Cho tứ diện ABCD. Trên các cạnh AC, CD lần lượt lấy các điểm E, F sao cho CE = 3EA, DF = 2FC

892

Với giải Bài 6 trang 95 SBT Toán lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Đường thẳng và mặt phằng trong không gian giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 11 Bài 1: Đường thẳng và mặt phằng trong không gian

Bài 6 trang 95 SBT Toán 11: Cho tứ diện ABCD. Trên các cạnh AC,CD lần lượt lấy các điểm E,F sao cho CE=3EA,DF=2FC.

a)    Xác định giao tuyến của mặt phẳng (BEF) với các mặt phẳng (ABC)(ACD)(BCD).

b)    Xác định giao điểm K của đường thẳng AD với mặt phẳng (BEF).

c)     Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (BEF) và (ABD).

Lời giải: 

a)

Giao tuyến của (BEF) và (ABC):

Ta có B(BEF)(ABC).

Mặt khác, ta có {E(BEF)EAC(ABC)E(BEF)(ABC).

Như vậy giao tuyển của (BEF) và (ABC) là đường thẳng BE.

 Sách bài tập Toán 11 Bài 1 (Cánh diều): Đường thẳng và mặt phằng trong không gian (ảnh 1)

Giao tuyến của (BEF) và (ACD):

Ta có {F(BEF)FCD(ACD)F(BEF)(ACD).

Mặt khác, {E(BEF)EAC(ACD)E(BEF)(ACD).

Như vậy giao tuyển của (BEF) và (ACD) là đường thẳng EF.

Giao tuyến của (BEF) và (BCD):

Ta có B(BEF)(BCD)

Mặt khác, {F(BEF)FCD(BCD)F(BEF)(BCD)

Như vậy giao tuyển của (BEF) và (BCD) là đường thẳng BF.

b) Trên mặt phẳng (ACD), lấy K là giao điểm của AD và EF.

Ta có {K}=ADEF,  mà EF(BEF).

Suy ra {K}=AD(BEF), tức K là giao điểm của AD và (BEF).

c) Ta có B(BEF)(ABD).

Theo câu b, ta có KAD(BEF){KADK(BEF)

Mà AD(ABD) nên ta suy ra {K(ABD)K(BEF)K(ABD)(BEF).

Vậy giao tuyến của hai mặt phẳng (BEF) và (ABD) là đường thẳng BK.

Đánh giá

0

0 đánh giá