Với giải Bài tập 4 trang 10 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Bài tập 4 trang 10 SBT Lịch sử 10: Vận dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử như: phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gích,... để khai thác thông tin sử liệu từ các hình 8, 9, 10, 11, 12, 13 được giới thiệu trong hoạt động 2.2 ở trên.
Trả lời:
* Khai thác hình 8. Một bức vẽ trên vách hang Ma-gu-ra
- Phương pháp lịch sử (thông qua quan sát hiện vật, có thể mô tả): Đây là một bức vẽ được người nguyên thủy khắc trên hang đá, mô tả lại hoạt động săn bắn, có niên đại cách ngày nay khoảng 8.000 đến 4.000 năm;
- Phương pháp lô-gích (phản ánh bản chất, rút ra ý nghĩa): bức vẽ này đã phần nào phản ánh về những tiến bộ trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người nguyên thủy. Trong đó:
+ Về đời sống vật chất: công cụ lao động của con người đã có bước phát triển hơn so với thời kì trước (thể hiện ở chi tiết: hình người đang cầm cung tên); hoạt động kinh tế của con người cũng có sự chuyển biến từ săn bắt sang săn bắn…;
+ Về đời sống tinh thần: bức vẽ đã cho thấy trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy đã xuất hiện những mầm mống của nghệ thuật và đời sống tâm linh…
* Khai thác hình 9. Lá đề trang trí hình rồng gắn trên ngói úp nóc ở Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
- Phương pháp lịch sử (thông qua quan sát hiện vật, có thể mô tả): Đây là chiếc lá đề gắn trên viên ngói úp nóc ở Hoàng thành Thăng Long, chất liệu được làm bằng đất nung. Trên lá đề có nhiều hoa văn rất sinh động: như đôi rồng uốn lượn rất mềm mại và nhiều hoạ tiết hoa văn tinh xảo...
- Phương pháp lô-gích (phản ánh bản chất, rút ra ý nghĩa): Hiện vật chứng tỏ sự tài hoa, óc thẩm mỹ tinh tế của người thợ thủ công thời Lý, phản ánh phần nào đời sống văn hoá của cư dân Đại Việt thời kì này...
* Khai thác hình 10. Bia tưởng niệm Ma-gien-lăng (Xe-bu Phi-líp-pin)
- Phương pháp lịch sử: đây là tấm bia đá được đặt tại Xê-bu, Phi-líp-pin. Nội dung của tấm bia phản ánh về cuộc đụng độ giữa đoàn thám hiểm Ma-gien-lăng với các chiến binh, người dân địa phương của đảo Xê-bu, trong cuộc đụng độ đó, Ma-gien-lăng đã chết.
- Phương pháp lô-gích: những nội dung trong bia tưởng niệm Ma-gien-lăng đã ghi nhận về chuyến đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển của Ma-gien-lăng
* Khai thác hình 11. Trang đầu bản Tuyên ngôn Độc lập
- Phương pháp lịch sử: bản Tuyên ngôn do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và được công bố vào ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).
- Phương pháp lịch sử (rút ra ý nghĩa): nêu lên cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn cho nền độc lập của nhân dân Việt Nam; tố cáo tội ách của thực dân Pháp trong quá trình cai trị Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập của nhân dân Việt Nam.
- Phương pháp liên ngành (với văn học, tư tưởng): bản Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học và tư tưởng.
+ Giá trị về văn học được thể hiện ở: hệ thống lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt ngắn gọn nhưng súc tích…;
+ Bản Tuyên ngôn đã khẳng định truyền thống yêu nước và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc, đồng thời khẳng định quyết tâm sắt đá của toàn dân tộc Việt Nam; đồng thời, bản Tuyên ngôn cũng đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tư tưởng nhân loại về quyền con người, quyền dân tộc…
* Khai thác hình 12. Một tác phẩm lịch sử Việt Nam
- Phương pháp lịch sử: nội dung của sách Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập) phản ánh về tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam qua 3 thời kì: thời nguyên thủy đến năm 1858; thời kì 1858 - 1945 và từ năm 1945 - 2000.
- Các phương pháp Lo-gic; lịch đại và đồng đại… được các tác giả vận dụng trong từng nội dung cụ thể mà cuốn sách.
* Khai thác hình 13. Hình ảnh trong bộ phim tài liệu lịch sử Hà Nội 12 ngày đêm
- Phương pháp lịch sử: “Hà Nội 12 ngày đêm” là bộ phim tài liệu của Việt Nam, được công chiếu lần đầu vào năm 2002. Bộ phim đã khắc họa một phần cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội chống lại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của đế quốc Mĩ (cuối năm 1972).
- Phương pháp Lo-gich (rút ra ý nghĩa): thắng lợi của quân dân miền Bắc Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ trên không (cuối năm 1972) có ý nghĩa quan trọng: chiến thắng này đã cho thấy lòng yêu nước, tinh thần quả cảm, quyết tâm chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam; buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam…
Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 2 trang 5 SBT Lịch sử 10: Hiện thực lịch sử là gì?...
Câu 3 trang 5, 6 SBT Lịch sử 10: Nhận thức lịch sử là gì?...
Câu 4 trang 6 SBT Lịch sử 10: So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?...
Câu 5 trang 6 SBT Lịch sử 10: Ý nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của sử học?...
Câu 6 trang 6 SBT Lịch sử 10: Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của sử học?...
Câu 7 trang 6 SBT Lịch sử 10: Ý nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của sử học?...
Câu 11 trang 7 SBT Lịch sử 10: Một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là gì?...
Câu 12 trang 7 SBT Lịch sử 10: Phân loại theo hình thức, sử liệu không bao gồm loại nào sau đây?...
Câu 13 trang 7 SBT Lịch sử 10: Căn cứ vào tính chất, sử liệu bao gồm những loại nào?...
Bài 2.1. Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua các hình ảnh dưới đây...
Bài 2.2. Phân biệt các nguồn sử liệu thông qua những hình ảnh dưới đây...
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại