Lý thuyết Một số hợp chất của nitrogen với oxygen (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Hóa học 11

4.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 11.

Lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

A. Lý thuyết Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

I. Các oxide của nitrogen

1. Công thức, tên gọi

- Công thức chung: NOx.

Oxide

N2O

NO

NO2

N2O4

Tên gọi

Dinitrogen oxide

Nitrogen monoxide

Nitrogen dioxide

Dinitrogen tetroxide

2. Nguồn gốc phát sinh NOx trong không khí.

- Tự nhiên: Núi lửa phun trào, cháy rừng, mưa dông kèm sấm sét.

- Con người: do hoạt động của con người: giao thông vân tải, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…

Tác hại: Là nguyên nhân gây mưa acid, sương mù quang hóa, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon…

3. Mưa acid

- Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH nhỏ hơn 5,6.

- Tác nhân: SO2 và NOx.

- VD:

2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

- Tác hại: Gây ảnh hướng xấu đến môi trường, con người và sinh vật như: ăn mòn các công trình kiến trúc, xây dựng …

II. Nitric acid

1. Cấu tạo

- Nguyên tử N có số oxi hóa +5, số oxi hóa cao nhất của nitrogen.

- Liên kết O-H phân cực mạnh về phía nguyên tử oxygen.

- Liên kết N → O là liên kết cho nhận

2. Tính chất vật lí

- Nitric acid tinh khiết là chất lỏng, không màu, có khối lượng riêng D = 1,53 g/ml. Nitric acid bốc khói mạnh trong không khí ẩm và tan vô hạn trong nước.

3. Tính chất hóa học

a, Tính acid

- Thể hiện tính chất hóa học của một acid.

- Trong công nghiệp, sản xuất phân bón giàu dinh dưỡng như ammonium nitrat, calcium nitrate.

NH3 + HNO3 → NH4NO3

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O

b, Tính oxi hóa

- Acid nitric có tính oxi hóa mạnh.

III. Hiện tượng phú dưỡng

- Nguyên nhân: Do sự dư thừa dinh dưỡng đã cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho sinh vật phù du phát triển rất mạnh.

- Tác hại: Gây cản trở sự hấp thụ ánh sáng mặt trời vào nước, làm giảm sự quang hợp của thực vật thủy sinh; tạo ra sự dư thừa dinh dưỡng.

Sơ đồ tư duy Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

Lý thuyết Một số hợp chất của nitrogen với oxygen – Hóa 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

B. Trắc nghiệm Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

Câu 1: Phú dưỡng là hiện tượng dư thừa quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng nào trong các nguồn nước?

A. N, C.

B. N, K.

C. N, P.

D. P, K.

Đáp án đúng là: C

Phú dưỡng là hiện tượng dư thừa quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng nitrogen (N) và phosphorus (P) trong các nguồn nước.

Câu 2: Hợp chất nào của nitrogen không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?

A. NO.

B. NH4NO3.

C. NO2

D. N2O5.

Đáp án đúng là: D

Khi cho HNO3 tác dụng với kim loại thì sẽ tạo ra các hợp chất của nitrogen như N2O, NO, NO2, NH4NO3,..., không có N2O5.

Câu 3: Kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội là

A. Al, Fe.

B. Ag, Fe.

C. Pb, Ag.

D. Pt, Au.

Đáp án đúng là: A

Kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội là Al, Fe.

Câu 4: Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là?

A. N2.

B. N2O.

C. NO.

D. NO2.

Đáp án đúng là: D

Khí X có màu nâu đỏ nên khí X là NO2.

Fe+6HNO3Fe(NO3)3+3NO2+3H2O

Câu 5: Cho Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được một chất khí không màu hóa nâu trong không khí, khí đó là

A. NO.

B. N2O.

C. N2.

D. NH3.

Đáp án đúng là: A

Cho Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được một chất khí không màu hóa nâu trong không khí, khí đó là NO.

