Sách bài tập Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phép chiếu song song

1.6 K

Với giải sách bài tập Toán 11 Bài 5: Phép chiếu song song sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 11 Bài 5: Phép chiếu song song

Giải SBT Toán 11 trang 131

Bài 1 trang 131 SBT Toán 11 Tập 1: Cho mặt phẳng (P), tam giác ABC và đường thẳng ℓ cắt mặt phẳng (P) sao cho các đường thẳng AB, BC, CA đều không song song hoặc trùng với đường thẳng ℓ. Xác định hình chiếu song song của tam giác ABC trên mặt phẳng (P) theo phương ℓ trong mỗi trường hợp sau:

a, Mặt phẳng (ABC) không song song với l

b, Mặt phẳn (ABC) song song hoặc chứa l.

Lời giải:

a)

Cho mặt phẳng (P), tam giác ABC và đường thẳng ℓ cắt mặt phẳng (P) sao cho

Vẽ 3 đường thẳng lần lượt qua A, B, C và song song với , cắt (P) tại A’, B’, C’.

Ta có hình chiếu song song của tam giác ABC trên mặt phẳng (P) theo phương là tam giác A’B’C’.

b)

Cho mặt phẳng (P), tam giác ABC và đường thẳng ℓ cắt mặt phẳng (P) sao cho

Hình chiếu song song của tam giác ABC trên mặt phẳng (P) theo phương là đoạn thẳng A’C’ hoặc A’B’ hoặc B’C’.

Bài 2 trang 131 SBT Toán 11 Tập 1: Trong Hình 8, hãy cho biết hình nào là hình biểu diễn của hình trụ?

Trong Hình 8, hãy cho biết hình nào là hình biểu diễn của hình trụ?

Lời giải:

Cả ba hình đã cho đều là hình biểu diễn của hình trụ với các phương chiếu và mặt phẳng chiếu khác nhau.

Bài 3 trang 131 SBT Toán 11 Tập 1: Trong các hình sau, hình nào là hình biểu diễn của hình lăng trụ đứng có đáy là lục giác đều?

Trong các hình sau, hình nào là hình biểu diễn của hình lăng trụ đứng có đáy

Lời giải:

Cả bốn hình đã cho đều là hình biểu diễn của hình lăng trụ đứng có đáy là lục giác đều với các phương chiếu và mặt phẳng chiếu khác nhau.

Bài 4 trang 131 SBT Toán 11 Tập 1: Vẽ hình biểu diễn của các vật sau:

Vẽ hình biểu diễn của các vật trang 131 SBT Toán 11 Tập 1

Lời giải:

a)

Vẽ hình biểu diễn của các vật trang 131 SBT Toán 11 Tập 1

b)

Vẽ hình biểu diễn của các vật trang 131 SBT Toán 11 Tập 1

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 4: Hai mặt phẳng song song

Bài 5: Phép chiếu song song

Bài 1: Số trung bình và mốt của mẫu số liệu ghép nhóm

Bài 2: Trung vị và tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm

Bài tập cuối chương 5

Lý thuyết Phép chiếu song song

1. Khái niệm phép chiếu song song

- Trong không gian, cho mặt phẳng (P)và đường thẳng l cắt (P). Phép đặt tương ứng mỗi điểm M trong không gian với điểm M’ của mặt phẳng (P) sao cho MM’ song song hoặc trùng với l được gọi là phép chiếu song song lên mặt phẳng (P) theo phương l.

 (ảnh 1) 

- Mặt phẳng (P) gọi là mặt phẳng chiếu, đường thẳng  l gọi là phương chiếu, điểm M’ gọi là hình chiếu song song (hoặc ảnh) của điểm M qua phép chiếu theo phương  l.

- Cho hình , tập hợp  các ảnh M’ của tất cả những điểm M thuộc qua phép chiếu song song được gọi là hình chiếu song song của  lên mặt phẳng (P).

2. Các tính chất cơ bản của phép chiếu song song

- Phép chiếu song song biến đường thẳng thành đường thẳng, tia thành tia, đoạn thẳng thành đoạn thẳng, biến tia thành tia.

- Phép chiếu song song biến 2 đường thẳng song song thành 2 đường thẳng song song hoặc trùng nhau.

- Phép chiếu song song biến 3 điểm thẳng hàng thành 3 điểm thẳng hàng và không làm thay đổi thứ tự 3 điểm đó.

- Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng cùng nằm trên hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau.

3. Hình biểu diễn của một hình không gian

Hình biểu diễn của một hình không gian là hình chiếu song song của hình đó trên một mặt phẳng theo phương chiếu nào đó hoặc hình đồng dạng với hình chiếu đó.

  (ảnh 2)

Quy tắc vẽ hình biểu diễn:

- Nếu trên hình có 2 đoạn thẳng nằm trên 2 đường thẳng song song (trùng nhau) thì chúng được biểu diễn bằng 2 đoạn thẳng nằm trên 2 đường thẳng song song (trùng nhau) và tỉ số độ dài của 2 đoạn thẳng không đổi.

- Nếu hình phẳng nằm trong mặt phẳng không song song với phương chiếu thì:

+ Hình biểu diễn của một đường tròn là một elip.

+ Hình biểu diễn của một tam giác (vuông, cân, đều) là một tam giác.

+ Hình biểu diễn của hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành là hình bình hành.

Đánh giá

0

0 đánh giá