Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 3: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) chi tiết sách Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 3: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)
a) Lượng nước chảy vào bể sau 1 giờ;
b) Lượng nước chảy vào bể sau x giờ;
c) Lượng nước y có trong bể sau x giờ;
Lời giải:
a) Lượng nước chảy vào bể sau 1 giờ: 2.1 = 2 (m3).
b) Lượng nước chảy vào bể sau x giờ: 2x (m3).
c) Lượng nước y có trong bể sau x giờ: y = 5 + 2x (m3).
1. Hàm số bạc nhất
Lời giải:
Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b với a, b là các số cho trước và a ≠ 0.
Lời giải:
Các hàm số bậc nhất là:
y = 4x − 7 với a = 4 và b = −7
y = −6x − 4 với a = −6 và b = −4
y = 4x với a = 4 và b = 0
s = 5v + 8 với a = 5 và b = 8
m = 30n − 25 với a = 30 và b = −25
Lời giải:
Chiều dài sau khi tăng x (m) là: 3 + x (m).
Chiều rộng sau khi tăng x (m) là: 2 + x (m).
Chu vi hình chữ nhật sau khi chiều dài và chiều rộng tăng là:
y = (3 + x + 2 + x).2 = 4x + 12 (m).
Suy ra y là một hàm số bâc nhất theo biến số x với a = 4 và b = 12.
2. Bảng giá trị của hàm số bậc nhất
x |
0 |
1 |
2 |
3 |
10 |
y = f(x) = 2x + 3 |
? |
? |
? |
? |
? |
Lời giải:
• Với x = 0 ta có: y = 2.0 + 3 = 3
• Với x = 1 ta có: y = 2.1 + 3 = 5
• Với x = 2 ta có: y = 2.2 + 3 = 7
• Với x = 3 ta có: y = 2.3 + 3 = 9
• Với x = 10 ta có: y = 2.10 + 3 = 23
x |
0 |
1 |
2 |
3 |
10 |
y = f(x) = 2x + 3 |
3 |
5 |
7 |
9 |
23 |
Thực hành 2 trang 17 Toán 8 Tập 2: Lập bảng giá trị của mỗi hàm số bậc nhất sau:
y = f(x) = 4x − 1 và y = h(x) = −0,5x + 8
với x lần lượt bằng −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3.
Lời giải:
• Với x = −3 ta có: y = f(−3) = 4.(−3) – 1 = −13;
• Với x = −2 ta có: y = f(−2) = 4.(−2) – 1 = −9;
• Với x = −1 ta có: y = f(−1) = 4.(−1) – 1 = −5;
• Với x = 0 ta có: y = f(0) = 4.0 – 1 = −1;
• Với x = 1 ta có: y = f(1) = 4.1 – 1 = 3;
• Với x = 2 ta có: y = f(2) = 4.2 – 1 = 7;
• Với x = 3 ta có: y = f(3) = 4.3 – 1 = 11;
• Với x = −3 ta có: y = h(−3) = −0,5.(−3) + 8 = 9,5;
• Với x = −2 ta có: y = h(−2) = −0,5.(−3) + 8 = 9;
• Với x = −1 ta có: y = h(−1) = −0,5.(−3) + 8 = 8,5;
• Với x = 0 ta có: y = h(0) = −0,5.0 + 8 = 8;
• Với x = 1 ta có: y = h(1) = −0,5.1 + 8 = 7,5;
• Với x = 2 ta có: y = h(2) = −0,5.2 + 8 = 7;
• Với x = 3 ta có: y = h(3) = −0,5.3 + 8 = 6,5.
Ta có bảng giá trị sau:
x |
−3 |
−2 |
−1 |
0 |
1 |
2 |
3 |
y = 4x – 1 |
−13 |
−9 |
−5 |
−1 |
3 |
7 |
11 |
x |
−3 |
−2 |
−1 |
0 |
1 |
2 |
3 |
y = −0,5x + 8 |
9,5 |
9 |
8,5 |
8 |
7,5 |
7 |
6,5 |
a) Biết rằng bến xe cách bưu điện thành phố Nha Trang 6 km. Sau x giờ, xe khách cách bưu điện thành phố y km. Tính y theo x.
b) Chứng minh rằng y là một hàm số bậc nhất theo biến số x.
c) Hoàn thành bảng giá trị của hàm số ở câu b) và giải thích ý nghĩa của bảng giá trị này:
x |
0 |
1 |
2 |
3 |
y |
? |
? |
? |
? |
Lời giải:
a) Quãng đường đi được sau x giờ là : 40x (km)
Vậy sau x giờ, xe khách cách bưu điện thành phố là : y = 40x + 6 (km)
b) Vì y có dạng y = ax + b và a ≠ 0 nên y là hàm số bậc nhất theo biến số x.
c)
• Với x = 0 ta có y = 40.0 + 6 = 6
• Với x = 1 ta có y = 40.1 + 6 = 46
• Với x = 2 ta có y = 40.2 + 6 = 86
• Với x = 3 ta có y = 40.3 + 6 = 126
Ta có bảng giá trị sau:
x |
0 |
1 |
2 |
3 |
y |
6 |
46 |
86 |
126 |
Ý nghĩa:
- Tại điểm khởi hành, xe khách cách bưu điện thành phố Nha Trang 6 km.
- Sau khi đi được 1 giờ xe khách cách bưu điện thành phố Nha Trang 46 km.
- Sau khi đi được 2 giờ xe khách cách bưu điện thành phố Nha Trang 86 km.
- Sau khi đi được 3 giờ xe khách cách bưu điện thành phố Nha Trang 126 km.
3. Đồ thị của hàm số bậc nhất
Giải Toán 8 trang 18 Tập 2
x |
1 |
2 |
3 |
4 |
y |
4 |
8 |
12 |
16 |
Hùng vẽ các điểm M(1; 4), N(2; 8), P(3; 12), Q(4; 16) trên mặt phẳng tọa độ Oxy như Hình 3. Hãy dùng thước thẳng để kiểm tra các điểm O, M, N, P, Q có thẳng hàng không.
Lời giải:
Dùng thước kiểm tra ta thấy O, M, N, P, Q thẳng hàng.
Thực hành 3 trang 20 Toán 8 Tập 2: a) Vẽ đồ thị của các hàm số: y = 0,5x; y = −3x; y = x.
b) Các đồ thị sau đây là đồ thị của hàm số nào?
Lời giải:
a)
+) Đồ thị y = 0,5x
Cho x = 2 ta có y = 1. Ta vẽ điểm A (2; 1).
Đồ thị hàm số y = 0,5x là đường thẳng đi qua các điểm O(0; 0) và A(2; 1).
+) Đồ thị y = −3x
Cho x = 1 ta có y = −3. Ta vẽ điểm B (1; −3),
Đồ thị hàm số y = −3x là đường thẳng đi qua các điểm O(0; 0) và A(1; −3),
+) Đồ thị y = x
Cho x = 2 ta có y = 2. Ta vẽ điểm K (2; 2).
Đồ thị hàm số y = x là đường thẳng đi qua các điểm O(0; 0) và K(2; 2).
b)
+) Đồ thị Hình 6a) đi qua A(1; 2) và O(0; 0) suy ra đây là đồ thị hàm số y = 2x.
+) Đồ thị Hình 6b) đi qua B(−2; 2) và O(0; 0) suy ra đây là đồ thị của hàm số y = −x.
+) Đồ thị Hình 6c) đi qua C(2; −1) và O(0; 0) suy ra đây là đồ thị của hàm số y = −0,5x.
Khám phá 4 trang 20 Toán 8 Tập 2: Cho hai hàm số y = f(x) = x và y = g(x) = x + 3.
a) Thay dấu ? bằng số thích hợp
x |
−2 |
−1 |
0 |
1 |
2 |
y = f(x) = x |
? |
? |
? |
? |
? |
y = g(x) = x + 3 |
? |
? |
? |
? |
? |
b) Trên cùng một mặt phẳng tọa độ, vẽ đồ thị hàm số y = f(x) và biều diễn các điểm có tọa độ thỏa mãn hàm số y = g(x) có trong bảng trên.
c) Kiểm tra xem các điểm thuộc đồ thị hàm số y = g(x) vẽ ở câu b có thẳng hàng không? Và dự đoán cách vẽ đồ thị của hàm số y = g(x).
Lời giải:
a)
x |
−2 |
−1 |
0 |
1 |
2 |
y = f(x) = x |
−2 |
−1 |
0 |
1 |
2 |
y = g(x) = x + 3 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
b) Đồ thị hàm số y = f(x) đi qua điểm O(0; 0) và điểm có tọa độ A(1; 1).
Đồ thị hàm số y = f(x) đi qua điểm B(−2; 1), C(−1; 2), D(0; 3), E(1; 4), F(2; 5).
c) Các điểm thuộc đồ thị hàm số y = g(x) thẳng hàng với nhau nên đồ thị hàm số
y = g(x) song song với đồ thị hàm số y = f(x).
Thực hành 4 trang 21 Toán 8 Tập 2: Vẽ đồ thị của các hàm số sau:
a) y = 5x + 2;
b) y = −2x – 6.
Lời giải:
a) Với đồ thị hàm số y = 5x + 2
• Cho x = 0 thì y = 2.
• Cho x = −1 thì y = −3.
Đồ thị của hàm số y = 5x + 2 là đường thẳng đi qua hai điểm M(0; 2) và N(−1; −3).
b) Với đồ thị hàm số y = −2x – 6.
• Cho x = 0 thì y = −6.
• Cho y = 0 thì x = −3.
Đồ thị của hàm số y = −2x − 6là đường thẳng đi qua hai điểm P(0; −6) và Q(−3; 0).
a) Tính chiều dài y (cm) của lò xo theo khối lượng x (kg) của vật.
b) Vẽ đồ thị của hàm số y theo biến số x.
Lời giải:
a) y = 3x + 10 (cm)
b) Với đồ thị hàm số y = 3x +10.
• Cho x = −3 thì y = 1.
• Cho x = −2 thì y = 4.
Đồ thị hàm số y = 3x +10 là đường thẳng đi qua hai điểm A(−3; 1) và B(−2; 4).
Bài tập
a) y = 4x + 2;
b) y = 5 – 3x;
c) y = 2 + x2;
d) y = −0,2x;
e) .
Lời giải:
a) y = 4x + 2 là hàm số bậc nhất với a = 4, b = 2.
b) y = 5 – 3x là hàm số bậc nhất với a = −3, b = 5
c) y= 2 + x2 không là hàm số bậc nhất.
d) y = −0,2x là hàm số bậc nhất với a = y = −0,2, b = 0.
e) là hàm số bậc nhất với , b = −1.
Bài 2 trang 22 Toán 8 Tập 2: Với giá trị nào của m thì mỗi hàm số sau đây là hàm số bậc nhất?
a) y = (m − 1)x + m;
b) y = 3 − 2mx.
Lời giải:
a) Điều kiện để hàm số y = (m − 1)x + m là hàm số bậc nhất là m − 1 ≠ 0 hay m ≠ 1.
b) Điều kiện để hàm số y = 3 − 2mx là hàm số bậc nhất là −2m ≠ 0 hay m ≠ 0.
Bài 3 trang 22 Toán 8 Tập 2: a) Vẽ đồ thị các hàm số sau đây trên cùng một mặt phẳng tọa độ:
y = x; y = x + 2; y = −x; y = −x + 2.
b) Bốn đồ thị nói trên cắt nhau tại các điểm O(0; 0), A, B, C. Tứ giác có 4 đỉnh O, A, B, C là hình gì? Giải thích.
Lời giải:
a) • Với hàm số y = x, cho x = 1 thì y = 1.
Đồ thị hàm số y = x đi qua các điểm O(0; 0) và C(1; 1).
• Với hàm số y = x + 2, cho x = 0 thì y = 2, cho x = −1 thì y = 1.
Đồ thị hàm số y = x + 2 đi qua các điểm B(0; 2) và A(−1; 1).
• Với hàm số y = −x, cho x = −1 thì y = 1.
Đồ thị hàm số y = −x đi qua các điểm O(0; 0) và A(−1; 1).
• Với hàm số y = −x + 2, cho x = 0 thì y = 2, cho x = 1 thì y = 1.
Đồ thị hàm số y = −x + 2 đi qua các điểm B (0; 2) và C(1; 1).
b) Ta có: Đường thẳng y = x song song với đường thẳng y = x + 2 suy ra OC // AB.
Đường thẳng y = −x song song với đường thẳng y = −x + 2 suy ra OA // BC.
Tứ giác OABC có: OC // AB, OA // BC
Suy ra tứ giác OABC là hình bình hành.
Hình bình hành OABC có hai đường chéo OB và AC vuông góc và bằng nhau nên tứ giác OABC là hình vuông.
Bài 4 trang 22 Toán 8 Tập 2: Để đổi nhiệt độ từ F (Fehrenheit) sang độ (Celsius), ta dùng công thức
a) C có phải hàm số bậc nhất theo biến số F không?
b) Hãy tính C khi F = 32 và tính F khi C = 100.
Lời giải:
a) Ta có: (*)
Ta thấy (*) có dạng y = ax + b với và nên là một hàm số bậc nhất theo biến số F.
b) Khi F = 32 ta có:
Khi C = 100, thế vào (*) ta có:
.
Lời giải:
Công thức tính chu vi hình tròn là: C = 2πr
Hàm số C = 2πr có dạng y = ax + b với a = 2π ≠ 0 và b = 0 nên C là một hàm số bậc nhất theo biến số r.
a) Lập công thức tính s theo t.
b) Vẽ đồ thị của hàm số s theo biến số t khi v = 4.
Lời giải:
a) s = vt.
b) Hàm số: s = 4t.
Đồ thị hàm số s = 4t là đường thẳng đi qua 2 điểm O(0; 0); A(1; 4).
Lý thuyết Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)
1. Hàm số bậc nhất
Khái niệm:
Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b với a, b là các số cho trước và a khác 0.
Ví dụ: y = 2x – 3 là hàm số bậc nhất với a = 2 và b = -3
y = x + 4 là hàm số bậc nhất với a = 1, b = 4
2. Bảng giá trị của hàm số bậc nhất
Để lập bảng giá trị của hàm số bậc nhất y = ax + b ta lần lượt cho x nhận các giá trị x1; x2; x3; ... (x1; x2; x3; ... tăng dần) và tính các giá trị tương ứng của y rồi ghi vào bảng có dạng như sau:
x |
x1 |
x2 |
x3 |
... |
y = ax + b |
y1 |
y2 |
y3 |
... |
Chú ý: Trong bảng giá trị của hàm số bậc nhất y = ax + b, khi giá trị của x tăng dần:
- Nếu a > 0 thì giá trị của y tăng dần.
- Nếu a < 0 thì giá trị của y giảm dần.
Ví dụ: Bảng giá trị của hàm số bậc nhất y = f(x) = 5x + 3 với x lần lượt bằng -2; -1; 0; 1; 2 là:
x |
-2 |
-1 |
0 |
1 |
2 |
y = ax + b |
-7 |
-2 |
3 |
8 |
13 |
3. Vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất
Hàm số y = ax (a0, b = 0)
Đồ thị của hàm số y = ax (a0) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0;0).
Cách vẽ:
Bước 1. Xác định một điểm M trên đồ thị khác gốc tọa độ O, chẳng hạn M(1; a)
Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm O và M.
Chú ý: Đồ thị của hàm số y = ax còn được gọi là đường thẳng y = ax.
Ví dụ: Cho hàm số y = 3x.
Cho x = 1 ta có y = 3. Ta vẽ điểm A(1; 3)
Đồ thị hàm số y = 3x là đường thẳng đi qua các điểm O(0; 0) và A(1; 3)
Hàm số y = ax + b (a0, b0)
Đồ thị của hàm số y = ax + b (a0, b0) là một đường thẳng:
- Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b;
- Song song với đường thẳng y = ax.
Cách vẽ:
Bước 1. Cho x = 0 thì y = b, ta được điểm M(0; b) trên Oy.
Cho y = 0 thì x = , ta được điểm N(; 0) trên Ox.
Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm M và N, ta được đồ thị của hàm số y = ax + b
Chú ý: Đồ thị của hàm số y = ax + b còn gọi là đường thẳng y = ax + b.
Ví dụ: Cho hàm số y = -2x + 4
Cho x = 0 thì y = 4, ta được điểm P(0;4)
Với y = 0 thì x = 2, ta được điểm Q(2;0)
Đồ thị hàm số y = -2x + 4 là đường thẳng đi qua hai điểm P(0;4) và Q(2;0)