Sách bài tập Toán 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)

1.9 K

Với giải sách bài tập Toán 8 Bài 3: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài 3: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)

Giải SBT Toán 8 trang 13

Bài 1 trang 13 SBT Toán 8 Tập 2: Trong các hàm số y = 2x + 1; y = x + 5; y = 3x2 + 1 hàm số nào là hàm số bậc nhất? Hãy xác định hệ số a, b của chúng.

Lời giải:

Các hàm số bậc nhất là:

•y = 2x + 1 với hệ số a = 2; b = 1

•y = x + 5 với hệ số a = 1; b = 5

•y = 3x2 + 1 không phải là hàm số bậc nhất vì x có số mũ là 2.

Bài 2 trang 13 SBT Toán 8 Tập 2: Lập bảng giá trị của hàm số bậc nhất y = 6x – 6 với x lần lượt bằng –2; –1; 0; 1; 2.

Lời giải:

Ta có:y = 6x – 6

•Thay x = –2 vào y ta được: y = 6.( –2) – 6 = –18.

•Thay x = –1 vào y ta được: y = 6.(–1) – 6 = –12.

•Thay x = 0 vào y ta được: y = 6.0 – 6 = –6.

•Thay x = 1 vào y ta được: y = 6.1 – 6 = 0.

•Thay x = 2 vào y ta được: y = 6.2 – 6 = 6.

Ta đó ta có bảng sau:

x

–2

–1

0

1

2

y = 6x – 6

–18

–12

–6

0

6

Bài 3 trang 13 SBT Toán 8 Tập 2: Tìm giao điểm của đường thẳng d: y = 2 – 4x.

a) Với trục tung.

b) Với trục hoành.

Lời giải:

a) Trục tung là đường thẳng: x = 0.

Thay x = 0 vào y = 2 – 4x ta được: y = 2 – 4.0 = 2

Vậy toạ độ giao điểm của đồ thị hàm số y = 2 – 4x và trục tung là A(0; 2).

b) Trục hoành là đường thẳng: y = 0

Xét phương trình hoành độ giao điểm:

2 – 4x = 0 4x = 2 x=12.

Vậy toạ độ giao điểm của đồ thị hàm số y = 2 – 4x và trục hoành là B12;0.

Bài 4 trang 13 SBT Toán 8 Tập 2: Xác định hệ số a của hàm số y = ax, biết rằng đồ thị của nó đi qua điểm:

a) M(3; 9);      b) N(–4; 1).

Lời giải:

a) Vì đồ thị hàm số y = ax đi qua điểm M(3; 9) nên 9 = 3a a = 3

Vậy a = 3.

b) Vì đồ thị hàm số y = ax đi qua điểm N(–4; 1) nên 1 = -4a a = -14.

Vậy a = -14.

Bài 5 trang 13 SBT Toán 8 Tập 2: Cho đồ thị của hàm số y = ax đi qua điểm A(2; – 4).

a) Xác định hệ số a.

b) Tìm toạ độ của điểm thuộc đồ thị có hoành độ bằng –3.

c) Tìm toạ độ của điểm thuộc đồ thị có tung độ bằng –2.

Lời giải:

a) Vì đồ thị hàm số y = ax đi qua điểm A(2; –4) nên –4 = 2a a = –2.

b) Với a = –2 ta được hàm số y = –2x.

Gọi điểm M thuộc đồ thị có hoành độ bằng –3 xM = –3.

Thay xM = –3 vào hàm số y = –2x ta được yM = –2. (–3) = 6.

Vậy toạ độ điểm cần tìm là M(–3; 6).

c) Gọi điểm N thuộc đồ thị có tung độ bằng –2 yM = –2.

Thay yM = –2 vào hàm số y = –2x ta được –2 = –2xM xM = 1.

Vậy toạ độ điểm cần tìm là N(1; –2).

Bài 6 trang 13 SBT Toán 8 Tập 2: Cho hàm số y = 3x + 6.

a) Vẽ đồ thị của hàm số trên mặt phẳng toạ độ Oxy.

b) Gọi A, B lần lượt là giao điểm của đồ thị hàm số trên với trục Ox, Oy. Xác định toạ độ của A, B và tính diện tích của tam giác AOB. (Đơn vị đo trên các trục toạ độ là cm)

Lời giải:

a) Đồ thị của hàm số y = 3x + 6 trên mặt phẳng toạ độ Oxy được vẽ như hình sau:

Cho hàm số y = 3x + 6.  Vẽ đồ thị của hàm số

b) A là giao điểm của đồ thị hàm số trên với trục Ox nên A(–2; 0);

B là giao điểm của đồ thị hàm số trên với trục Oy nên B(0; 6),

Diện tích tam giác AOB là:

SAOB=12.OA.OB=12.6.2=6cm2

Vậy A(–2; 0), B(0; 6) và SAOB = 6 cm2.

Bài 7 trang 13 SBT Toán 8 Tập 2: Chứng tỏ đồ thị hàm số y = (m – 1)x + m – 2 luôn đi qua một điểm cố định.

Lời giải:

Giả sử điểm cố định của đồ thị hàm số y = (m – 1)x + m – 2 là I(x0; y0).

Thay x = x0 và y = y0 vào y = (m – 1)x + m – 2, ta được:

y0 = (m – 1)x0 + m – 2

mx0 – x0 + m – 2 – y0 = 0

m(x0 + 1) – (y0 + x0 + 2) = 0 (1)

Để (1) luôn đúng với mọi giá trị của m thì Chứng tỏ đồ thị hàm số y = (m – 1)x + m – 2

Vậy đồ thị hàm số y = (m – 1)x + m – 2 luôn đi qua điểm cố định I(1; 1).

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Phương trình bậc nhất một ẩn

Bài 2: Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc nhất

Lý thuyết Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)

1. Hàm số bậc nhất

Khái niệm:

Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b với a, b là các số cho trước và a khác 0.

Ví dụ: y = 2x – 3 là hàm số bậc nhất với a = 2 và b = -3

y = x + 4 là hàm số bậc nhất với a = 1, b = 4

2. Bảng giá trị của hàm số bậc nhất

Để lập bảng giá trị của hàm số bậc nhất y = ax + b ta lần lượt cho x nhận các giá trị x1; x2; x3; ... (x1; x2; x3; ... tăng dần) và tính các giá trị tương ứng của y rồi ghi vào bảng có dạng như sau:

x

x1

x2

x3

...

y = ax + b

y1

y2

y3

...

Chú ý: Trong bảng giá trị của hàm số bậc nhất y = ax + b, khi giá trị của x tăng dần:

- Nếu a > 0 thì giá trị của y tăng dần.

- Nếu a < 0 thì giá trị của y giảm dần.

Ví dụ: Bảng giá trị của hàm số bậc nhất y = f(x) = 5x + 3 với x lần lượt bằng -2; -1; 0; 1; 2 là:

x

-2

-1

0

1

2

y = ax + b

-7

-2

3

8

13

 3. Vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất

Hàm số y = ax (a0, b = 0)

Đồ thị của hàm số y = ax (a0)  là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0;0).

Cách vẽ:

Bước 1. Xác định một điểm M trên đồ thị khác gốc tọa độ O, chẳng hạn M(1; a)

Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm O và M.

Lý thuyết Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) (Chân trời sáng tạo 2023) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán lớp 8 (ảnh 1)

Chú ý: Đồ thị của hàm số y = ax còn được gọi là đường thẳng y = ax.

Ví dụ: Cho hàm số y = 3x.

Cho x = 1 ta có y = 3. Ta vẽ điểm A(1; 3)

Đồ thị hàm số y = 3x là đường thẳng đi qua các điểm O(0; 0) và A(1; 3)

Lý thuyết Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) (Chân trời sáng tạo 2023) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán lớp 8 (ảnh 2)

Hàm số y = ax + b (a0, b0)

Đồ thị của hàm số y = ax + b (a0, b0) là một đường thẳng:

- Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b;

- Song song với đường thẳng y = ax.

Cách vẽ:

Bước 1. Cho x = 0 thì y = b, ta được điểm M(0; b) trên Oy.

Cho y = 0 thì x = , ta được điểm N(; 0) trên Ox.

Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm M và N, ta được đồ thị của hàm số y = ax + b

Lý thuyết Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) (Chân trời sáng tạo 2023) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán lớp 8 (ảnh 3)

Chú ý: Đồ thị của hàm số y = ax + b còn gọi là đường thẳng y = ax + b.

Ví dụ: Cho hàm số y = -2x + 4

Cho x = 0 thì y =  4, ta được điểm P(0;4)

Với y = 0 thì x = 2, ta được điểm Q(2;0)

Đồ thị hàm số y = -2x + 4 là đường thẳng đi qua hai điểm P(0;4) và Q(2;0)

Lý thuyết Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) (Chân trời sáng tạo 2023) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán lớp 8 (ảnh 4)

Đánh giá

0

0 đánh giá