Lý thuyết Một số hợp chất với oxygen của nitrogen (Chân trời sáng tạo 2024) hay, chi tiết | Hóa học 11

2.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 5: Một số hợp chất với oxygen của nitrogen sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 11.

Lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 5: Một số hợp chất với oxygen của nitrogen

A. Lý thuyết Một số hợp chất với oxygen của nitrogen

1. Các oxide của nitrogen – hiện tượng mưa acid

a)    Nguồn gốc các oxide của nitrogen trong không khí

-       Khí NO được tạo thành trong không khí ở nhiệt độ cao.

  (ảnh 1)

-       Ở điều kiện thường, khí NO không màu kết hợp với oxygen trong không khí tạo khí NO2 màu nâu đỏ.

2NO+O22NO2

-       Nitrogen oxide được hình thành từ những hiện tượng tự nhiên hoặc các thiết bị hoạt động ở nhiệt độ cao. Các khí này độc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

b)    Hiện tượng mưa acid

-       Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH nhỏ hơn 5,6 do lượng khí thải SO2 và NOx từ các quá trình tiêu thụ than đá, dầu mỏ hoặc các nguyên liệu tự nhiên khác trong sản xuất, sinh hoạt của con người.

-       Các khí này hòa tan trong nước tạo thành dung dịch H2SO4 và dung dịch HNO3.

  (ảnh 2)

-       Hiện tượng mưa acid gây ảnh hưởng đến đời sống con người, động – thực vật, môi trường, hủy hoại các công trình kiến trúc.

2. Nitric acid

a)    Cấu tạo phân tử, tính chất vật lý

-       Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử HNO3 là liên kết cộng hóa trị và liên kết cho nhận.

-       Số oxi hóa của N trong HNO3 là +5. Đây là số oxi hóa cao nhất của N, do đó trong các phản ứng oxi hóa – khử, HNO3 là chất oxi hóa.

  (ảnh 3)

-       Nitric acid tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm, có khối lượng riêng là 1,53 g/cm3, sôi ở 86˚C.

-       Nitric acid tan trong nước theo bất kỳ tỉ lệ nào. Nitric acid thương mại thường có nồng độ 68%.

-       Nitric acid tinh khiết kém bền, bị phân hủy ngay ở điều kiện thường khi có ánh sáng.

2HNO3H2O+2NO2+2O2

b)    Tính chất hóa học và ứng dụng

-       Nitric acid là một acid mạnh:

+ Làm quỳ tím hóa đỏ

+ Tác dụng với basic oxide

2HNO3+CuOCu(NO3)2+H2O

+ Tác dụng với base

HNO3+NaOHNaNO3+H2O

+ Tác dụng với muối của acid yếu hơn -> muối nitrate

2HNO3+K2CO3KNO3+H2O+CO2

-       Nitric acid là một trong ba acid chính của ngành công nghiệp hóa chất hiện đại và có tính ăn mòn kim loại.

-       Nitric acid là một acid có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được hầu hết các kim loại trừ vàng (Au), platium (Pt),…(một số kim loại như Al, Fe, Cr,… bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội)

3Cu+8HNO33Cu(NO3)2+2NO+4H2O

-       Nitric acid có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống và sản xuất: sản xuất thuốc nổ trinitrotoluene, sản xuất nitrobenzene, nước cường toan, sản xuất phân bón,…

 (ảnh 4)

 3. Hiện tượng phú dưỡng

-       Hiện tượng phú dưỡng xảy ra khi dư thừa nhiều chất dinh dưỡng trong môi trường nước như nitrate và phosphate.

-       Hiện tượng này làm giảm chất lượng nước, làm ô nhiễm môi trường nước, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người cũng như các loài động vật sống dưới nước.

 Sơ dồ tư duy Một số hợp chất với oxygen của nitrogen

B. Trắc nghiệm Một số hợp chất với oxygen của nitrogen

Câu 1: Cho phản ứng: Fe3O4+HNO3Fe(NO3)3+NO(g)+H2O

Hệ số tỉ lượng của HNO3 trong phương trình hoá học trên là (biết hệ số tỉ lượng của các chất trong phản ứng là các số nguyên, tối giản)

A. 4.

B. 1.

C. 28.

D. 10.

Đáp án đúng là: C

3Fe3O4+28HNO39Fe(NO3)3+NO(g)+14H2O

Câu 2: Cho các nhận định sau về tính chất hoá học của nitric acid: (1) có tính acid mạnh; (2) có tính acid yếu; (3) có tính oxi hoá mạnh; (4) có tính khử mạnh. Số nhận định đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: B

Các nhận định đúng là:

(1) có tính acid mạnh;

(3) có tính oxi hoá mạnh;

Câu 3: Cho dung dịch HNO3 tác dụng với các chất sau: NH3,CaCO3,Ag,NaOH. Số phản ứng trong đó HNO3 đóng vai trò acid theo thuyết Brønsted – Lowry là

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Đáp án đúng là: C

HNO3 đóng vai trò acid theo thuyết Brønsted – Lowry khi phản ứng với NH3, CaCO3, NaOH.

