Kẽm Nitrat Zn(NO3)2: Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

537

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Kẽm Nitrat Zn(NO3)2 bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của Kẽm giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

Kẽm Nitrat Zn(NO3)2: Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

I. Định nghĩa

- Định nghĩa: Kẽm nitrat là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học Zn(NO3)2. Chất rắn tinh thể màu trắng này rất dễ chảy nước và thường gặp ở dạng ngậm 6 phân tử nước Zn(NO3)2. 6H2O. Nó tan trong cả nước và rượu.

- Công thức phân tử: Zn(NO3)2

II. Tính chất vật lí & nhận biết

- Tính chất vật lí: Là tinh thể không màu, dễ chảy rữa, tan tốt trong nước và rượu.

- Nhận biết: nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào muối kẽm clorua, thu được kết tủa có màu trắng, sau tan dần.

Zn(NO3)2 + 2NaOH→ Zn(OH)2 + 2NaCl

Zn(OH)2 + 2NaOH →Na2ZnO2 + 2H2O

III. Tính chất hóa học

- Mang tính chất hóa học của muối:

Tác dụng với muối

Zn(NO3)2 + Na2CO3 → ZnCO3 + 2NaNO3

Tác dụng với kim loại

Mg + Zn(NO3)2→ Mg(NO3)2 + Zn

Tác dụng với dung dịch bazơ:

Zn(NO3)2 + 2KOH → Zn(OH)2 + 2KNO3

Zn(NO3)2+ 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + 2NH4NO3

Bị phân hủy bởi nhiệt:

2Zn(NO3)2 2ZnO + 4NO2 + O2

IV. Điều chế

- Hòa tan kẽm hoặc oxit kẽm trong dung dịch HNO3

3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

ZnO + 2HNO3 → Zn(NO3)2 + H2O

V. Ứng dụng

- Kẽm nitrat không có ứng dụng quy mô lớn nhưng được sử dụng trên quy mô phòng thí nghiệm để tổng hợp polyme phối hợp, sự phân hủy thành kẽm oxit cũng đã được sử dụng để tạo ra các cấu trúc dựa trên ZnO khác nhau, bao gồm các dây nano.

- Nó có thể được sử dụng làm thuốc nhuộm trong ngành nhuộm

Đánh giá

0

0 đánh giá