Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 8 Bài 7: Lập phương của một tổng. Lập phương của một hiệu sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Toán 8.
Trắc nghiệm Toán 8 Bài 7: Lập phương của một tổng. Lập phương của một hiệu
Câu 1. Kết quả phép nhân: (x2−2x+1)(x–1)=
A. x3−3x2+3x−1
B. x3+3x2+3x−1;
C. x3−3x2+3x−1;
D. x3+3x2+3x−1
Đáp án đúng là: C
Ta có: (x2−2x+1)(x–1)=(x−1)2(x−1)
=(x−1)3=x3−3x2+3x−1.
Câu 2. Cho biểu thức
H=(x+5)(x2−5x+25)−(2x+1)3 +7(x−1)3−3x(−11x+5). Khi đó
A. H là một số chia hết cho 12.
B. H là một số chẵn.
C. H là một số lẻ.
D. H là một số chính phương.
Đáp án đúng là: C
H =(x+5)(x2−5x+25)−(2x+1)3+7(x−1)3 −3x(−11x+5)
= x3−5x2+25x+5x2−25x+125−(8x3+12x2+6x+1) +7(x3−3x2+3x−1)+33x2−15x
= x3+125−8x3−12x2−6x−1+7x3−21x2 +21x−7+33x2−15x
=(x3−8x3+7x3)+(−12x2−21x2+33x2) +(53−1−7)
= 117
Vậy H là một số lẻ.
Câu 3. Tính giá trị của biểu thức M=(x+2y)3−6(x+2y)2 +12(x+2y)−8 tại x = 20, y = 1
A. 4000
B. 6000
C. 8000
D. 2000
Đáp án đúng là: C
M=(x+2y)3−6(x+2y)2+12(x+2y)−8
=(x+2y)3−3.(x+2y)2.2+3.(x+2y).22−23
=(x+2y−2)3
Thay x = 20, y = 1 vào biểu thức M ta có M=(20+2.1−2)3=203=8000
Câu 4. Cho hai biểu thức
P=(4x+1)3−(4x+3)(16x2+3);
Q=(x−2)3−x(x+1)(x−1)+6x(x−3)+5x.
Tìm mối quan hệ giữa hai biểu thức P, Q?
A. P = – Q
B. P = 2Q
C. P = Q
D. P =12Q
Đáp án đúng là: C
P=(4x+1)3−(4x+3)(16x2+3)
=(4x)3+3.(4x)2.1+3.4x.12+13−(64x3+12x+48x2+9)
=64x3+48x2+12x+1−64x3−12x−48x2−9
= – 8
Q=(x−2)3−x(x+1)(x−1)+6x(x−3)+5x
=x3−3.x2.2+3x.22−23−x(x2−1)+6x2−18x+5x
=x3−6x2+12x−8−x3+x+6x2−18x+5x
= - 8
⇒P = Q
Câu 5. Rút gọn biểu thức
P=8x3−12x2y+6xy2−y3+12x2−12xy+3y2+6x−3y+11 ta được
A. P=(2x−y−1)3+ 10
B. P=(2x + y−1)3+10
C. P=(2x−y+1)3+10
D. P=(2x−y−1)3−10
Đáp án đúng là: C
P=8x3−12x2y+6xy2−y3+12x2−12xy+3y2+6x−3y+11
=(2x−y)3+3(2x−y)2+3(2x−y)+1+10
=(2x−y+1)3+10
Câu 6. Chọn câu đúng?
A. (A + B)3= A3+ 3A2B + 3AB2+ B3
B. (A−B)3=A3−3A2B−3AB2−B3
C. (A + B)3= A3+ B3
D. (A−B)3= A3−B3
Đáp án đúng là: A
(A + B)3= A3+ 3A2B + 3AB2+ B3
Câu 7. Viết biểu thức x3+3x2+3x+1 dưới dạng lập phương của một tổng
A. (x+1)3
B. (x+3)3
C. (x−1)3
D. (x−3)3
Đáp án đúng là: A
x3+ 3x2+ 3x+ 1 =(x + 1)3
Câu 8. Khai triển hằng đẳng thức (x−2)3 ta được
A. x3−6x2+ 12x−8
B. x3+ 6x2+ 12x + 8
C. x3−6x2−12x−8
D. x3+ 6x2−12x+8
Đáp án đúng là: A
(x−2)3= x3−3.x2.2 + 3.x.22−23= x3−6x2+ 12x−8
Câu 9. Cho A +34x2−32x + 1 =(B + 1)3. Khi đó
A. A =−x38; B =x2
B. A =−x38; B =−x2
C. A =−x38; B =−x8
D. A =x38; B =x8
Đáp án đúng là: B
=(−12x)3+3.(−12x)2.1+3.(−12x).12+13
=(−x2+1)3
⇒A=(−12x)3=−x38;B=−12x=−x2
Vậy P là một số chẵn.
Câu 10. Viết biểu thức 8 − 36x + 54x2−27x3 dưới dạng lập phương của một tổng hoặc một hiệu ta được
A. (3x+2)3
B. (2−3x)3
C. (8−27x)3
D. (3x−2)3
Đáp án đúng là: B
8 − 36x + 54x2−27x3=23−3.22.(3x)+3.2.(3x)2−(3x)3
=(2−3x)3
Câu 11. Cho biết
Q=(2x−1)3−8x(x+1)(x−1)+2x(6x−5) =ax−b(a, b∈ℤ). Khi đó
A. a = – 4; b = 1
B. a = 4; b = – 1
C. a = 4; b = 1
D. a = – 4; b = – 1
Đáp án đúng là: C
Ta có
Q=(2x−1)3−8x(x+1)(x−1)+2x(6x−5) =ax−b(a, b∈ℤ)
=8x3−12x2+6x−1−8x(x2−1)+12x2−10
=8x3−12x2+6x−1−8x3+8x+12x2−10x
=4x−1
⇒a=4;b=1
Câu 12. Cho hai biểu thức P=(4x + 1)3−(4x + 3)(16x2+ 3);Q =(x−2)3−x(x + 1)(x−1)+ 6x(x−3)+ 5x. So sánh P và Q?
A. P < Q
B. P = –Q
C. P = Q
D. P > Q
Đáp án đúng là: C
Ta có
P =(4x + 1)3−(4x + 3)(16x2+ 3)
=(4x)3+3.(4x)2.1+3.4x.12+13−(64x3+12x+48x2+9)
=64x3+48x2+12x+1−64x3−12x−48x2−9
= - 8
Q =(x−2)3−x(x + 1)(x−1)+ 6x(x−3)+ 5x
=x3−3.x2.2+3x.22−23−x(x2−1)+6x2−18x+5x
=x3−6x2+12x−8−x3+x+6x2−18x+5x
= - 8
⇒P = Q
Câu 13. Cho 2x - y = 9. Giá trị của biểu thức A=8x3−12x2y+6xy2−y3+12x2 −12xy+3y2+6x−3y+11 là
A. A = 1001
B. A = 1000
C. A = 1010
D. A = 900
Đáp án đúng là: C
Ta có
A=8x3−12x2y+6xy2−y3+12x2−12xy+3y2+6x−3y+11
=(2x)3−3.(2x)2.y+3.2x.y+y3+3(4x2−4xy+y2)+3(2x−y)+11
=(2x−y)3+3(2x−y)2+3(2x−y)+1+10
=(2x−y+1)3+10
Thay 2x - y = 9 vào biểu thức A ta có A=(9+1)3+10=1010
Câu 14. Giá trị của biểu thức Q=a3−b3 biết a - b = 4 và ab = -3 là
A. Q = 100
B. Q = 64
C. Q = 28
D. Q = 36
Đáp án đúng là: C
Ta có
(a−b)3=a3−3a2b+3ab2−b3=a3−b3−3ab(a−b)
⇒a3−b3=(a−b)3+3ab(a−b)
⇔Q=(a−b)3+3ab(a−b)
Thay a + b = 5 và ab = − 3 vào Q ta có
Q=(a−b)3+3ab(a−b)
=43+3.(−3).4
= 64 - 36 = 28
Câu 15. Cho a + b + c = 0 . Giá trị của biểu thức B=a3+b3+c3−3abc
A. B = 0
B. B = 1
C. B = – 1
D. Không xác định được.
Đáp án đúng là: A
(a+b)3=a3+3a2b+3ab2+b3=a3+b3+3ab(a+b)
⇒a3+b3=(a+b)3−3ab(a+b)
Ta có
B=a3+b3+c3−3abc
=(a+b)3−3ab(a+b)+c3−3abc
=(a+b)3+x3−3ab(a+b+c)
Tương tự, ta có (a+b+c)3−3(a+b)c(c+b+c)
⇔B=(a+b+c)3−3(a+b)c(a+b+c)−3ab(a+b+c)
Mà a + b + c = 0 nên B = 0−3(a + b)c.0−3ab.0 = 0.
Video bài giảng Toán 8 Bài 7: Lập phương của một tổng. Lập phương của một hiệu - Kết nối tri thức
Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: