “Hà Nội 12 ngày đêm” là bộ phim tài liệu của Việt Nam, được công chiếu lần đầu vào năm 2002. Bộ phim đã khắc họa một phần cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội chống lại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của đế quốc Mĩ (cuối năm 1972).

- Phương pháp Lo-gich (rút ra ý nghĩa): thắng lợi của quân dân miền Bắc Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ trên không (cuối năm 1972) có ý nghĩa quan trọng: chiến thắng này đã cho thấy lòng yêu nước, tinh thần quả cảm, quyết tâm chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam; buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam…

Bài tập 5 trang 10 SBT Lịch sử 10: Hãy phân tích chức năng, nhiệm vụ của sử học thông qua ví dụ cụ thể.

Trả lời:

* Ví dụ: Từ kết quả nghiên cứu về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, làm rõ một số chức năng nhiệm vụ của sử học:

* Chức năng của sử học:

- Chức năng khoa học:

+ Khôi phục các sự kiện lịch sử đã xảy ra theo trình tự diễn biến của nó (từ ngày 13 - 8 đến ngày 2 - 9 - 1945).

+ Chỉ ra các nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám.

- Chức năng xã hội:

+ Chỉ ra những bài học kinh nghiệm quý báu của Cách mạng tháng Tám đôi với cách mạng Việt Nam.

+ Giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình yêu Tổ quốc, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc,...

* Nhiệm vụ của sử học: căn cứ từ những phân tích về chức năng ở trên để chỉ ra những nhiệm vụ tương ứng khi nghiên cứu về Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Bài tập 6 trang 11 SBT Lịch sử 10Hãy đặt các câu hỏi để khai thác sử liệu sau (gợi ý: đặt câu hỏi theo kĩ thuật tư duy 5W1H trong học tập lịch sử).

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 14. Một hiện vật tiêu biểu thuộc văn hoá Đông Sơn

Trả lời:

Từ khóa

Câu hỏi

Thông tin có thể khai thác

What

Hiện vật trong Hình 14 là gì?

- Đây là chiếc trống đồng Ngọc Lũ thuộc bộ những trống đồng Đông Sơn, hiện vật tiêu biểu nhất của nền văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam.

Where

Hiện vật này được tìm thấy ở đâu?

- Trống đồng Ngọc Lũ (Hình 14) được tìm thấy tại xã Như Trác, huyện Nam Xang (nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam).

When

Hiện vật được tạo ra khi nào?

- Trống đồng Ngọc Lũ được những người thợ thủ công Việt Nam tạo ra từ thời Văn Lang - Âu Lạc, có niên đại trên 2000 năm cách ngày nay.

Hiện vật được phát hiện khi nào?

- Hiện vật được tìm thấy năm 1893, khi đào đất đắp đê Trần Thuỷ tại xã Như Trác...

How

Hiện vật có ý nghĩa như thế nào/có giá trị ra sao?

- Trống đồng Ngọc Lũ không chỉ thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao mà còn là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho tài năng sáng tạo của người Việt cổ, là biểu tượng của văn hoá Việt Nam,...

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Đề kiểm tra giữa học kì 1

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1: Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử

I. Lịch sử là gì?

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay, bao gồm cả lịch sử quá trình tương tác của con người với tự nhiên và quá trình con người tương tác với nhau.

- Lịch sử được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

+ Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

+ Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

- Giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, dù có cố gắng đến đầu thì con người cũng không thể tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử đúng như nó đã xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do việc nhận thức lịch sử phụ thuộc vào:

+ Nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử;

+ Điều kiện và phương pháp để tìm hiểu lịch sử;

+ Mức độ phong phú và xác thực của thông tin sử liệu thu thập được.

+ Mục đích, thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.

II. Sử học

a) Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học

- Khái niệm: Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.

- Đối tượng nghiên cứu: là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là: quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

- Chức năng của sử học:

+ Chức năng khoa hoc (nhận thức) gồm: khôi phục các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ; rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử.

+ Chức năng xã hội (giáo dục) gồm: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức; rút ta bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

- Nhiệm vụ của sử học:

+ Nhiệm vụ nhận thức là: cung cấp những tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.

+ Nhiệm vụ giáo dục là: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau; góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái…

+ Nhiệm vụ dự báo là: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm; góp phần dự báo tương lai của đất nước, nhân loại…

b) Nguyên tắc cơ bản của sử học

- Nguyên tắc khách quan: sứ mệnh của sử học là tái hiện lại hiện thực lịch sử, đưa ra nhận thức đầy đủ nhất về quá khứ của con người dựa trên những thông tin đáng tin cậy. Do đó, khách quan là nguyên tắc quan trọng nhất của sử học.

- Nguyên tắc trung thực: nhà sử học có nhiệm vụ tôn trọng sự thật lịch sử và tái hiện nó một cách chân thực dựa trên những sử liệu đáng tin cậy, không xuyên tạc sự thật lịch sử.

- Nguyên tắc nhân văn và tiến bộ:

+ Mục đích của Sử học là giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những quy luật, bài học hữu ích cho cuộc sống.

+ Sử học vừa phải phản ánh sự thật trong quá khứ, nhưng không kích động hận thù, xung đột hoặc kì thị, phân biệt đối xử,... Sử học phải góp phần bảo vệ hoà bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, nhân ái.

c) Một số phương pháp cơ bản của sử học

- Phương pháp lịch sử:

+ Là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong).

+ Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét, mô tả, khôi phục sự kiện, nhân vật lịch sử phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, nhằm tránh suy diễn, hiện đại hoá lịch sử.

- Phương pháp Lo-gic: là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vật, hiện tượng (mối liên hệ nguyên nhân - kết quả, chung - riêng, bản chất - hiện tượng,...), từ đó có thể nhận thức được bản chất, quy luật hay khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng đó.

- Phương pháp lịch đại và đồng đại:

+ Lịch đại: là tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân vật, sự kiện lịch sử,... theo trình tự thời gian trước - sau, quá khứ - hiện tại (mối liên hệ dọc).

+ Đồng đại là tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian (mối liên hệ ngang).

- Phương pháp liên ngành: Để tìm hiểu cụ thể, sâu sắc các lĩnh vực cụ thể của đời sống con người và xã hội loài người trong quá khứ, nhà sử học cần phải vận dụng phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác (khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ.

d) Các nguồn sử liệu

Khái niệm sử liệu: Sử liệu là toàn bộ những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người.

Phân loại các loại hình sử liệu:

- Căn cứ vào hình thức, sử liệu được phân chia thành 5 loại hình là:

+ Sử liệu hiện vật.

+ Sử liệu truyền miệng.

+ Sử liệu chữ viết.

+ Sử liệu hình ảnh.

+ Sử liệu đa phương tiện.

- Căn cứ vào tính chất, sử liệu phân chia thành 2 loại hình, là:

+ Sử liệu trực tiếp (còn gọi là: sử liệu gốc, sử liệu sơ cấp).

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Đánh giá

0

0 đánh giá