Bộ 10 đề thi học kì 1 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024

193

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Học kì 1 Lịch sử 12. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi học kì 1 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024

Đề thi học kì 1 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Đang cập nhật...

Đề thi học kì 1 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc đều được quy định rõ trong văn kiện nào sau đây?

A. Hiến chương Liên hợp quốc.

B. Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền.

C. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.

D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

Câu 2. Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô của Mỹ, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh?

A. Sự ra đời của kế hoạch Mác-san (6/1947).

B. Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời (1/1949).

C. Thông điệp Tổng thống Tơ-ru-man (3/1947).

D. Thành lập Tổ chức quân sự NATO (4/1949).

Câu 3. Sau khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang được hình thành theo xu thế

A. đa cực.

B. đơn cực.

C. đa phương.

D. toàn cầu hóa.

Câu 4. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược, vì xu thế này

A. là hệ quả tất yếu của xu thế hòa hoãn Đông-Tây.

B. phản ánh quy luật cạnh tranh của thị trường quốc tế.

C. là kết quả của việc thống nhất thị trường giữa các nước.

D. là hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ.

Câu 5. Việt Nam đã hai lần được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kì 2008-2009 và 2020-2021). Sự kiện này có ý nghĩa nào sau đây?

A. Tạo cơ hội để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng quốc tế.

B. Nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam trên trường thế giới.

C. Thúc đẩy việc ký kết các hiệp định thương mại của nước ta.

D. Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nước.

Câu 6. Năm 2007, để xây dựng ASEAN trở thành một cộng đồng vững mạnh, các nước thành viên đã

A. thành lập cộng đồng ASEAN.

B. thông qua Hiến chương ASEAN.

C. ký Hiệp ước Thân thiện và hợp tác.

D. thành lập diễn đàn khu vực ASEAN.

Câu 7. Ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã họp tại Ma-lai-xi-a, chính thức thành lập

A. Hội đồng các nước ASEAN.

B. Cộng đồng ASEAN.

C. Liên minh ASEAN.

D. Uỷ ban ASEAN.

Câu 8. Yếu tố nào sau đây tác động đến sự ra đời của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Khủng hoảng năng lượng thế giới.

B. Sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa.

C. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ.

D. Sự phát triển của xu thế liên kết khu vực.

Câu 9. Điểm tương đồng giữa hai văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025  Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 là gì?

A. Được thông qua sau khi Cộng đồng ASEAN đã đi vào hoạt động.

B. Đề xuất các ý tưởng và lộ trình để thành lập Cộng đồng ASEAN.

C. Khẳng định sự hợp tác giữa các nước thành viên trên cả ba trụ cột.

D. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý về vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Câu 10. Từ ngày 19/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở địa phương nào sau đây?

A. Hà Nội.

B. Sài Gòn.

C. Thái Nguyên.

D. Bắc Giang.

Câu 11. Trong thời kì 1945 - 1954, thắng lợi nào sau đây của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”?

A. Chiến dịch Biên giới thu - đông.

B. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè.

C. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 12. Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) của Mĩ là

A. Điện Biên Phủ.

B. Bình Giã.

C. Việt Bắc.

D. Tây Nguyên.

Câu 13. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng loại của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Phát xít Nhật Bản đầu hàng đồng minh không điều kiện.

B. Quá trình chuẩn bị toàn diện của Đảng Cộng sản Đông Dương.

C. Đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. Truyền thống yêu nước của toàn dân tộc được phát huy.

Câu 14. Nội dung nào sau đây là điều kiện thuận lợi của Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?

A. Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường do phải nhận viện trợ của Mĩ.

B. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa có chính sách tích cực đối với Việt Nam.

C. Các nước xã hội chủ nghĩa hợp tác toàn diện và viện trợ cho Việt Nam.

D. Các vùng giải phóng của cách mạng Đông Dương được mở rộng và nối liền.

Câu 15. Nhân dân miền Nam Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng trong phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) vì

A. lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.

B. không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình.

C. cách mạng miền Nam đã chuyển hẳn sang thể tiến công.

D. mọi xung đột chỉ có thể được giải quyết bằng vũ lực.

Câu 16. Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Việt Nam tiến hành đấu tranh bảo vệ Tổ quốc tronng điều kiện thuận lợi nào sau đây?

A. Đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. 

B. Việt Nam phá được thế bao vây, cấm vận của Mĩ.

C. Chiến tranh lạnh chấm dứt; trật tự hai cực Ianta sụp đổ.

D. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Câu 17. Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 được vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là

A. xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu.

B. tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương.

C. kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính, ngoại giao.

D. kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh thời đại.

Câu 18. Thực tiễn Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến chống Pháp (1945- 1954) của nhân dân Việt Nam cho thấy

A. Đảng ta có sự sáng tạo trong phương thức sử dụng lực lượng.

B. lực lượng chính trị luôn giữ vai trò nòng cốt, quyết định thắng lợi.

C. đây là hai giai đoạn liên tiếp của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. sự kết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao.

Câu 19. Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là

A. tiến hành chiến tranh tổng lực.

B. ra sức chiếm đất, giành dân.

C. sử dụng quân đội đông minh.

D. sử dụng quân đội Mĩ làm nòng cốt.

Câu 20. Điểm giống nhau về nguyên nhân thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam (1975-1979) và bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989) ở Việt Nam là gì?

A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương.

C. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc.

D. Sự đồng tình, viện trợ của các nước phương Tây.

Câu 21. Một trong những nội dung chính của đường lối đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 1995 là

A. gắn việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức.

B. xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

C. thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển.

D. đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập khu vực và thế giới.

Câu 22. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay?

A. Công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế.

B. Cơ cấu kinh tế theo thành phần có sự thay đổi theo hướng đa dạng hóa.

C. Ngành nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế.

D. Các thành phần kinh tế đóng vai trò tích cực vào sự phát triển đất nước.

Câu 23. Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) phù hợp với xu thế phát triển của thế giới là

A. mở rộng quan hệ hợp tác, đối thoại, thỏa hiệp.

B. thiết lập quan hệ đồng minh với các nước lớn.

C. lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.

D. tham gia mọi tổ chức khu vực và quốc tế.

Câu 24. Những thành tựu trong công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay chứng tỏ

A. đường lối đổi mới đúng đắn, phù hợp.

B. nhân tố khách quan giữ vai trò quyết định.

C. Việt Nam trở thành cường quốc kinh tế.

D. đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG - SAI. (4 điểm)

(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng - Sai trong mỗi ý A, B, C, D)

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu.  “Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra bước ngoặt lớn của dân tộc: kết thúc ách cai trị hơn 80 năm của thực dân Pháp và gần 5 năm của quân phiệt Nhật; chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ. Đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Mở đầu kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do, nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội. Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng bí mật trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam.”

A. Tư liệu trên đề cập đến ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Tám.

B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám mở ra thời kì cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. Tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám được thể hiện ở việc: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế; đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước.

D. Cách mạng tháng Tám đã xóa bỏ hoàn toàn những tàn tích của chế độ phong kiến chuyên chế.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Diễn ra từ ngày 19/12/1946 đến 17/2/1947 ở các đô thị như: Nam Định, Vinh,... Đặc biệt, ở Hà Nội, các trận đánh ác liệt đã diễn ra tại khu vực Bắc Bộ Phủ, Bưu điện Bờ Hồ ga Hàng Cỏ, phố Khâm Thiên,...

- Kết quả: đã giam chân quân Pháp ở Hà Nội và các thành phố, thị xã; lực lượng quân chủ lực của ta đã chủ động rút lui an toàn ra căn cứ kháng chiến.

- Ý nghĩa: làm thất bại một bước kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; có thêm thời gian để di chuyển cơ quan kháng chiến, cơ sở vật chất,... lên chiến khu; củng cố niềm tin của quân dân cả nước vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.”

A. Tư liệu trên nói về cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

B. Trong cuộc chiến đấu ở phía bắc vĩ tuyến 16, quân dân Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân quân Pháp trong các đô thị, tạo điều kiện để cả nước bước vào kháng chiến lâu dài.

C. Thắng lợi trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã mở đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc.

D. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ (1945-1946) và chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946-1947) đều làm thất bại một bước kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.

Câu 3. Đọc tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Cuối năm 1974, đầu năm 1975, quân dân miền Nam mở đợt hoạt động quân sự ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi quan trọng ở Đường 14 Phước Long (6-1-1975).

Chiến thắng Đường 14-Phước Long thể hiện sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân Giải phóng, đồng thời cho thấy sự suy yếu, bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại của Mỹ là rất hạn chế. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976, đồng thời chỉ rõ: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.”

A. Đoạn tư liệu trên đề cập đến ý nghĩa của chiến thắng Đường 14-Phước Long.

B. Chiến thắng Đường 14-Phước Long đã chuyển cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

C. Chiến thắng Đường 14-Phước Long có ý nghĩa như một trận “trinh sát chiến lược” của quân dân miền Nam.

D. Trận Phước Long đã đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của đế quốc Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 4. Đọc tư liệu sau đây:

Tư liệu 1. “Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay tiếp tục được đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, việc đổi mới hệ thống chính trị, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát triển văn hóa, xã hội được chú trọng đẩy nhanh hơn. Cùng với đó, quá trình hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng cũng được thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ”

Tư liệu 2. “Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ”.

A. Hai tư liệu trên đề cập đến một số thành tựu của Việt Nam trong quá trình Đổi mới.

B. Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành Đổi mới đất nước, trọng tâm là đổi mới về chính trị.

C. Trong công cuộc Đổi mới, Việt Nam chú trọng hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nắm bắt kịp thời những điều kiện khách quan thuận lợi để đề ra đường lối phát triển đất nước phù hợp.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm

1-A

2-C

3-A

4-D

5-B

6-B

7-B

8-D

9-C

10-A

11-C

12-B

13-A

14-B

15-B

16-A

17-D

18-A

19-B

20-A

21-B

22-C

23-C

24-A

 

 

 

 

 

 

Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai

Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.

- Thi sinh chi lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm.

- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

 

Nội dung A

Nội dung B

Nội dung C

Nội dung D

Câu 1

Sai

Sai

Đúng

Sai

Câu 2

Đúng

Đúng

Sai

Đúng

Câu 3

Đúng

Sai

Đúng

Sai

Câu 4

Đúng

Sai

Đúng

Đúng

Đánh giá

0

0 đánh giá