Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 2: LỰA CHỌN TRANG PHỤC (T3) MỚI NHẤT Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài 2: LỰA CHỌN TRANG PHỤC (T. 3)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Biết cách chọn vải và kiểu may phù hợp với lứa tuổi và sự đồng bộ của trang
phục.
- Biết chọn một số vật dụng đi kèm phù hợp với quần áo đã chọn.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết vận dụng được kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục cho phù
hợp với bản thân, vào hoàn cảnh gia đình một cách hợp lý.
- Học sinh biết lựa chọn trang phục một cách thành thạo.
3. Thái độ:
- Học sinh có thói quen lựa chọn trang phục và sử dụng trang phục vào đúng công
việc của mình.
- Có ý thức sử dụng trang phục hợp lý.
4.Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực
hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông
tin .
- Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên:
- Tranh SGK hình1.4 và một số mẫu trang phục trong lứa tuổi học trò.
- Phiếu học tập, máy chiếu, giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh:
- Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước…
- Kẻ bảng 2;3 SGK trang 13;14 -vào vở ghi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. Hoạt động khởi động: 5’
1. Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn
khả năng hợp tác cho hs.
2. Phương thức: Hđ nhóm, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt
câu hỏi..
3. Sản phẩm : Trình bày miệng.
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Hs đánh giá
- Gv đánh giá
5. Tiến trình.
*Chuyển giao nhiệm vụ.
- Liên hệ thực tế trao đổi với các bạn về những điều em quan sát hoặc biết được về
trang phục và thời trang theo các câu hỏi dưới đây:
+ Ở lứa tuổi học trò nên mặc trang phục có kiểu cách, hoa văn, chất liệu như thế
nào là hợp lý?
+ Theo em thế nào là sự đồng bộ của trang phục?
- HS: lắng nghe câu hỏi
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm.
- GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.
* Dự kiến câu trả lời: Theo ý hiểu của HS .
* Báo cáo kết quả
- Đại diện hs trình bầy kết quả trước lớp.
*Đánh giá kết quả:
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gv dẫn dắt vào bài: Muốn có trang phục đẹp , chúng ta cần xác định được vóc
dáng , lứa tuổi , điều kiện và hoàn cảnh gia đình , sử dụng trang phục đó để có thể
lựa chọn vải và lựa chọn kiểu may cho phù hợp.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách chọn vải, kiểu may phù hợp với lứa tuổi. 30’ |
2. Chọn vải, kiểu may phù hợp với lứa tuổi. |
1. Mục tiêu: Biết được cách chọn vải, kiểu may phù hợp với lứa tuổi và biết cách phối hợp trang phục hợp lí. 2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn , Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật khăn trải bàn . 3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi 4. Kiểm tra, đánh giá: - Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau - Gv đánh giá 5.Tiến trình. *Chuyển giao nhiệm vụ. - GV yêu cầu HS đọc mục II.2 SGK/15. Hoạt động cặp đôi 5 phút 1. Cho biết vì sao cần chọn vải , kiểu may phù hợp với lứa tuổi? Ví dụ?. 2. Theo em ta nên có các cách chọn vải, kiểu may như thế nào ?. - HS: lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong cặp. - GV: Quan sát, hỗ trợ các cặp làm việc tích cực. * Dự kiến câu trả lời: 1. Cần chọn vải , kiểu may phù hợp với lứa tuổi vì : mỗi lứa tuổi có nhu cầu , điều kiện sinh hoạt , làm việc , vui chơi và đặc điểm |
tính cách khác nhau, nên sự lựa chọn vải may mặc cũng khác nhau. Ví dụ : sgk /15 2. Nên lựa chọn những vật dụng đi kèm với quần áo có kiểu dáng, màu sắc phù hợp với nhiều bộ trang phục để tránh tốn kém, lãng phí. * Báo cáo kết quả - Đại diện hs trình bầy kết quả trước lớp. *Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, ghi bảng. *Chuyển giao nhiệm vụ. - GV yêu cầu HS đọc mục II.3 SGK/15. kết hợp quan sát hình 1.8 và liên hệ thực tế Hoạt động nhóm đôi 10 phút 1. Để đỡ tiền mua sắm nên mua vật dụng đi kèm với áo quần như thế nào?.Cho ví dụ?. 2.. Em hiểu thế nào là sự đồng bộ của trang phục ? - HS: lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm. - GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. * Dự kiến câu trả lời: 1. Để đỡ tiền mua sắm nên mua những vật dụng đi kèm với áo quần có màu sắc, hình dáng hợp với nhiều loại áo quần. |
- Mỗi lứa tuổi có nhu cầu,điều kiện sinh hoạt, làm việc, vui chơi và đặc điểm tính cách khác nhau nên sự lựa chọn vải may mặc, kiểu may cũng khác nhau và phải phù hợp với lứa tuổi. Ví dụ : sgk /15 3. Sự đồng bộ của trang phục. |
- Ví dụ : Mũ chọn vừa đầu, giầy dép chọn đúng số, màu sắc hài hòa với nhiều loại áo quần... 2. Sự đồng bộ của trang phục là cùng với việc lựa chọn vải, kiểu may cần chọn một số vật dụng đi kèm với áo quần như mũ, khăn quàng, túi xách, thắt lưng... phù hợp, hài hòa về màu sắc, hình dáng với áo quần... * Báo cáo kết quả - Đại diện hs trình bầy kết quả trước lớp. *Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt ghi bảng. |
- Nên lựa chọn những vật dụng đi kèm với quần áo có kiểu dáng, màu sắc phù hợp với nhiều bộ trang phục để tránh tốn kém, lãng phí. - Ví dụ SGK/ 16 |
C. Hoạt động luyện tập: 5’
1. Mục tiêu : nắm vững kiến thức về về lựa chọn vải , kiểu may phù hợp với lứa
tuổi và sự đồng bộ của trang phục để làm 1 số bài tập luyện tập.
2. Phương thức: Gợi mở, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Hđ cá nhân, hoạt động
cả lớp.
3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân.
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau.
- Gv đánh giá.
5.Tiến trình.
*Chuyển giao nhiệm vụ. Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sau:
1. Mặc đẹp có hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu mốt và giá tiền trang phục không vì
sao?
2. Hãy mô tả bộ trang phục (áo, quần hoặc váy) dùng để mặc đi chơi hợp với em
nhất. Khi ở nhà em thường mặc như thế nào?
- HS: lắng nghe câu hỏi
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: làm việc cá nhân
- GV: Quan sát, hỗ trợ.
* Dự kiến câu trả lời:
1. không vì nếu mặc giản dị nhưng may khéo vừa vặn, sạch sẽ và có thân hình cân
đối, cách ứng sử lịch sự thì vẫn được cho là “ mặc đẹp”
2. Rất đa dạng, tùy vào từng hs..
* Báo cáo kết quả
- HS trình bầy kết quả trước lớp.
*Đánh giá kết quả:
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá
D. Hoạt động vận dụng: 3’
1. Mục tiêu : nắm vững kiến thức về lựa chọn vải , kiểu may phù hợp với lứa tuổi
và sự đồng bộ của trang phục để vận dụng vào thực tiễn.
2. Phương thức : Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân.
4. Kiểm tra, đánh giá:
1. Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
2. Gv đánh giá
5. Tiến trình.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Quan sát đặc điểm hình dáng bên ngoài cách ăn mặc của các bạn trong lớp của
mình để nhận xét xem bạn nào trong lớp mình có trang phục đẹp, phù hợp? Hãy
mô tả trang phục của bạn để chứng minh là trang phục của bạn đẹp và phù hợp.
- HS: lắng nghe câu hỏi
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm.
- GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.
* Dự kiến câu trả lời:
- Rất đa dạng, tùy vào từng hs..
* Báo cáo kết quả
- Đại diện hs trình bầy kết quả trước lớp.
*Đánh giá kết quả:
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng: 2’
1. Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức
2. Phương thức: Cá nhân tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, trao đổi với người
thân...
3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá
- Gv đánh giá vào tiết học sau
5. Tiến trình.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Thử làm nhà thiết kế thời trang: Em hãy đưa ra ý tưởng và thiết kế một bộ trang
phục mà em thích nhất cho bản thân hoặc người mà em yêu quý ?.
- HS: lắng nghe câu hỏi
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: làm việc cá nhân hoặc nhóm ở nhà.
* Dự kiến câu trả lời: Đa dạng, tùy HS.
* Báo cáo kết quả
- Đại diện hs trình bầy kết quả trước lớp.
*Đánh giá kết quả:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá
- Gv đánh giá vào tiết học sau.
* Hướng dẫn về nhà.
- Về nhà xác định lại đặc điểm về vóc dáng của bản thân và kiểu áo định may?
- Chọn vải có chất liệu, màu sắc, hoa văn phù hợp với vóc dáng, kiểu may?
- Chọn vật dụng đi kèm (nếu cần) phù hợp với quần áo đã chọn?
- Xác định đặc điểm vóc dáng của người thân và kiểu mẫu định may chuẩn bị tiết
sau thực hành .
* Rút kinh nghiệm: