GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T2) MỚI NHẤT

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T2) MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Bài 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T.2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết cách bảo quản trang phục như thế nào cho đúng kỹ thuật để giữ
vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.
2. Kĩ năng: Biết ăn mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lý đạt yêu cầu thẫm mỹ.
3. Thái độ: - Biết cách sử dụng trang phục sao cho hợp lý.
- Có ý thức sử dụng bảo và quản trang phục.
4.Năng lực, phẩm chất:
-
Năng lực: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy. Năng lực
thực hành, năng lực phân tích, tổng hợp thông tin . Nl hợp tác. Nl sử dụng ngôn ngữ
- Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Tranh hình 1.9 , 1.10(SGK) và sưu tầm tranh..
- Phiếu học tập, máy chiếu, giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước…
- Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục và các mẫu ghi kí hiệu bảo quản
trang phục.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC :
A . Hoạt động khởi động: 5’
1.Mục tiêu : huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs.Rèn khả năng hợp tác cho hs.
2.Phương thức:Hđ cá nhân, hđn
3.Sản phẩm : Phiếu học tập
4.Kiểm tra, đánh giá:
- Hs đánh giá- Gv đánh giá
5.Tiến trình
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…
- GV sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi.
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv : Dựa vào kiến thức thực tế các em hãy HĐn trả lời câu hỏi
- Hs : nghe

*Thực hiện nhiệm vụ
- Sử dụng trang phục cần chú ý tới vấn đề gì ?
+Trang phục phù hợp với hoạt động : đi học, đi chơi, đi lao động.....
+ Trang phục phù hợp với môi trường và công việc tạo cách ăn mặc trang nhã lịch
sự.
+ Biết cách phối hợp hài hoà giữa quần và áo hợp lý.
- Sử dụng trang phục hợp lý mang lại lợi ích gì cho gia đình với môi trường?
Biết cách sử dụng trang phục hợp lý sẽ làm cho trang phục của chúng ta bền và
đẹp lâu hơn sử dụng được thời gian dài hơn tiết kiệm tài chính cho gia đình đồng
thời tiết kiệm được nguyên liệu dệt vải, giúp làm giàu môi trường.
Gv : theo dõi
*Báo cáo kết quả
Hs: đại diện nhóm báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Vào bài :Gia đình bạn A rất khó khăn, bạn A có ít quần áo nhưng bạn ấy lại
muốn trang phục mình mặc luôn phong phú, mới lạ. Theo các bạn thì bạn A có
làm được điều đó hay không? Làm bằng cách nào?
- HS hoạt động cá nhân.
- GV: Bạn A hoàn toàn có thể thực hiện được điều đó. Vậy làm bằng cách nào thì
chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài ngày hôm nay để giải đáp những thắc mắc đó.
B. Hoạt động hình thành kiến thức :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hđ 1: Tìm hiểu về bảo quản trang phục:
30’
1.Mục tiêu : nắm được cách sử dụng trang
phục
2.Phương thức: Hđ cá nhân, hđn ,Kĩ thuật
đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ;
hoạt động cả lớp
II. Bảo quản trang phục.

 

3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung
trong vở ghi
4. Kiểm tra, đánh giá:
Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
Gv đánh giá
5.Tiến trình
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu
hỏi.
- Bảo quản trang phục gồm những công việc
nào?(
Giặt, phơi, là, cất giữ.)
GV: Cho HS từ trung tâm của tiết học:“BẢO
QUẢN TRANG PHỤC”
dựa vào câu hỏi cô
vừa nêu gọi một học sinh lên vẽ tiếp các
nhánh chính thể hiện kiến thức của tiết học.
*Thực hiện nhiệm vụ
Hs: cả lớp
Gv : theo dõi
*Báo cáo kết quả
Hs: đại diện nhóm báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: Tiết học hôm nay có bốn nội dung thể
hiện trên BĐTD. Chúng ta sẽ tìm hiểu lần
lượt từng nội dung để thực hiện bảo quản
trang phục đúng kĩ thuật. Đầu tiên cô và các
em đi tìm nội dung thứ nhất:
1. Giặt, phơi.
1. Giặt, phơi.
Mục đích: Giữ quần áo luôn
mới.
Quy trình: GIẶT
B1 Lấy đồ trong túi ra
B
2 Tách riêng quần áo màu sáng
và màu tối
B
3 Vò xà phòng những chỗ bẩn
nhiều
B
4 Ngâm 30 phút, vò kĩ

 

GV: Khi quần áo chúng ta mặc một thời gian
sẽ bị bẩn, ta muốn nó được mới trở lại ta phải
giặt và phơi cho khô. Ví dụ: Quần, áo của các
em mặc buổi hôm nay do các em vận động
mồ hôi ra, bụi dính vào gây bẩn nên phải giặt
để có quần áo sạch mặc vào buổi khác.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 5 phút sử
dụng KT khăn trải bàn cho biết: Giặt, phơi
quần áo nhằm mục đích gì? Hãy nêu trình tự
giặt, phơi mà em từng làm?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
- GV hướng dẫn Hs chốt kiến thức.
GV: Để biết được quy trình giặt bạn vừa nêu
có đúng kĩ thuật hay không chúng ta cùng
nhau nghiên cứu phần quy trình giặt và tìm ra
quy trình.
GV yêu cầu HS quan sát tranh- GV Giới thiệu
tranh: Đây là bước đầu tiên trong quy trình
giặt
- Bức tranh nói đến công việc gì
trước khi giặt? Công việc
này có
B
1 cần thiết không? Tại sao?
Cứ như vậy giáo viên đưa tranh và yêu cầu
học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi để tìm
ra quy trình giặt.
B5 Giũ nhiều lần bằng nước sạch
B
6 Thêm chất làm mềm vải
- Lấy các đồ vật trong túi ra khỏi
quần áo
- Vò những chỗ bẩn nhiều rồi bỏ
vào máy
- Điều khiển máy giặt theo
hướng dẫn của máy
PHƠI
-Ngoài nắng với loại áo, quần
màu sáng bằng vải bông, lanh,
pha
- Trong bóng râm với loại áo,
quần màu tối bằng vải lụa, len,
polyeste

 

B2 B3 B4 B5
B6
- Vậy qua tìm hiểu các em cho cô biết các bạn
giặt ở nhà so với quy trình giặt chúng ta tìm
hiểu trong bài có gì khác? Bạn như vậy đã
giặt đúng kĩ thuật chưa?
GV nêu vấn đề: nếu chúng ta mặc quần áo mà
không thay giặt thì nó sẽ ntn? - Học sinh nghe
tình huống và trả lời.
- Vậy bao lâu giặt 1 lần là phù hợp?
GV: Muốn cho quần áo có độ bền chúng ta
cần giặt đúng kĩ thuật và quan tâm đến kí hiệu
giặt ghi ở băng vải nhỏ đính trên áo quần để
giặt cho đúng với từng loại vải. GV cho HS
quan sát các kí hiệu giặt và hướng dẫn cách
đọc kí hiệu và áp dụng vào thực tế khi giặt
quần áo.
- Nếu giặt bằng máy thì chúng ta sẽ giặt như
thế nào
?
GV: Khi giặt sẽ gây ướt quần áo, chúng ta
muốn có quần áo khô để mặc thì phải đem
phơi. Vậy phải phơi như thế nào cho đúng kĩ
thuật? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta
cùng nhau tìm hiểu quy trình phơi
- Là việc làm cần thiết và thường
xuyên trong gia đình
- Là một công việc cần thiết để
làm phẳng áo quần sau khi giặt
phơi.
2. Là (ủi).
a
. Dụng cụ
Bàn là, cầu là, bình phun nước.
b. Quy trình
- Điều chỉnh nhiệt độ.
- Là: loại vải theo yêu cầu nhiệt
độ từ thấp đến cao.
- Là dọc chiều vải.
- Khi ngưng là phải dựng bàn là.
Chú ý:
- Bắt đầu là với loại vải có yêu
cầu nhiệt độ thấp

 

-Yêu cầu HS quan sát tranh về quá trình phơi
quần áo ngoài nắng và trong bóng râm và trả
lời câu hỏi
- Bức tranh nói lên điều gì? Khi phơi ngoài
nắng ta lên phơi những loại quần áo nào? Khi
phơi trong bóng râm ta lên phơi những loại
quần áo nào? – HS trả lời
- Khi phơi tất của trẻ em ta nên phơi ở đâu là
thuận lợi nhất? Trước khi phơi các loại quần
áo, khăn bông nhỏ của trẻ em ta phải làm gì?
Phơi áo có độ giãn cao như áo len ta có nên
phơi bằng móc treo không? Tại sao?...
GV: Các em đã tìm hiểu xong phần kiến thức
giặt và phơi. Hãy vẽ sơ đồ tư duy cho phần
kiến thức này. GV yêu cầu một HS lên bảng
vẽ HS phía dưới cùng vẽ ra nháp. Gọi HS
nhận xét. GV nhận xét - bổ sung
Sau khi giặt, phơi thường bị nhàu quần áo,
em sẽ làm gì để áo quần phẳng ra?
Vậy đây là công việc có cần thiết không? Tại
sao?
Muốn là được quần áo chúng ta cần có dụng
cụ là
GV: Cho HS quan sát tranh các dụng cụ là.
GV: Cho HS quan sát tranh quy trình là.
GV: Phát phiếu học tập yêu cầu HS hoạt động
cặp đôi 3 phút nêu lại quy trình là quần, áo
mà các em quan sát được:
- Quan sát kí hiệu hướng dẫn là
trên băng vải đính ở trang phục
- Chú ý hơn với loại quần áo có
li
- Bàn là để lâu, mới mua hoặc đã
sử dụng lâu ngày cần được lau
sạch, được kiểm tra về điện.
1. Cất giữ.
- Treo bằng móc hoặc gấp vào tủ
- Quần áo chưa dùng đến nên
gói vào túi nilon
Chú ý:Trong quá trình gấp cần
phân loại quần áo (Quần áo của
mỗi thành viên trong gia đình
Quần áo dài, quần áo lót)
- Để đúng nơi quy định

 

- HS hoàn thành phiếu học tập, đại diện cặp
đôi lên báo cáo kết quả, cặp đôi khác nhận
xét, bổ xung và tự rít ra kết luận.
- Tại sao phải có kí hiệu là? Kí hiệu này có ở
đâu?(
Để người sử dụng tuân theo tránh làm
hư hỏng.)
- Khi là quần áo chúng ta cần chú ý điều gì?
GV: Giới thiệu cho HS các chú ý khi là quần
áo. GV Hướng dẫn cụ thể khi là cần làm như
thế nào để tránh mất dáng, hỏng chất liệu của
vải, không làm hỏng làm xước mặt của bàn là
(Nếu không có cầu là có thể dùng chăn lót -
chú ý: chăn không được phai màu, mỏng)
-
Hướng dẫn cụ thể trên bàn là và quần áo cho
HS quan sát.
GV: Tương tự như khi kết thúc phần giặt và
phơi. GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy cho
phần kiến thức này. GV yêu cầu một HS lên
bảng vẽ HS phía dưới cùng vẽ ra nháp. Gọi
HS nhận xét. GV nhận xét- bổ sung
Các công việc bảo quản trang phục. Ngoài
các công việc giặt phơi và là quần áo còn có
công việc cất giữ cho quần áo không bị hỏng.
Công việc này được làm như thế nào cô và
các em cùng nhau tìm hiểu.
GV: Cho HS quan sát tranh thể hiện các công
việc cất giữ quần áo.
- Cất giữ quần áo gồm những công việc gì?

 

- Khi cất giữ có nhiều loại quần áo khác nhau
và của nhiều người chúng ta phải làm như thế
nào? Chúng ta có nên cất quần áo của nhiều
người vào một tủ hay không? Tại sao?
Yêu cầu HS quan sát tranh và tìm hiểu thực
tế thảo luận nhóm để tìm ra các công việc cất
giữ quần áo.
-

C. Hoạt động luyện tập : 5’
1.Mục tiêu : nắm vững kt để làm bài tâp
2.Phương thức:Hđ cá nhân, hđn ,Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ;
hoạt động cả lớp
3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
phiếu học tập nhóm
4.Kiểm tra, đánh giá:
Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau-Gv đánh giá
5.Tiến trình
* Giao nhiệm vụ :
Hs : cá nhân
- Điều quan trọng nhất các em được học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì
là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
Hãy suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời
gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã được học và những câu
hỏi các em muốn được giải đáp.
- Yêu cầu HS vẽ BĐTD cho phần kiến thức ở cả tiết học
- GV gọi HS lên bảng vẽ – HS khác nhận xét - GV đưa bản đồ đã chuẩn bị cho học
sinh quan sát, tham khảo.
- Tại sao phải bảo quản trang phục? Bao gồm những công việc gì?
Bài tập tình huống 1: Hôm trước đi đá bóng về, quần áo của bình bị lấm lem, ướt
đẫm mồ hôi. Sau khi thay ra, Bình cho luôn quần áo đó vào trong máy giặt để giặt
cùng với quần áo của cả nhà. Mẹ biết vậy, bảo Bình lần sau không được làm như

thế. Em hãy giải thích cho cho Bình biết lần sau Bình nên làm như thế nào cho
đúng?
Bài tập tình huống 2:Mùa hè, trời nắng to. Trước khi đi làm, mẹ nhờ Hà phơi quần
áo mẹ vừa giặt xong giúp mẹ. Hà nhặt từng trang phục trong chậu ra phơi luôn,
không giũ phẳng và cùng không lộn mặt trái của trang phục ra ngoài. Theo em,
cách phơi trang phục của Hà như vậy đúng hay chưa đúng? Các trang phục của nhà
Hà sẽ như thế nào sau khi phơi?
*Thực hiện nhiệm vụ
Hs: thảo luận nhóm
Gv : theo dõi
*Báo cáo kết quả
Hs: đại diện báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm bài tập tình
huống trước lớp.
- Cô giáo bổ sung, tổng hợp ý kiến.
D. Hoạt động vận dụng: 3’
1.Mục tiêu : nắm vững được kt vận dụng vào thực tế
2.Phương thức:Hđ cá nhân.
3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
4.Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau- Gv đánh giá
5.Tiến trình
* Giao nhiệm vụ
- Chia sẻ với cha mẹ, người thân trong gia đình về cách sử dụng và bảo quản trang
phục đã được học ở lớp.
Vận dụng những kiến thức đã học vào việc bảo quản trang phục cho bản thân và
mọi người trong gia đình. Làm được như vậy sẽ giúp em hiểu rõ hơn về cách bảo
quản trang phục mè em đã được học.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 5’
1.Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức
2.Phương thức:Hđ cá nhân, trao đổi với người thân
3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
phiếu học tập nhóm
4.Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá
- Gv đánh giá vào tiết học sau
5.Tiến trình
Gv : hướng dẫn, giao nhiểm vụ về nhà cho hs
Em hãy tìm hiểu trên internet, nhập vào địa chỉ
WWW.google.vn, gõ chữ “
Kí hiệu giặt, là quần áo” để tìm hiểu một số kí hiệu, ý nghĩa của kí hiệu giặt là,
phơi khô quần áo. Sau đó điền ý nghĩa của từng kí hiệu vào cột Ý nghĩa của bảng
các kí hiệu.
*- Học bài, làm bài tập 2,3 vào vở BT.
- Vẽ BĐTD cho cả
bài 4:Sử dụng và bảo quản trang phục
-
Hằng ngày các em phải thường xuyên tham gia giúp bố mẹ và hướng dẫn
các thành viên trong gia đình bảo quản trang phục được đúng kĩ thuật
- Nghiên cứu bài 5. Ôn một số mũi khâu cơ bản
- Chuẩn bị:Kéo,kim chỉ khâu,2 miếng vải KT8 x15 cm,1 miếng vải KT 10 x
15 cm.
* Rút kinh nghiệm: 

Xem thêm
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T2) MỚI NHẤT (trang 1)
Trang 1
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T2) MỚI NHẤT (trang 2)
Trang 2
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T2) MỚI NHẤT (trang 3)
Trang 3
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T2) MỚI NHẤT (trang 4)
Trang 4
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T2) MỚI NHẤT (trang 5)
Trang 5
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T2) MỚI NHẤT (trang 6)
Trang 6
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T2) MỚI NHẤT (trang 7)
Trang 7
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T2) MỚI NHẤT (trang 8)
Trang 8
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T2) MỚI NHẤT (trang 9)
Trang 9
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T2) MỚI NHẤT (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống