Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 37 :CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ
* Kiểm tra bài cũ:
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)
(1) Mục tiêu: Từ kênh hình,đặt ra được vấn đề và câu hỏi chính của bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Tạo tình huống có vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS xem tranh và trả lời theo câu hỏi của GV
(4) Phương tiện dạy học:
(5) Sản phẩm:
Nội dung của HĐ1
Cho HS quan sát tranh
? Người ta phân biệt được các quần thể trên dựa vào các tiêu chí nào?
=> HS: Tỉ lệ giới tính, Thành phần nhóm tuổi, Sự phân bố cá thể, Mật độ cá thể,
Kích thước quần thể, Tăng trưởng của quần thể
=> GV: Giới thiệu về các đặc trưng của QT: Mỗi quần thể sinh vật có đặc trưng
cơ bản riêng, là những dấu hiệu phân biệt giữa quần thể này và quần thể khác. Đó là
các đặc trưng về tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, kích
thước quần thể ….
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- Tạo tình huống qua tranh - GV đánh giá và giới thiệu nội dung bài học mới |
- HS thảo luận và đưa ra đáp án phù hợp - Báo cáo kết quả. |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2. Các đặc trưng cơ bản của QTSV :
(1) Mục tiêu: Nắm được khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa về 4 đặc trưng cơ bản: tỉ lệ
giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự phân bố cá thể và mật độ cá thể.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: chuyên gia và mảnh ghép
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cho 4 nhóm chuyên gia tìm hiểu 4 đặc trưng cơ
bản. Sau đó ghép thành 8-10 nhóm mảnh ghép hoạt động.
(4) Phương tiện dạy học: sgk, latop, ...
(5) Sản phẩm: khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa về 4 đặc trưng cơ bản: tỉ lệ giới tính,
thành phần nhóm tuổi, sự phân bố cá thể và mật độ cá thể
Dự kiến trả lời
1. Tỉ lệ giới tính :
- KN: Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái trong QT.
- Đặc điểm:
+ Tỉ lệ giới tính thường 1/1
+ Tuy nhiên, tỉ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và
điều kiện sống
Tỉ lệ giới tính | Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính |
- Ngỗng và vịt có tỉ lệ giới tính là 40/60. - Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cái gần bằng nhau |
Do tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực. |
Với loài kiến nâu (Formica rufa), nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 200C thì trứng nở ra toàn là cá thể cái; nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 200C thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực. |
Tỉ lệ giới tính thay đổi theo điều kiện môi trường sống (ở đây là nhiệt độ môi trường sống). |
Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 lần, đôi khi tới 10 lần. |
Do đặc điểm sinh sản và tập tính đa thê ở động vật |
Muỗi đực sống tập trung ở một nơi riêng với số lượng nhiều hơn muỗi cái. |
Do khác nhau về đặc điểm sinh lí và tập tính giữa con đực và con cái. |
Ở cây thiên nam tinh (Arisaema japonica) thuộc họ Ráy, rễ củ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng nảy chồi sẽ cho ra cây chỉ có hoa cái, còn rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho ra cây chỉ có hoa đực. |
Chất dinh dưỡng có trong cơ thể |
* Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa sinh thái đối với QT như thế nào?
Đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể
Cho thấy tiềm năng sinh sản.
* Việc nghiên cứu tỉ lệ giới tính của các QT có ý nghĩa gì?
Điều khiển tỉ lệ đực/cái trong chăn nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế
2. Thành phần nhóm tuổi
- Tuổi thọ sinh lí: từ lúc sinh ra -> chết vì già
- Tuổi thọ sinh thái : từ lúc sinh ra -> chết vì nguyên nhân sinh thái.
- Tuổi thọ của qthể: là tuổi thọ trung bình của cá thể trong qthể.
* Trong giới hạn sinh thái, cấu trúc tuổi của qthể biến đổi một cách thích ứng với
sự biến đổi của điều kiện môi trường.
- Quần thể có 3 nhóm tuổi : trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản.
- Khi xếp chồng các nhóm tuổi từ non -> già ta có tháp tuổi. Tháp tuổi chỉ ra 3 trạng
thái phát triển số lượng của qthể: quần thể đang phát triển. qthể ổn định và qthể suy
thái.
* Ý nghĩa sinh học: Cấu trúc thành phần nhóm tuổi cho thấy khả năng tồn tại và sự
phát triển của QT trong tương lai
* Ý nghĩa thực tiễn:Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài
nguyên sinh vật một cách có hiệu quả.
3. Sự phân bố của các quần thể trong không gian
Kiểu phân bố |
Đặc điểm | ý nghĩa | Ví dụ |
Phân bố theo nhóm |
Các cá thể của quần thể phân bố tập trung theo nhóm ở những nơi có điều kiện sống nhất . |
Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường |
Nhóm cây bụi mọc hoang dại , đàn trâu rừng |
Phân bố đồng đều |
Trong trường hợp các điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường , có sự cạnh tranh gay gắt giữa những cá thể trong quần thể . |
Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể |
Cây thông trong rừng thông , đàn hải âu làm tổ |
Phân bố ngẫu nhiên |
Xảy ra khi các điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường ,các cá thể không có tính lãnh thổ và cũng không sống tụ họp. |
Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường |
Ví dụ : Sâu cải , mọt bột lớn ... |
- Phân bố theo nhóm là phổ biến nhất, bởi :
+ Tăng khả năng sống sót , khả năng tự vệ của các cá thể
+ Hỗ trợ nhau trong việc lấy thức ăn
- Phân bố đồng đều ít gặp, bởi chỉ xảy ra khi các cá thể của quần thể cùng sống
trong 1 môi trường đồng nhất
4. Mật độ
- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể
tích của quần thể.
Vd: SGK
- Mật độ cá thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể vì mật độ cá
thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, cũng như
khả năng sinh sản và tử vong cá thể
* Điều gì sẽ xảy ra nếu như: Luống rau được gieo trồng với mật độ quá cao?
- Các cây sẽ cạnh tranh nhau về ánh sáng, chất dinh dưỡng
- Cây mọc trước sẽ vươn lên cao để lấy ánh sáng, cây nhỏ sẽ ngày càng còi
cọc và có thể bị chết.
Hiện tượng trên cho thấy QT này đang tự điều chỉnh mật độ để có mật độ
hợp lí.
* Ý nghĩa sinh học : Mật độ như một tín hiệu sinh học, thông tin cho quần thể về
tình trạng số lượng của mình để QT tự điều chỉnh sao cho phù hợp.
* Ý nghĩa thực tiễn: Biết mật độ các cá thể trong QT:
+ Trong trồng trọt, chăn nuôi: Nuôi trồng sinh vật với mật độ hợp lí => cho hiệu
quả kinh tế cao.
+ Trong vấn đề phát triển xã hội: Xác định tiềm năng, phương hướng phát triển
kinh tế - xã hội ,đồng thời đưa ra các biện pháp khắc phục những vấn đề còn tồn
tại của từng địa phương,vùng miền, khu vực,….…
Nội dung của hoạt động 2:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm chuyên gia chuẩn bị trước ở nhà trong vở
Nhóm 1.
- Tỉ lệ giới tính là gì ? Tỉ lệ giới tính thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Hoàn thành bảng 37.1
- Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa sinh thái đối với QT như thế nào?
- Việc nghiên cứu tỉ lệ giới tính của các QT có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
Nhóm 2.
- Phân biệt 3 khái niệm tuổi: tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể
- Trong giới hạn sinh thái, cấu trúc tuổi của qthể biến đổi như thế nào ? Nêu mối
quan hệ giữa các nhóm tuổi trong mỗi cấu trúc tuổi ? Nêu ý nghĩa của các dạng
tháp tuổi ?
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhóm tuổi? Cho biết mức độ đánh bắt cá ở ba quần
thể A,B,C ở hình 37.2?
Nhóm 3.
- Phân biệt các kiểu phân bố cá thể trong không gian quần thể?
Kiểu phân bố | Đặc điểm | Ý nghĩa | Ví dụ |
Phân bố theo nhóm |
Phân bố đồng đều |
Phân bố ngẫu nhiên |
- Hãy cho biết: kiểu phân bố nào là phổ biến nhất và kiểu nào ít phổ biết nhất? Vì
sao?
Nhóm 4.
- Mật độ cá thể của quần thể là gì?Ví dụ.
- Tại sao nói: Mật độ cá thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu như: Luống rau được gieo trồng với mật độ quá cao?
- Việc nghiên cứu về mật độ của các cá thể trong QT có ý nghĩa gì?
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV: Yêu cầu HS thuộc nhóm chuyên gia làm việc và sắp xếp lại kiến thức mình đã chuẩn bị ở nhà trong 5 phút - GV: Yêu cầu HS thuộc nhóm chuyên gia tại mỗi nhóm ghép giảng giải lại nội dung cho các bạn nắm và giải đáp các thắc mắc bạn mình đưa ra trong 15 phút - GV hỗ trợ HS về nội dung và hình thức trình bày 15 phút - GV hoàn thiện kiến thức. |
- Đại diện HS nhóm chuyên gia thuyết trình, các HS khác bổ sung. - Các bạn HS khác tại mỗi góc nghe nhóm chuyên gia thuyết trình và đặt câu hỏi. |
C. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
HOẠT ĐỘNG 3. Bài tập
(1) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não viết
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS giải bài tập
(4) Phương tiện dạy học: Nội dung bài tập và vở viết
(5) Sản phẩm: Vận dụng được các hiện tượng cụ thể
Nội dung của hoạt động 5:
Câu 1. Để đàn gà nuôi phát triển ổn định, đỡ lãng phí, thì tỉ lệ trống : mái hợp lí
nhất là
A. 1:1 B. 2:1 C. 2:3 D. 1:4
Câu 2. Khi đánh bắt được nhiều con non thì nên
A. Tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ. không sẽ bị cạn kiệt. |
B. Dừng ngay, nếu |
C. Hạn chế, vì quần thể sẽ bị suy thoái. quần thể đang ổn định. |
D. Tăng cường đánh, vì |
Câu 3. Sự phân bố của một loài trong quần thể thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu
tố :
A. diện tích của quần xã B. thay đổi do hoạt động của con người
C. thay đổi do các quá trình tự nhiên D. nhu cầu về nguồn sống của loài đó
Câu 4. Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể
trong quần thể và:
A. Tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể B. Kiểu phân bố của các
cá thể trong quần thể
C. Diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng D. Các yếu tố giới hạn sự
tăng trưởng của quần thế
Câu 5. Trong thực tế những loài nào dưới đây có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá
thể đực (gấp 2, 3 hoặc 10 lần)?
A. Hươu, ngỗng, vịt B. Gà, rắn, thằn lằn C. Nai, ruồi giấm, thỏ
D. Gà, nai, hươu
D. NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
HOẠT ĐỘNG 4. Bài tập
(1) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về 4 đặc trưng cơ bản của QT
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não viết
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS giải bài tập
(4) Phương tiện dạy học: bảng nhóm hoặc giấy A0, bút lông,...
(5) Sản phẩm: Hoàn thành các bài tập
Nội dung của hoạt động 4
Câu 1 (CĐ09): Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật
thường gặp khi
A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá
thể trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá
thể trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao.
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với
nhau (bầy đàn).
Câu 2 (CĐ09): Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng
cá thể trong quần thể và
A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể. B. kiểu phân bố của các
cá thể trong quần thể.
C. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng. D. các yếu tố giới hạn sự
tăng trưởng của quần thể.
Câu 3(ĐH09): Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp
khi
A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá
thể trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa
các cá thể trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong
quần thể.
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá
thể trong quần thể.
Câu 4(CĐ13): Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là
A. thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên.
B. thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển.
C. thời gian sống của một cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể.
D. tuổi bình quân (tuổi thọ trung bình) của các cá thể trong quần thể.
Câu 5(CĐ13): Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố
phổ biến nhất là
A. phân bố ngẫu nhiên. B. phân bố theo nhóm.
C. phân bố theo chiều thẳng đứng. Nhóm thông hiểu |
D. phân bố đồng đều. |
Câu 6(CĐ10): Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào
sau đây không đúng?
A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong
quần thể.
B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi
trường, có sự
cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau
chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi
trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Nhóm vận dụng thấp
Câu 7(ĐH09): Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có
11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ
xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán
là
A. 11020. B. 11180. C. 11260. D. 11220.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV đưa ra bài tập và hướng dẫn HS hoàn thành bài tập |
- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV |
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Học bài cũ theo nội dung bài học và SGK.
- Chuẩn bị phần bài học tiết 3 của chủ đề “CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ(tt)”