Giải SBT Hóa 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

4.2 K

Với giải sách bài tập Hóa học 11 Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

Giải SBT Hóa học 11 trang 22

Bài 6.1 trang 22 Sách bài tập Hóa học 11: Oxide của nitrogen được tạo thành ở nhiệt độ rất cao, khi nitrogen có trong không khí bị oxi hoá được gọi là

A. NOx tức thời.

B. NOx nhiệt.

C. NOx nhiên liệu.

D. NOx tự nhiên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Oxide của nitrogen được tạo thành ở nhiệt độ rất cao, khi nitrogen có trong không khí bị oxi hoá được gọi là NOx nhiệt.

Bài 6.2 trang 22 Sách bài tập Hóa học 11: Oxide của nitrogen được tạo thành khi nguyên tố nitrogen trong nhiên liệu hoặc sinh khối kết hợp với oxygen dư thừa trong không khí được gọi là

A. NOx nhiên liệu.

B. NOx tự nhiên.

C. NOx tức thời.

D. NOx nhiệt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Oxide của nitrogen được tạo thành khi nguyên tố nitrogen trong nhiên liệu hoặc sinh khối kết hợp với oxygen dư thừa trong không khí được gọi là NOx nhiên liệu.

Bài 6.3 trang 22 Sách bài tập Hóa học 11: Oxide của nitrogen được tạo thành khi nitrogen trong không khí tác dụng với các gốc tự do được gọi là

A. NOx nhiệt.

B. NOx tức thời.

C. NOx tự nhiên.

D. NOx nhiên liệu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Oxide của nitrogen được tạo thành khi nitrogen trong không khí tác dụng với các gốc tự do được gọi là NOx tức thời.

Bài 6.4 trang 22 Sách bài tập Hóa học 11: Nitrogen monoxide được tạo thành khi mưa dông kèm theo sấm sét do phản ứng giữa nitrogen và oxygen trong không khí được gọi là

A. NOx nhiên liệu.

B. NOx tức thời.

C. NOx tự nhiên.

D. NOx nhiệt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nitrogen monoxide được tạo thành khi mưa dông kèm theo sấm sét do phản ứng giữa nitrogen và oxygen trong không khí được gọi là NOx tự nhiên.

Bài 6.5 trang 22 Sách bài tập Hóa học 11: Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH thấp hơn 5,6 (giá trị pH của khí carbon dioxide bão hoà trong nước). Hai tác nhân chính gây mưa acid là

A. Cl2, HCl.

B. N2, NH3.

C. SO2, NOx.

D. S, H2S.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Hai tác nhân chính gây mưa acid là SO2, NOx.

Giải SBT Hóa học 11 trang 23

Bài 6.6 trang 23 Sách bài tập Hóa học 11: Số oxi hoá thấp nhất của nitrogen là

A. -3.

B. 0.

C. +1.

D. +4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Số oxi hoá thấp nhất của nitrogen là -3.

Bài 6.7 trang 23 Sách bài tập Hóa học 11: Phân tử nào sau đây có chứa một liên kết cho - nhận?

A. NH3.

B. N2

C. HNO3.

D. H2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Phân tử có chứa một liên kết cho - nhận là phân tử HNO3.

Phân tử nào sau đây có chứa một liên kết cho - nhận?

Bài 6.8 trang 23 Sách bài tập Hóa học 11: Acid nào sau đây thể hiện tính oxi hoá mạnh khi tác dụng với chất khử?

A. HCl.

B. HNO3.

C. HBr.

D. H3PO4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

HNO3 có tính oxi hoá mạnh.

Bài 6.9 trang 23 Sách bài tập Hóa học 11: Kim loại nào sau đây không tác đụng với nitric acid?

A. Zn.

B. Cu.

C. Ag.

D. Au.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Au là kim loại khá trơ, không tan trong acid, kể cả các acid có tính oxi hóa mạnh như HNO3, H2SO4 đặc.

Bài 6.10 trang 23 Sách bài tập Hóa học 11:Hiện tượng phú dưỡng là một biểu hiện của môi trường ao, hồ bị ô nhiễm do dư thừa các chất dinh dưỡng. Sự dư thừa dinh dưỡng chủ yếu do hàm lượng các ion nào sau đây vượt quá mức cho phép?

A. Sodium, potassium.

B. Calcium, magnesium.

C. Nitrate, phosphate.

D. Chloride, sulfate.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Sự dư thừa dinh dưỡng chủ yếu do hàm lượng các ion nitrate, phosphate vượt quá mức cho phép sẽ gây nên hiện tượng phú dưỡng.

Bài 6.11 trang 23 Sách bài tập Hóa học 11:Cho các nhận định sau về tính chất hoá học của nitric acid: (1) có tính acid mạnh; (2) có tính acid yếu; (3) có tính oxi hoá mạnh; (4) có tính khử mạnh. Số nhận định đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các nhận định đúng về nitric acid là: (1) có tính acid mạnh và (3) có tính oxi hoá mạnh.

Bài 6.12 trang 23 Sách bài tập Hóa học 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. NH3 và HCl đều dễ tan trong nước.

B. HNO3 và HCl đều là acid mạnh trong nước.

C. N2 và Cl2 đều có tính oxi hoá mạnh ở điều kiện thường.

D. KNO3 và KClO3 đều bị phân huỷ bởi nhiệt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Chỉ có Cl2 có tính oxi hóa mạnh, còn N2 là khí kém hoạt động và khá trơ ở nhiệt độ thường.

Bài 6.13 trang 23 Sách bài tập Hóa học 11: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. N2 và P đều tác dụng với oxygen ở nhiệt độ cao.

B. N2 và P đều là chất khí ở điều kiện thường.

C. HNO3 và H3PO4 đều có tính oxi hoá mạnh.

D. HNO3 và H3PO4 đều là acid mạnh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Phương trình hóa học:

N2g+O2gt°2NOg

4P+5O2t°2P2O5 

Giải SBT Hóa học 11 trang 24

Bài 6.14 trang 24 Sách bài tập Hóa học 11: Xét phản ứng trong quá trình tạo ra NOx nhiệt:

N2g+O2g2NOg                ΔrH298o=180,6 kJ

Nhiệt tạo thành chuẩn của NOg là

A. 180,6 kJ / mol.

B. -180,6 kJ / mol.

C. -90,3 kJ / mol.

D. 90,3 kJ / mol.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

12N2 g+12O2 gt°NOg

ΔfH2980(NO)=180,62=90,3kJ 

Bài 6.15 trang 24 Sách bài tập Hóa học 11: Xét cân bằng tạo ra nitrogen(I) oxide ở nhiệt độ 2000oC: N2g+O2g2NOg               KC=4,10104

Ở trạng thái cân bằng, biểu thức nào sau đây có giá trị bằng KC ?

Xét cân bằng tạo ra nitrogen I oxide ở nhiệt độ 2000oC

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Tại trạng thái cân bằng, Xét cân bằng tạo ra nitrogen I oxide ở nhiệt độ 2000oC

Bài 6.16 trang 24 Sách bài tập Hóa học 11: Cho các nhận định sau về cấu tạo phân tử nitric acid:

(a) Liên kết O-H phân cực về oxygen.

(b) Nguyên tử N có số oxi hoá là +5.

(c) Nguyên tử N có hoá trị bằng 4.

(d) Liên kết cho - nhận N → O kém bền.

Số nhận định đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Tất cả những nhận định trên đều là nhận định đúng và là đặc điểm cấu tạo của phân tử HNO3.

Bài 6.17 trang 24 Sách bài tập Hóa học 11: Nitric acid dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng hoặc nhiệt độ, tạo thành các sản phẩm là

A. NO2, H2O.

B. NO2, O2, H2O.

C. N2, O2, H2O.

D. N2, H2O.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Phương trình hóa học:              4HNO34NO2+O2+2H2O 

Bài 6.18 trang 24 Sách bài tập Hóa học 11: Để điều chế được silver nitrate từ một mẫu silver (bạc) tinh khiết, cần hoà tan mẫu silver vào dung dịch nào sau đây?

A. Cu(NO3)2.

B. HNO3.

C. NaNO3.

D. KNO3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Phương trình hóa học:  3Ag+4HNO33AgNO3+NO+2H2O 

Bài 6.19 trang 24 Sách bài tập Hóa học 11: Trong công nghiệp, quá trình sản xuất Ca(NO3)2 dùng làm phân bón được thực hiện bằng phản ứng giữa dung dịch HNO3 với hợp chất phổ biến, giá rẻ nào sau đây?

A. CaO.

B. Ca(OH)2.

C. CaCO3.

D. CaSO4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Phương trình hóa học: 2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

Ca(NO3)2  cung cấp N cho cây trồng.

Bài 6.20 trang 24 Sách bài tập Hóa học 11: Cho dung dịch HNO3 tác dụng với các chất sau: NH3, CaCO3, Ag, NaOH. Số phản ứng trong đó HNO3 đóng vai trò acid Brønsted là?

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các phản ứng trong đó HNO3 đóng vai trò là acid là:

2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

NH3 + HNO3 → NH4NO3

NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O

Giải SBT Hóa học 11 trang 25

Bài 6.21 trang 25 Sách bài tập Hóa học 11: a) Viết phương trình hoá học xảy ra khi cho dung dịch HNO3 loãng lần lượt tác dụng với các chất: NaHCO3, Cu.

b) Trình bày phương pháp hoá học phân biệt ba dung dịch: HNO3, NaNO3, HCl.

Lời giải:

a) Các phương trình hoá học:

Viết phương trình hoá học xảy ra khi cho dung dịch HNO3 loãng lần lượt tác dụng với các chất NaHCO3 Cu

b) Sử dụng lần lượt hai thuốc thử là quỳ tím và dung dịch silver nitrate như sau:

Viết phương trình hoá học xảy ra khi cho dung dịch HNO3 loãng lần lượt tác dụng với các chất NaHCO3 Cu

Phương trình hóa học:

                   AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

Bài 6.22 trang 25 Sách bài tập Hóa học 11: Xét các phản ứng tạo thành oxide của nitrogen:

N2(g)+O2(g)2NO(g)ΔrH298°=180,6kJ2NO(g)+O2(g)2NO2(g)ΔrH298°=114,2kJ

a) Hãy cho biết phản ứng nào toả nhiệt, phản ứng nào thu nhiệt.

b) Hãy tính ΔrH2980 của phản ứng:N2(g)+2O2(g)2NO2(g)

Từ kết quả thu được, hãy tính ΔfH2980 của NO2 (g)

Lời giải:

a) Phản ứng thứ nhất thu nhiệt, phản ứng thứ hai tỏa nhiệt.

b) N2(g)+2O2(g)2NO2(g)

ΔrH2980=180,6kJ114,2kJ=66,4kJ

Nhiệt tạo thành của NO2(g) là biến thiên enthalpy của phản ứng:

12N2(g)+O2(g)NO2(g)                                       ΔrH2980=33,2kJ

Như vậy, ΔfH2980[NO2(g)]=33,2 kJ/mol 

Bài 6.23 trang 25 Sách bài tập Hóa học 11: Sử dụng các hoá chất, dụng cụ: dung dịch nitric acid 20%, cân, tủ hút khí độc, cốc, đũa thuỷ tinh, phễu lọc, giấy lọc. Trình bày các bước xác định gần đúng hàm lượng vàng (gold) có trong hợp kim Au-Ag, trong đó hàm lượng vàng < 30% về khối lượng. Viết các phương trình hoá học xảy ra.

Lời giải:

Bước 1: Cân hợp kim, ghi khối lượng m1.

Bước 2: Ngâm hợp kim vào cốc đựng dung dịch HNO3 20% dư để hòa tan Ag, còn lại Au không tan (thực hiện trong tủ hút).

3Ag+4HNO33AgNO3+NO+2H2OAg+2HNO3AgNO3+NO2+H2O 

Bước 3: Lọc lấy phần chất rắn không tan, rửa và làm khô.

Bước 4: Cân khối lượng vàng thu được, ghi khối lượng m2, tính gần đúng hàm lượng vàng trong hợp kim theo công thức: %Au=m2m1.100% 

Bài 6.24 trang 25 Sách bài tập Hóa học 11: Xét phản ứng:

4NO2(g)+O2(g)+2H2O(l)4HNO3(l)

Hãy tính ΔrH298° của phản ứng và cho biết phản ứng là toả nhiệt hay thu nhiệt. (Biết nhiệt tạo thành của NO2 (g), H2O (l) và HNO3(l) lần lượt là 33,2 kJ / mol, -285,8 kJ / mol và -174,1 kJ / mol.

Lời giải:

ΔrH2980=33,2.4285,8(174,1.4)=257,6(kJ)

Vậy, phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt.

Bài 6.25 trang 25 Sách bài tập Hóa học 11: Trong công nghiệp, nitric acid được sản xuất theo 3 giai đọ̣an của quá trình Ostwald.

Giai đoạn 1: Oxi hoá NH3 thành NO.

Nung nóng hỗn hợp gồm 1 phần thể tích ammonia và 9 phần thể tích không khí tới nhiệt độ khoảng 900oC (xúc tác Pt-Rh):

4NH3+5O2t°4NO+6H2O

Giai đoạn 2: Oxi hoá NO thành NO2.

Dẫn hỗn hợp khí sau giai đoạn 1 qua hệ thống làm mát để hạ nhiệt độ:

2NO+O22NO2

Giai đoạn 3: Tổng hợp nitric acid.

3NO2+H2O2HNO3+NO

Khí NO sinh ra ở giai đoạn 3 được dẫn quay về giai đoạn 2 của chu trình sản xuất.
a) Xác định chất khử, chất oxi hoá trong 3 giai đoạn sản xuất trên.
b) Tại sao ban đầu cần trộn ammonia với không khí theo tỉ lệ thể tích 1:9 ? (Biết không khí chứa 21% thể tích oxygen.)

Lời giải:

a) 4NH3+5O2t°4NO+6H2O              (1)

 Chất oxi hóa là O2, chất khử là NH3.

2NO+O22NO2                                      (2)

 Chất oxi hóa là O2, chất khử là NO.

3NO2+H2O2HNO3+NO            (3)

 NO2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.

b) Tổ hợp phản ứng của 3 giai đoạn: (1).3 + (2).6 + (3).4, thu được phản ứng chung:

12NH3 + 21O2 → 8HNO3 + 4NO + 14H2O

Tỉ lệ thể tích NH3 : O2 = 12:21.10021=12:100=1:8,33 

Tỉ lệ thể tích NH3 : Không khí gần bằng 1 : 9 (có lấy dư không khí).

Xem thêm các bài giải SBT Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Ammonia. Muối ammonium

Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

Bài 7: Sulfur và sulfur dioxide

Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate

Bài 9: Ôn tập chương 2

Bài 10: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ

Lý thuyết Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

I. Các oxide của nitrogen

1. Công thức, tên gọi

- Công thức chung: NOx.

Oxide

N2O

NO

NO2

N2O4

Tên gọi

Dinitrogen oxide

Nitrogen monoxide

Nitrogen dioxide

Dinitrogen tetroxide

2. Nguồn gốc phát sinh NOx trong không khí.

- Tự nhiên: Núi lửa phun trào, cháy rừng, mưa dông kèm sấm sét.

- Con người: do hoạt động của con người: giao thông vân tải, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…

Tác hại: Là nguyên nhân gây mưa acid, sương mù quang hóa, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon…

3. Mưa acid

- Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH nhỏ hơn 5,6.

- Tác nhân: SO2 và NOx.

- VD:

2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

- Tác hại: Gây ảnh hướng xấu đến môi trường, con người và sinh vật như: ăn mòn các công trình kiến trúc, xây dựng …

II. Nitric acid

1. Cấu tạo

- Nguyên tử N có số oxi hóa +5, số oxi hóa cao nhất của nitrogen.

- Liên kết O-H phân cực mạnh về phía nguyên tử oxygen.

- Liên kết N → O là liên kết cho nhận

2. Tính chất vật lí

- Nitric acid tinh khiết là chất lỏng, không màu, có khối lượng riêng D = 1,53 g/ml. Nitric acid bốc khói mạnh trong không khí ẩm và tan vô hạn trong nước.

3. Tính chất hóa học

a, Tính acid

- Thể hiện tính chất hóa học của một acid.

- Trong công nghiệp, sản xuất phân bón giàu dinh dưỡng như ammonium nitrat, calcium nitrate.

NH3 + HNO3 → NH4NO3

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O

b, Tính oxi hóa

- Acid nitric có tính oxi hóa mạnh.

III. Hiện tượng phú dưỡng

- Nguyên nhân: Do sự dư thừa dinh dưỡng đã cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho sinh vật phù du phát triển rất mạnh.

- Tác hại: Gây cản trở sự hấp thụ ánh sáng mặt trời vào nước, làm giảm sự quang hợp của thực vật thủy sinh; tạo ra sự dư thừa dinh dưỡng.

Đánh giá

0

0 đánh giá