Câu 4: HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do

A. HNO3 tan nhiều trong nước.

B. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường.

C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.

D. dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2.

Đáp án đúng là: D

Nitric acid tinh khiết kém bền, bị phân huỷ một phần giải phóng khí nitrogen dioxide (NO2) ngay ở điều kiện thường khi có ánh sáng. Khí này tan trong dung dịch acid, làm cho dung dịch HNO3 đặc có màu vàng.

Câu 5: Cho Iron(III) oxide tác dụng với nitricacid thì sản phẩm thu được là

A. Fe(NO3)3, NO và H2O.

B. Fe(NO3)3, NO2 và H2O.

C. Fe(NO3)3, N2 và H2O.

D. Fe(NO3)3 và H2O.

Đáp án đúng là: D

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

Câu 6: Nitrogen tác dụng với O2 (khoảng 3000oC) tạo ra

A. 2O5.

B. N2O3.

C. NO.

D. NO2.

Đáp án đúng là: C

Nitrogen tác dụng với O2 (khoảng 3000oC) tạo ra NO.

N2+O23000oC2NO

Câu 7: Phú dưỡng là hiện tượng xảy ra do sự gia tăng hàm lượng của nguyên tố

A. Fe, Mn.

B. N, P.

C. Ca, Mg.

D. Cl, F.

Đáp án đúng là: B

Phú dưỡng là hiện tượng xảy ra do sự gia tăng hàm lượng của nguyên tố nitrogen (N) và phosphorus (P).

Câu 8: Phân tử nào sau đây có chứa một liên kết cho - nhận?

A. NH3.

B. N2.

C. HNO3.

D. H2.

Đáp án đúng là: C

Trắc nghiệm Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 5 (có đáp án): Một số hợp chất với oxygen của nitrogen (ảnh 1)

Câu 9: Oxide của nitrogen được tạo thành khi nitrogen trong không khí tác dụng với các gốc tự do được gọi là

A. NOx nhiệt.

B. NOx tức thời.

C. NOx tự nhiên.

D. NOxnhiên liệu.

Đáp án đúng là: B

Oxide của nitrogen được tạo thành khi nitrogen trong không khí tác dụng với các gốc tự do được gọi là NOx tức thời.

Câu 10: Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH thấp hơn 5,6 (giá trị pH của khí carbon dioxide bão hoà trong nước). Hai tác nhân chính gây mưa acid là

A. Cl2,HCl

B. N2,NH3

C. SO2,NOx

D. S,H2S

Đáp án đúng là: C

Tác nhân gây ra hiện tượng mưa acid: SO2,NOx

Câu 11: Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hoá là

A. Mg, H2S, S, Fe3O4, Fe(OH)2.

B. Al, FeCO3, HI, CaO, FeO.

C. Cu, C, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2.

D. Na2SO3, P, CuO, CaCO3, Ag.

Đáp án đúng là: A

HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với dãy: Mg0,H2S2,S0,Fe+833O4,Fe+2OH2.

Câu 12: Xét cân bằng tạo ra nitrogen oxide ở nhiệt độ 2000oC:

N2g+O2g2NOg; KC=4,10104

Ở trạng thái cân bằng, biểu thức nào sau đây có giá trị bằng Kc 

A. [NO]2N2O2

B. NON2O2

C. N2O2[NO]2

D. NON2

Đáp án đúng là: A

KC=[NO]2N2O2

Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng là

A. 21.

B. 19.

C. 23.

D. 25.

Đáp án đúng là: B

FeS2 + 8HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5NO + 2H2O

Tổng hệ số = 1+ 8 + 1 + 2 + 5 + 2 = 19.

Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là

A. 0,05.

B. 0,10.

C. 0,15.

D. 0,25.

Đáp án đúng là: A

Áp dụng định luật bảo toàn electron: ne nhường = ne nhận

2.nCu=nNO2nNO2=2.1,664=0,05mol.

Câu 15: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc. Hiện tượng quan sát nào sau đây là đúng?

A. Khí không màu thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.

B. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch không màu.

C. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.

D. Khí không màu thoát ra, dung dịch không màu.

Đáp án đúng là: C

Cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, thấy có khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.

Phương trình hoá học:

Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 (màu xanh) + 2NO2 (nâu đỏ) + 2H2O

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá