Sách bài tập Lịch Sử 10 Bài 2 (Kết nối tri thức): Tri thức lịch sử và cuộc sống

5.8 K

Với giải sách bài tập Lịch Sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch Sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bài tập 1 trang 11, 12 SBT Lịch sử 10Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 4 dưới đây.

Câu 1 trang 11 SBT Lịch sử 10: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?

A. Cung cấp những tri thức về sự phát triển của sinh giới.

B. Cung cấp những thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn của gia đình, dân tộc, nhân loại,...

C. Góp phần lưu truyền, tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc.

D. Hiểu quá khứ để lí giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán tương lai.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 11, 12 SBT Lịch sử 10: Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì?

“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.

 (Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 101)

“Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)

A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.

B. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam.

C. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.

D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 3 trang 12 SBT Lịch sử 10: Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?

A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.

B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.

C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.

D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 4 trang 12 SBT Lịch sử 10: Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?

A. Học trên lớp.

B. Xem phim tài liệu, lịch sử.

C. Tham quan, điền dã.

D. Học trong phòng thí nghiệm.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 2 trang 12, 13, 14 SBT Lịch sử 10Khai thác những hình ảnh, nội dung sau và suy luận về ý nghĩa của từng vấn đề lịch sử được đề cập (theo gợi ý dưới đây).

TT

Dữ liệu lịch sử

Suy luận về ý nghĩa

1

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Một bức vẽ trên vách hang (ở Bun-ga-ri) Có niên đại khoảng 8 000 đến 4 000 năm trước, mô tả cảnh săn bắn của người nguyên thuỷ.

- Giúp người đời sau biết được phần nào về đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thuỷ ( biết săn bắn những con thú có trong tự nhiên để phục vụ cuộc sống, biết đến nghệ thuật - vẽ tranh,…).

- …

2

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình ảnh cây cầu Long Biên bắc qua sông Hồng (Hà Nội), được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1898, khánh thành năm 1902.

?

3

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trang đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố trong ngày 2 - 9 - 1945.

?

4

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bộ Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê biên soạn, được khắc in năm 1697, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Lê.

?

5

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Một trong những bộ sách về lịch sử Việt Nam được các nhà sử học biên soạn và xuất bản vào những năm đầu thế kỉ XXI, đề cập đến những vấn đề nổi bật của lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến những thập kỷ đầu thế kỉ XXI.

?

Trả lời:

TT

Dữ liệu lịch sử

Suy luận về ý nghĩa

1

Một bức vẽ trên vách hang (ở Bun-ga-ri) Có niên đại khoảng 8 000 đến 4 000 năm trước, mô tả cảnh săn bắn của người nguyên thuỷ.

- Giúp người đời sau biết được phần nào về đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thuỷ (biết săn bắn những con thú có trong tự nhiên để phục vụ cuộc sống, biết đến nghệ thuật - vẽ tranh,…).

2

Hình ảnh cây cầu Long Biên bắc qua sông Hồng (Hà Nội), được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1898, khánh thành năm 1902.

- Giúp người đời sau biết được phần nào về: sự chuyển biến trong đời sống kinh tế ở Việt Nam dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

3

Trang đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố trong ngày 2 - 9 - 1945.

- Giúp người đọc hiểu được:

+ Thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.

+ Tội ách của thực dân Pháp trong quá trình cai trị Việt Nam.

+ Quyết tâm bảo vệ nền độc lập của nhân dân Việt Nam.

4

Bộ Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê biên soạn, được khắc in năm 1697, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Lê.

- Giúp người đời sau biết được phần nào về lịch sử Việt Nam từ thời cổ đại cho đến thời Lê trung hưng (trên các lĩnh vực: kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội…).

5

Một trong những bộ sách về lịch sử Việt Nam được các nhà sử học biên soạn và xuất bản vào những năm đầu thế kỉ XXI, đề cập đến những vấn đề nổi bật của lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến những thập kỷ đầu thế kỉ XXI.

- Giúp người đọc biết và hiểu được những vấn đề nổi bật của lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến những thập kỷ đầu thế kỉ XXI.

Bài tập 3 trang 14 SBT Lịch sử 10Hãy tìm hiểu về truyền thống ngôi trường em đang học tập theo gợi ý sau:

- Trường em được thành lập từ bao giờ?

- Một số truyền thống tốt đẹp của trường em trên các mặt, ví dụ: về phong trào dạy tốt - học tốt, về văn nghệ, thể thao, về phong trào thiện nguyện - kết nối với cộng đồng,...

- Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em khi biết được những thông tin đó.

Trả lời:

(*) Giới thiệu: truyền thống của trường THPT Chu Văn An (Hà Nội)

- Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển:

+ Trường THPT Chu Văn An tiền thân là Trường Thành Chung Bảo hộ do chính quyền thực dân Pháp xây dựng năm 1908. Do trường được xây dựng ở vùng Kẻ Bưởi, trên đất làng Thụy Khuê nên người dân vẫn thường gọi là Trường Bưởi. Lúc đầu, cái tên Trường Bưởi chỉ quen thuộc trong giới học sinh và nhân dân địa phương, nhưng sau đó danh xưng này đã lấn át cả cái tên chính thức.

+ Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trường được đổi tên thành Trường Trung học Chu Văn An. Qua một số lần đổi tên khác, đến năm 1985, trường được mang tên là Trường THPT Chu Văn An.

+ Trường THPT Chu Văn An đã trở thành một trong những trường phổ thông lâu đời của nền giáo dục Việt Nam. Kể từ ngày thành lập, Trường THPT Chu Văn An luôn đạt kết quả cao trong giáo dục và đào tạo.

- Một số truyền thống tốt đẹp:

+ Nhà trường đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý, như: Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1992), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 1998); Anh hùng Lao động (năm 2010); Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2018). Ngôi trường đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (năm 2004).

+ Trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển, bao thế hệ thầy cô của trường THPT Chu Văn An vẫn phát huy được 8 chữ vàng truyền thống: “Yêu nước-Sáng tạo-Dạy tốt-Học tốt”

- Cảm xúc và suy nghĩ:

+ Xúc động, tự hào về lịch sử và những thành tích mà nhà trường đã đạt được.

+ Cần phải nổ lực học tập, rèn luyện bản thân để tiếp nối truyền thống của nhà trường.

Bài tập 4 trang 14 SBT Lịch sử 10Hãy chia sẻ những hình thức học tập và tìm hiểu lịch sử mà em đã được trải nghiệm hoặc em biết. Hình thức nào giúp em có hứng thú và đạt hiệu quả học tập cao nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Một số hình thức học lịch sử mà em biết:

+ Học Lịch sử thông qua sơ đồ tư duy.

+ Học lịch sử thông qua cách trình bày Infographic (kết hợp thông tin kiến thức với hình ảnh minh họa trực quan, sinh động).

+ Tìm hiểu lịch sử thông qua phim ảnh đề tài về lịch sử. ví dụ: seri phim hoạt hình lịch sử “Hào khí ngàn năm”.

+ Học lịch sử thông qua văn học. Ví dụ: tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” của nhà văn Phùng Quán; tiểu thuyết “Hoàng Lê nhất thống chí”; các câu đó/ ca dao/ dân ca; truyện tranh…

+ Tìm hiểu lịch sử qua âm nhạc. Ví dụ: bài hát “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân; “Giải phóng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận….

+  Học lịch sử thông qua việc tham quan/ trải nghiệm thực tiễn. Ví dụ: tham quan địa đạo Củ Chi; Thành cổ Quảng Trị; Hoàng thành Thăng Long; Kinh đô Huế…

- Những cách học lịch sử giúp em thấy hứng thú và đạt hiệu quả nhất là:

+ Học lịch sử thông qua cách trình bày Infographic.

+ Tìm hiểu lịch sử qua: phim hoạt hình; truyện tranh; câu đố dân gian; tiểu thuyết đề tài lịch sử…

+ Học lịch sử thông qua việc tham quan/ trải nghiệm thực tiễn.

Bài tập 5 trang 14 SBT Lịch sử 10Liên hệ và cho biết một số truyền thống tốt đẹp được hình thành trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Các truyền thống đó được phát huy như thế nào trong bối cảnh đại dịch Covid-19?

Trả lời:

- Một số truyền thống tốt đẹp được hình thành trong lịch sử của dân tộc Việt Nam là: yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái, sống trung thực, có trách nhiệm,...

- Phát huy các truyền thống trong bối cảnh đại dịch Covid-19:

+ Người dân cả nước chung tay góp xức xây dựng quỹ Vắc-xin phòng chống Covid-19

+ Các mạnh thường quân đã quyên góp, giúp đỡ những người gặp khó khăn do đại dịch gây ra (ví dụ: lập các siêu thị 0 đồng; mở các cây ATM gạo, ATM khẩu trang,…).

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Đề kiểm tra giữa học kì 1

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

I. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

- Cuộc sống của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi dân tộc và toàn nhân loại đều có quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhờ tìm hiểu tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và dự đoán tương lai.

- Lịch sử cung cấp những hiểu biết về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và nhân loại.

- Hiểu biết về lịch sử là những yếu tố quan trọng tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

II. Học tập lịch sử suốt đời

a) Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần hiểu biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.

- Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay vẫn còn là bí ẩn, cho dù đã có những cách giải thích khác nhau được đưa ra. Việc tồn tại những khoảng trống, những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử chính là cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.

- Hiện nay, nhân loại đang sống trong kỉ nguyên toàn cầu hoá. Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh của nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra những bài học có giá trị từ lịch sử các nước khác, phòng tránh được những sai lầm...

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

- Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hoá của các nước, các khu vực và thế giới giúp chúng ta: mở rộng và cập nhật vốn kiến thức; hoàn thiện và phát triển kĩ năng… từ đó có thể hội nhập thành công.

- Ngày nay, tri thức lịch sử và văn hoá chính là nguồn cảm hứng và ý tưởng cho nhiều sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hoá, phát triển du lịch,... Do đó, việc học tập và tìm hiểu lịch sử cũng đưa lại cho chúng ta những cơ hội nghề nghiệp mới đầy thú vị.

b) Kết nối lịch sử với cuộc sống, cuộc sống với lịch sử

- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đã và đang bắt gặp lịch sử ở khắp mọi nơi. Lịch sử hiện hữu trong mỗi nếp nhà, trên từng con phố, trong mỗi bản làng,...

- Nếu muốn, em có thể tìm hiểu:

+ Những nhà thờ, đình làng, chùa, đền, miếu ở quê em được xây dựng khi nào? Ai xây dựng nên chúng? Ai được thờ trong đó?...

+ Ngay cả ngôi trường của các em nữa: ngôi trường này được xây dựng từ bao giờ? Tại sao lại có tên như vậy? Hiệu trưởng đầu tiên là ai? Những học sinh nổi tiếng của trường là ai?...

+ Khi tham quan các bảo tàng, các khu tưởng niệm, các di tích, hay đơn giản hơn là đọc sách, truyện, xem phim, nghe các bài hát “đi cùng năm tháng”,... cũng là cách để tìm hiểu, học tập lịch sử.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Đánh giá

0

0 đánh giá