Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Kẽm Oxit (ZnO) bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của Kẽm giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:
Kẽm Oxit (ZnO): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế
I. Định nghĩa
- Định nghĩa: Kẽm oxit còn có tên gọi khác là kẽm trắng, hay kẽm hoa, là chất bột mịn sau khi ngưng tụ kẽm ở trang thái hơi có công thức hóa học là ZnO.
- Công thức phân tử: ZnO
- Công thức cấu tạo: Zn = O
II. Tính chất vật lí & nhận biết
- Tính chất vật lí:
- Ở điều kiện thường kẽm oxit có dạng bột trắng mịn, khi nung trên 300oC chuyển sang màu vàng, sau khi làm lạnh thì trở lại màu trắng.
- Khi đưa vào mạng tinh thể một lượng nhỏ kim loại hóa trị I hoặc hóa trị III thì nó trở thành chất bán dẫn.
- Hơi của ZnO rất độc.
- Nhận biết: Hòa tan ZnO trong dung dịch NaOH, thấy chất rắn tan dần:
2NaOH + ZnO → Na2ZnO2 + H2O
III. Tính chất hóa học
- Mang tính chất hóa học của oxit lưỡng tính
Tác dụng với axit
ZnO + 2HCl →ZnCl2 + H2O
ZnO + 2HNO3→ Zn(NO3)2 + H2O
Tác dụng với dung dịch bazơ
2NaOH + ZnO → Na2ZnO2 + H2O
Tác dụng với chất khử mạnh: Al, CO, H2
3ZnO + 2Al Al2O3 + 3Zn
ZnO + H2 Zn + H2O
IV. Điều chế
- Đốt cháy kẽm trong oxi
2Zn + O2 2ZnO
V. Ứng dụng
- ZnO dùng để chữa viêm da,eczecma,....
- Là một thành phần quan trọng trong các loại kem, thuốc mỡ điều trị về da như:
+ Điều trị da khô, các bệnh da và nhiễm khuẩn da như vùng da bị kích ứng
+ Vết bỏng nông, không rộng.
+ Cháy nắng, hồng ban do bị chiếu nắng, bảo vệ da do nắng.
Xem thêm Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế hay, chi tiết khác của Hợp chất Zn: