Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Bari oxit (BaO) bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của Bari, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:
Bari oxit (BaO): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế
I. Định nghĩa
- Định nghĩa: Bari oxit là một oxit của bari có công thức BaO, còn được biết đến trong ngành gốm sứ và khai khoáng.
- Công thức phân tử: BaO.
- Công thức cấu tạo: Ba=O.
II. Tính chất vật lí & nhận biết
- Tính chất vật lý: là chất rắn có màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 1923oC, khả năng hút ấm mạnh.
- Nhận biết: Đem hòa tan bari oxit vào nước, tan tốt trong nước, tỏa nhiệt mạnh
BaO + H2O → Ba(OH)2
III. Tính chất hóa học
- Mang đầy đủ tính chất hóa học của oxit bazơ.
Tác dụng với nước:
BaO + H2O → Ba(OH)2
Tác dụng với axit:
BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
BaO + H2SO4 → BaSO4 + H2O
Tác dụng với oxit axit:
BaO + CO2 → BaCO3
IV. Điều chế
- Đốt cháy Bari trong oxi, không khí
2Ba + O2 -to→ 2BaO
V. Ứng dụng
- BaO được dùng trong vật liệu gốm nhóm trợ chảy. Nó có thể kết hợp với một số loại oxit khác tạo ra một số màu độc đáo; như kết hợp với đồng cho màu ngọc lam nổi tiếng.
- Oxit bari còn được nhiều người biết đến vì nó có thể cho mặt men "xỉn" mịn.
Xem thêm Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế hay, chi tiết khác của Hợp chất Ba: