Với giải sách bài tập Hóa học 11 Bài 16: Hydrocarbon không no sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Hóa học 11 Bài 16: Hydrocarbon không no
A. liên kết đơn.
B. liên kết σ.
C. liên kết bội.
D. vòng benzene.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Hydrocarbon không no là những hydrocarbon trong phân tử có chứa liên kết bội (liên kết đôi hoặc liên kết ba).
Bài 16.2 trang 57 Sách bài tập Hóa học 11: Hợp chất nào sau đây là một alkene?
A. CH3-CH2-CH3.
B. CH3-CH=CH2.
C. CH3C≡CH.
D. CH2=C=CH2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Hợp chất CH3-CH=CH2 có mạch hở, một liên kết đôi và thuộc hợp chất alkene.
Bài 16.3 trang 58 Sách bài tập Hóa học 11: Hợp chất nào sau đây là một alkyne?
A. CH3-CH2-CH2-CH3.
B. CH3-CH=CH2.
C. CH3-CH2-C≡CH.
D. CH2=CH-CH=CH2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Hợp chất CH3-CH2-C≡CH mạch hở, có một liên kết ba nên thuộc hợp chất alkyne.
Bài 16.4 trang 58 Sách bài tập Hóa học 11: Chất nào sau đây là đồng phân của CH2=CH-CH2-CH2-CH3 ?
A. (CH3)2C=CH-CH3.
B. CH2=CH-CH2-CH3.
C. CH≡C-CH2-CH2CH3.
D. CH2=CH-CH2-CH=CH2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
CH2=CH-CH2-CH2-CH3 và (CH3)2C=CH-CH3 cùng có công thức phân tử là C5H10 nên chúng là đồng phân của nhau.
Bài 16.5 trang 58 Sách bài tập Hóa học 11: Chất nào sau đây không có đồng phân hình học?
A.CH3-CH=CH-CH3.
B. (CH3)2C=CH-CH3.
C. CH3-CH=CH-CH(CH3)2.
D. (CH3)2CHCH=CHCH(CH3)2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Bài 16.6 trang 58 Sách bài tập Hóa học 11: Chất nào sau đây là đồng phân của CH≡C-CH2- CH3?
A. CH≡C-CH3.
B. CH3-C≡C-CH3.
C. CH2=CH-CH2-CH3.
D. CH2=CH-C≡CH.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
CH≡C-CH2- CH3 và CH3-C≡C-CH3 có cùng công thức phân tử là C4H6 nên chúng là đồng phân của nhau.
(X) but-1-ene ( -185 và -6,3); (Y) trans-but-2-ene (-106 và 0,9);
(Z) cis-but-2-ene ( -139 và 3,7); (T) pent-1-ene (-165 và 30)
Chất nào là chất lỏng ở điều kiện thường?
A. (X).
B. (Y).
C. (Z).
D. (T)
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Chất lỏng ở điều kiện thường là (T) pent-1-ene do có nhiệt độ nóng chảy là -165oC và nhiệt độ sôi là 30oC ).
A. Phản ứng cộng.
B. Phản ứng trùng hợp.
C. Phản ứng oxi hoá - khử.
D. Phản ứng thế.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Phản ứng thế không phải là phản ứng đặc trưng của hydrocarbon không no.
A. 4 và 2.
B. 4 và 3.
C. 3 và 3.
D. 3 và 2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Các đồng phân alkene có cùng công thức C4H8:
Các đồng phân alkyne có cùng công thức C4H6:
Bài 16.10 trang 58 Sách bài tập Hóa học 11:Chất nào sau đây cộng H2 dư (Ni, to) tạo thành butane?
A. CH3-CH=CH2.
B. CH3-C≡C-CH2-CH3.
C. CH3-CH2-CH=CH2.
D. (CH3)2C=CH2
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Phương trình phản ứng:
A. 2,3-dibromo-2-methylpent-2-ene.
B. 3,4-dibromo-4-methylpentane.
C. 2,3-dibromo-2-methylpentane.
D. 4-bromo-2-methylpent-2-ene.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Phương trình phản ứng:
Sản phẩm có tên là 2,3-dibromo-2-methylpentane.
A. ,
B. .
C. .
D. .
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Phản ứng đúng tuân theo quy tắc Markovnikov là
Bài 16.13 trang 59 Sách bài tập Hóa học 11: Xét phản ứng hoá học sau:
CH3CH=CH2 + KMnO4 + H2O → CH3CH(OH)CH2OH + MnO2 + KOH.
Tổng hệ số tỉ lượng tối giản của các chất trong phản ứng này bằng
A. 13.
B. 14.
C. 15.
D. 16
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Phương trình phản ứng:
3CH3CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH3CH(OH)CH2OH + 2MnO2 + 2KOH.
Tổng hệ số tỉ lượng tối giản của các chất trong phản ứng này bằng
3 + 2 + 4 + 3 + 2 + 2 = 16.
Số chất tạo được kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Các alkyne có liên kết ba ở đầu mạch (alk-1-yne) có khả năng tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo thành kết tủa.
Lời giải:
Các sản phẩm chính và tên gọi như sau:
Lời giải:
Các sản phẩm chính và tên gọi như sau:
Lời giải:
A là acetylene, B là ethylene, C là 1,2-dichloroethane và D là chloroethene (vinyl chloride)
Xem thêm các bài giải SBT Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 17: Arene (Hydrocarbon thơm)
Lý thuyết Hydrocarbon không no
1. Khái niệm, đồng phân, danh pháp
a. Khái niệm và công thức chung của alkene, alkyne
Hydrocarbon không no là những hydrocarbon trong phân tử có chứa liên kết đôi, liên kết ba (gọi chung là liên kết bội) hoặc đồng thời cả liên kết đôi và liên kết ba.
b. Đồng phân
* Đồng phân cấu tạo:
Alkene và alkyne có hai loại đồng phân cấu tạo là đồng phân vị trí liên kết bội (từ C4 trở lên ) và đồng phân mạch carbon (từ C4 trở lên với alkene và từ C5 trở lên với alkyne).
* Đồng phân hình học:
Trong phân tử alkene nếu mỗi nguyên tử carbon của liên kết đôi liên kết với hai nguyên tử hoặc hai nhóm nguyên tử khác nhau thì sẽ có đồng phân hình học.
c. Danh pháp
Tên theo danh pháp thay thế của alkene và alkynet là:
2. Đặc điểm cấu tạo của ethylene và acetylene
a. Ethylene
Phân tử ethylene (C2H4) có 2 nguyên tử carbon và 4 nguyên tử hydrogen đều nằm trên một mặt phẳng. Liên kết đôi C=C gồm một liên kết Ϭ và một liên kết π.
b. Acetylene
Phân tử acetylene (C2H2) có 2 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử hydrogen nằm trên một đường thẳng, góc liên kết CCH là 180°. Liên kết ba C≡C bao gồm một liên kết Ϭ và hai liên kết π.
3. Tính chất vật lí
Các alkene, alkyne là những hợp chất không có mùi và đều nhẹ hơn nước.
Ở nhiệt độ thường, phần lớn các alkene và alkyne từ C2 đến C4 ở trạng thái khi, từ C5 đến C17 ở trạng thái lỏng và từ C18 trở lên ở trạng thái rắn. Chúng không tan hoặc rất it tan trong nước, tan trong một số dung môi hữu cơ.
4. Tính chất hoá học của alkene, alkyne
a. Phản ứng cộng
* Phản ứng cộng hydrogen
Hydrogen hóa alkyne, tuỳ vào điều kiện áp suất, nhiệt độ và xúc tác, có thể nhận được sản phẩm là alkene, alkane.
* Phản ứng cộng halogen
Khi cho alkene hoặc alkyne phản ứng với dung dịch bromine, dung dịch sẽ bị mất màu.
* Phản ứng cộng nước (hydrate hoá)
Phản ứng cộng nước vào alkene hay còn gọi là Hydrate hóa alkene tạo ra từ alcohol, Phản ứng thường sử dụng xúc tác phosphoric acid hoặc sulfuric acid.
CH2 = CH2 + H2O → CH3-CH2OH (điều kiện to, H3PO4)
b. Phản ứng trùng hợp của alkene
Phản ứng trùng hợp alkene là quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử alkene giống nhau hoặc tương tự nhau (gọi là monomer) tạo thành phân tử có phân tử khối lớn (gọi là polymer).
c. Phản ứng của alk-1-yne với AgNO3, trong NH3
Các alkyne có liên kết ba ở đầu mạch (alk-1-yne) có khả năng tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3, trong NH, tạo thành kết tủa.
d. Phản ứng oxi hóa
* Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn
Các alkene và alkyne có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím, đây là phản ứng ox hóa không hoàn toàn.
* Phản ứng cháy
Alkene và alkyne đều dễ cháy khi có mặt oxygen, phản ứng toả nhiều nhiệt:
5. Điều chế
a. Alkene
Trong phòng thí nghiệm, etylene được điều chế từ phản ứng dehydrate ethanol:
C2H5OH → C2H4 + H2O (điều kiện H2SO4 đặc, nhiệt độ)
Trong công nghiệp, alkene C2 - C4 được điều chế từ quá trình cracking alkane trong các nhà máy lọc dầu.
b. Alkyne
Acetylene được điều chế từ phản ứng giữa calcium carbide với nước:
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
Ngoài ra, acutylene còn được điều chế bằng cách nhiệt phân methane ở nhiệt độ 1500°C, làm lạnh nhanh để tách acutylene ra khỏi hỗn hợp với hydrogen.
6. Ứng dụng
- Ethylene kích thích hoa quả mau chín.
- Công nghiệp hóa chất: sản xuất alcohol, aldehyde, ethylbenzene, cumene…
- Sản xuất dược phẩm.
- Đèn xì oxygen-acetylene.
- Tổng hợp polymer để sản xuất chất dẻo, cao su,…