3Cu+8HNO33Cu(NO3)2+2NO+4H2O

2NO + O2 → 2NO2

(Không màu) (Màu nâu đỏ)

Câu 6: Nitrogen monoxide là tên gọi của oxide nào sau đây?

A. NO.

B. NO2.

C. N2O.

D. N2O4.

Đáp án đúng là: A

Nitrogen monoxide là tên gọi của oxide NO.

Câu 7: Nitrogen dioxide là tên gọi của oxide nào sau đây?

A. NO.

B. NO2.

C. N2O.

D. N2O4.

Đáp án đúng là: B

Nitrogen dioxide là tên gọi của oxide NO2.

Câu 8: Tác nhân chính gây ra hiện tượng mưa acid là

A. CO, SO2.

B. NOx, SO2.

C. NH3, NO2.

D. CO, NH3.

Đáp án đúng là: B

Tác nhân chính gây ra hiện tượng mưa acid là NOx, SO2.

Câu 9: Mưa acid là hiện tượng tượng nước mưa có pH như thế nào?

A. > 5,6.

B. < 7.

C. > 7.

D. < 5,6.

Đáp án đúng là: D

Mưa acid là hiện tượng tượng nước mưa có giá trị pH dưới 5,6.

Câu 10: Trong phân tử HNO3, nguyên tử N có số oxi hóa là

A. +5.

B. +3.

C. +4.

D. -3.

Đáp án đúng là: A

Trong phân tử HNO3, nguyên tử N có số oxi hóa là + 5.

Câu 11: Hoạt động nào sau đây góp phần gây nên hiện tượng phú dưỡng?

A. Sự quang hợp của cây xanh.

B. Nước thải sinh hoạt thải trực tiếp vào nguồn nước chưa qua xử lí.

C. Ao hồ thả quá nhiều tôm, cá.

D. Khử trùng ao hồ sau khi tát cạn bằng vôi sống (CaO).

Đáp án đúng là: B

Hoạt động góp phần gây nên hiện tượng phú dưỡng là nước thải sinh hoạt thải trực tiếp vào nguồn nước chưa qua xử lí.

Câu 12: Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính acid là:

A. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO.

B. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.

C. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, NH3.

D. KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2.

Đáp án đúng là: C

Đáp án A sai vì Fe(OH)2, FeO khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 thể hiện tính oxi hoá.

Đáp án B sai vì FeCO3 khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 thể hiện tính oxi hoá.

Đáp án D sai vì FeS khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 thể hiện tính oxi hoá.

Câu 13: Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hoá là:

A. Mg, H2S, S, Fe3O4, Fe(OH)2.

B. Al, FeCO3, HI, CaO, FeO.

C. Cu, C, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2.

D. Na2SO3, P, CuO, CaCO3, Ag.

Đáp án đúng là: A

Đáp án B sai vì CaO khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 thể hiện tính acid.

Đáp án C sai vì Fe2O3 khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 thể hiện tính acid.

Đáp án D sai vì CuO khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 thể hiện tính acid.

Câu 14: Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,958 lít khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

A. 4,05.

B. 2,70.

C. 8,10.

D. 5,40.

Đáp án đúng là: D

nNO=4,95824,79=0,2(mol)

PTHH: Al+4HNO3Al(NO3)3+NO+2H2O

Theo phương trình: nAl = nNO = 0,2 (mol)

→ mAl = 0,2.27 = 5,4 (g).

Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng là

A. 21.

B. 19.

C. 23.

D. 25.

Đáp án đúng là: B

FeS2 + 8HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5NO + 2H2O

Tổng hệ số = 1+ 8 + 1 + 2 + 5 + 2 = 19.

Xem thêm các bài tóm tắt Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Ammonia. Muối ammonium

Lý thuyết Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

Lý thuyết Bài 7: Sulfur và sulfur dioxide

Lý thuyết Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate

Lý thuyết Bài 10: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ

Đánh giá

0

0 đánh giá